Những “con số vàng” trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế của học sinh VN
Nếu năm 2007, kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế của học sinh Việt Nam chỉ đạt tổng số 26 huy chương, đến năm 2014 đỉnh cao nhất đạt 42 huy chương, từ đó đến nay giữ ổn định con số từ 37 – 38 huy chương.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, trong những năm gần đây, kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế của các đoàn học sinh giỏi Việt Nam nhìn chung đều đạt cao. Một số đội tuyển có thành tích ổn định, đoạt nhiều giải cao, xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi (đội tuyển Toán, Hoá học, Vật lí và Tin học); trong đó, có nhiều học sinh xuất sắc: đoạt 2 Huy chương Vàng trong hai năm liền dự thi hoặc đạt điểm cao nhất (thủ khoa) trong kỳ thi Olympic quốc tế.
Bộ GD&ĐT đánh giá, tình trạng số học sinh đoạt giải không ổn định, số Huy chương Vàng và Huy chương Bạc chiếm tỉ lệ thấp, nhiều môn không có Huy chương Vàng trong nhiều năm từ năm 2011 trở về trước (như Sinh học, Tin học) đã được khắc phục. Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục có những chuyển biến, tiến bộ trong các năm từ 2013 đến 2017 theo hướng năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2018, cả 38/38 lượt học sinh thuộc 07 đội tuyển tham dự Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt Huy chương (13 Huy chương Vàng: 14 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng). Đặc biệt, em Nguyễn Phương Thảo, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt Huy chương Vàng đồng thời đoạt điểm cao nhất tại Olympic Sinh học Quốc tế.
Kết quả Olympic khu vực và quốc tế từ năm 2007-2018 của học sinh Việt Nam theo thống kê của Bộ GD&ĐT như sau:
Video đang HOT
Biểu đồ kết quả dự thi Olympic khu vực và quốc tế từ năm 2007-2018
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thành tích của học sinh Việt Nam tham dự các Olympic khu vực và quốc tế được giữ ổn định là do các em được tập dượt sớm và sát sao hơn như: tăng thời gian tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực; có kế hoạch, chương trình tập huấn cụ thể; tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế; trong kỳ thi chọn đội tuyển Olympic đối với môn Tin học triển khai áp dụng thi, chấm trực tiếp như hình thức tổ chức thi của quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác coi thi, chấm thi các vòng chọn HSG đảm bảo khách quan, trung thực, đánh giá đúng trình độ học sinh để chọn được những học sinh giỏi nhất tham dự các đoàn HSG khu vực và quốc tế.
Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian tới, thời gian tới bổ sung chính sách tuyển thẳng vào ĐH,CĐ đối với các học sinh đoạt giải HSG quốc gia và ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.
Anh Kim
Theo Dân trí
Nam sinh giành HCV Sinh học quốc tế: Từng yêu thích môn Lý hơn môn Sinh
Là thí sinh nhỏ tuổi nhất đoàn Việt Nam tham dự Olympic Sinh học quốc tế, thế nhưng Hoàng Minh Trung, nam sinh lớp 11 trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) đã khẳng định được bản thân với tấm huy chương Vàng danh giá.
Nam sinh lớp 11 giành HCV Olympic Sinh học.
Chia sẻ với phóng viên sau cuộc thi, Hoàng Minh Trung cho biết, bí kíp học môn Sinh của em chỉ vẻn vẹn trong 3 chữ: "Học thật nhiều".
Trung cho biết, đề thực hành trong kì thi Olympic Sinh học quốc tế vừa qua rất dài, lần này đề bài yêu cầu thí sinh mổ con đỉa. Khó nhất là phải xác định được đâu là mặt lưng, đâu là mặt bụng của nó, trước khi thi, em cũng chưa từng mổ đỉa nhưng vì được thực hành nhiều con vật khác rồi nên Trung bình tĩnh để làm bài. "Trong quá trình ôn thi, con vật kinh dị nhất mà em phải thực hành mổ là con gián chứ chưa bao giờ mổ đỉa" (Cười).
Các bạn học của Trung (đứng thứ 3 từ trái sang) có mặt tại Nội Bài đón chàng trai Vàng trở về.
Dù giành huy chương Vàng trong kì thi Olympic Sinh học nhưng bất ngờ bất là trước kia Trung lại thích và tìm hiểu môn Vật lý nhiều hơn. "Trước kia, em không học nhiều về môn Sinh học mà lại tìm hiểu kiến thức Vật lý nhiều hơn với mong muốn nghiên cứu về vũ trụ, không gian nhưng cơ duyên lại khiến em đi theo môn Sinh học. Khi tìm hiểu môn học này, em cảm thấy thích thú với các sinh vật, nó có hồn hơn, các môn khác không đáng yêu bằng môn này" - Trung chia sẻ.
Bí kíp học môn Sinh học của Trung chỉ vẻn vẹn trong 3 chữ: "Học thật nhiều". Ảnh: Vnexpress
Các bạn học sinh đến từ nước khác nói Tiếng Anh khá tốt, đội tuyển Việt Nam nói Tiếng Anh gần như yếu nhất trong 70 nước tham dự. "Ban đầu, em cũng hơi bỡ ngỡ nhưng sau đó quen dần và nói chuyện nhiều hơn. Trong 8 ngày, em quen nhiều bạn, đặc biệt là các bạn đến từ Châu Á".
Được biết, bố của Trung buôn bán nhỏ ở nhà và chăn nuôi thêm, công việc có lúc nhàn lúc bận nhưng mỗi khi Trung tham dự các cuộc thi, bố em đều theo sát. Bố mẹ đã luôn động viên em, giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian em ôn luyện, thời gian này em chủ yếu ôn ở Hà Nội, bố mẹ rất thường xuyên di chuyển từ Thanh Hóa ra Hà Nội để thăm và nấu những món ăn em yêu thích.
"Đêm trước khi bay sang Iran để dự thi, bố mẹ đã ngủ cùng với em và động viên em thi tốt. Gia đình và nhà trường đều không đặt áp lực gì cho em khi tham dự cuộc thi này. Bố chỉ dặn dò giải