Những công cụ tuyệt vời tăng hiệu quả dạy học trực tuyến
Nhiều công cụ giúp dạy học trực tuyến hiệu quả được các thầy cô Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) chia sẻ tại một hội thảo về nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến do nhà trường tổ chức mới đây.
Khẳng định tầm quan trọng của việc lựa chọn được một công cụ dạy học phù hợp, cô Nguyễn Thị Phương, giáo viên Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành cho rằng, thầy cô có thể tìm kiếm các công cụ này xuất phát từ chính mục tiêu bài học; từ phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên và từ phong cách học tập của học sinh.
Trong quá trình dạy học, cô Phương cho biết đã cùng đồng nghiệp nối dài danh sách các ứng dụng có thể hỗ trợ hiệu quả cho dạy học trực tuyến.
Theo đó, muốn học sinh tăng cường tương tác trên lớp, có thể sử dụng Classpoint, Peardeck, Nearpod;
Muốn học sinh làm việc cộng tác, có thể dùng: Sway, Word, Exel, PPT online, Book Creative…;
Tạo sự hấp dẫn trong bài kiểm tra, có thể sử dụng: Kahoot, Quizziz, Nearpod, Blooket. Tạo phiếu bài tập chấm điểm tự động, dùng LiveWorksheet;
Hỗ trợ và chấm điểm bài làm của học sinh, có thể dùng Classkick. Khuyến khích và trao huy hiệu cho học sinh, dùng Praise trong Teams. Đánh giá mức độ tương tác của cá nhân học sinh, có thể dùng Insight trong Teams…
Chọn được công cụ phù hợp là bước đầu. Sau đó, theo cô Nguyễn Thị Phương, thầy cô cần sử dụng thành thạo, làm chủ được các công cụ đó; đồng thời, tạo cho học sinh khả năng sử dụng và tự tin sử dụng các công cụ này trong quá trình tự học của mình.
Video đang HOT
Thầy Trần Thành Quang chia sẻ ví dụ khi sử dụng Short Answer trong giờ học Lịch sử.
Từ trăn trở trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử, thầy Trần Thành Quang, tìm được “trợ thủ” đắc lực là ứng dụng ClassPoint.
Theo thầy Quang, ưu điểm tuyệt vời của ứng dụng này là tích hợp được nhiều công cụ. Sử dụng ClassPoint, giáo viên có thể tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm nhanh; có thể giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hình ảnh và upload ảnh… Hai ứng dụng đặc biệt lí thú trong công cụ này là Short Answer – cho phép học sinh ghi nhanh câu trả lời vào hộp cá nhân, và Slide Drawing – ứng dụng cho phép học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập bằng cách vẽ trực tiếp trên Slide.
“Từ thực tế giảng dạy, học sinh của tôi rất chào đón, hào hứng với tiết học có sử dụng công cụ này” – thầy Trần Thành Quang chia sẻ.
Là giáo viên giảng dạy Ngữ văn, cô Võ Mai Linh cho biết rất băn khoăn, trăn trở khi bắt đầu triển khai dạy học online với môn hoc này.
“Lúc đầu, tôi cũng như nhiều thầy cô nghĩ rằng dạy Ngữ văn trực tuyến là giáo viên độc thoại, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và đặc biệt xa rời sách giáo khoa”. Cũng từ trăn trở này, giải pháp sử dụng phiếu học tập được cô Linh nghĩ tới.
Trải qua nhiều lần tìm tòi, trải nghiệm, cuối cùng cô Linh biết đến ứng dụng Liveworksheets. Đây là công cụ cho phép giáo viên tạo các phiếu bài tập tương tác cho học sinh; có thể tạo phiếu bài tập đa phương tiện, tích hợp cả âm thanh, hình ảnh… Thầy cô có thể sử dụng ứng dụng này trong tất cả các khâu của quá trình dạy học môn Ngữ văn nói riêng, các môn học khác nói chung. Với Liveworksheets, giờ Ngữ văn trực tuyến thực sự hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Nhấn mạnh vai trò tuyệt vời của công nghệ, nhưng các thầy cô đều chung quan điểm: “Công nghệ sẽ không bao giờ thay thế được những người thầy tuyệt vời”, nhưng công nghệ trong tay một người thầy vĩ đại có thể thay đổi cả thế giới” như câu nói của George Souros.
Dạy học "xoay như chong chóng" trong dịch bệnh, thầy cô vẫn hạnh phúc với nghề
Công việc vất vả hơn rất nhiều khi học sinh quay trở lại trường học trực tiếp và dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp; nhưng trong bối cảnh đó, thầy cô vẫn có cách để làm việc tốt, hạnh phúc với công việc.
Cô Trần Thị Hội, giáo viên Trường Olympia (Hà Nội).
Hạnh phúc giản dị
Trong điều kiện dịch bệnh, công việc của cô Trần Thị Hội, giáo viên Trường Olympia (Hà Nội), thay đổi rất nhiều, nhất là những khó khăn phát sinh.
Khó khăn trong công nghệ, phải học hỏi và trau dồi nhiều kĩ năng phần mềm mới; khó khăn quản lí học sinh trong giờ học; khó khăn trong cả điều tiết cảm xúc và tương tác với học sinh... Quan trọng nhất là khó khăn về môi trường trải nghiệm giáo dục.
"Cảnh cô dạy, con học, phụ huynh giám sát,... rồi đủ mọi âm thanh làm các con phân tán, mất tập trung... Thương mình và thương cả học trò rất nhiều trong bối cảnh đó" - cô Trần Thị Hội chia sẻ.
Tuy vậy, khó khăn tạo ra thách thức và buộc mình phải thích ứng với thời cuộc. Do đó, với những điều mới, cô Hội cho biết sẵn sàng học hỏi. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, cô đã nhanh chóng quen với việc dạy trực tuyến, làm tốt công việc được giao.
"Nhớ lại lần làm dự án bảo tàng online, sau khi show hết các tranh, ảnh lên bảo tàng ảo - công việc làm trong suốt 2 ngày liền - nhưng không hiểu sao lại bị mất, tôi đã bật khóc như một đứa trẻ. Phần vì tiếc công, phần vì lo không kịp tiến độ cho buổi showcase của trường vào sáng hôm sau.
Tôi gọi điện cho chị Loan tổ trưởng và nhận được câu trả lời rất nhẹ nhàng: "Không sao, chơi với công nghệ phải chấp nhận rủi ro thôi. Mất thì mình làm lại!". Tôi nhận ra, bản thân mình phải thay đổi và biết chấp nhận, biết đối mặt với khó khăn. Thế à, tôi làm lại. Thật bất ngờ, trước đó mất đến 2 ngày để làm, giờ tôi chỉ mất 2 tiếng để làm xong" - cô Trần Thị Hội kể lại.
Chia sẻ về hạnh phúc giản dị của nghề giáo, cô Hội cho rằng, đó là khi được nhìn thấy ánh mắt nghe giảng say sưa của học trò; được thấy và lắng nghe học trò chia sẻ hiểu biết, tri thức; được thấy các con nỗ lực, cố gắng, thậm chí sáng tạo ra sản phẩm riêng của mình bằng những gì được dạy và học từ cô, từ những người xung quanh...
"Để cảm thấy hạnh phúc với nghề, điều quan trọng là bản thân thầy cô phải yêu chính mình, yêu chính bài giảng của mình và trách nhiệm với chính những hành động, công việc của mình.
Học trò không chỉ cần một thầy cô giỏi chuyên môn, mà còn phải biết cảm thông, chia sẻ; có như thế năng lực của các em mới được thể hiện và phát huy một cách tối đa nhất" - cô Trần Thị Hội bày tỏ.
Cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường THPT Ân Thi, Hưng Yên.
Hạnh phúc là sẻ chia
Với cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường THPT Ân Thi, Hưng Yên, hằng ngày ngoài giờ lên lớp dạy trực tuyến, cô phải soạn giảng bài giảng điện tử, chắt lọc các kiến thức cơ bản để giao nhiệm vụ cho học sinh sau mỗi giờ học.
Khi học sinh trở lại trường học, nhiệm vụ của cô vất vả hơn khi vừa dạy trực tiếp, kết hợp trực tuyến trong lớp học. Giáo viên chủ nhiệm còn thêm nhiệm vụ hằng ngày cập nhật số liệu học sinh F0, F1 vào phần mềm; trao đổi với phụ huynh học sinh để theo dõi. Giáo viên chủ nhiệm đồng thời là "nhà tư vấn tâm lý", "cố vấn" cho học sinh cuối cấp làm hồ sơ, xét tuyển vào các trường đại học, lựa chọn các khối thi, trường thi sao cho phù hợp với lực học...
Vất vả, nhưng với tâm huyết và tình yêu nghề, cô Vũ Thị Anh cho biết vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài giảng dạy chuyên môn, công tác chủ nhiệm, cô còn được phân công phụ trách chính đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử. Trong kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua, đội tuyển Lịch sử cô phụ trách có 4 học sinh đi thi và cả 4 đều đoạt giải, với 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích.
"Cái khó, ló cái khôn", học sinh học trực tuyến cũng đã quen, giáo viên thành thạo trong sử dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, lớp học ở Trường THPT Ân Thi được trang bị 100% máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bảng thông minh, micro nên giáo viên không cảm thấy khó khăn, vất vả với thiết bị, công nghệ dạy học.
Chia sẻ điều này, cô Vũ Thị Anh cho rằng, trong khó khăn, một trong những hạnh phúc lớn nhất mà mình nhận được là sự sẻ chia. Đồng nghiệp chia sẻ với nhau công việc lúc dịch bệnh, hỗ trợ nhau trong giảng dạy. Thầy/cô và học sinh tin yêu, trân quý nhau.
"Để luôn cảm thấy hạnh phúc với nghề dạy học, theo tôi môi trường làm việc cần an toàn - an toàn cả về thể chất và tinh thần. Theo đó, trường học đáp ứng cơ sở vật chất, nhân lực để bảo đảm an toàn cơ bản. Quản lý nhà trường, giáo viên, nhân viên, học sinh nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của bản thân; những quy định pháp lí mà họ được bảo vệ, phải tuân thủ, và nhất là có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình" - cô Vũ Thị Anh chia sẻ.
Lớp học bỗng 'lặng thinh' và nỗi xót xa của cô hiệu trưởng Bài thơ Em là F0 của cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới đây đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Bài thơ được cô Nguyễn Thị Ngọc Dung viết về những đồng nghiệp đang là F0, F1 nhưng vẫn nỗ lực vào lớp để dạy trực tuyến. Trường của cô...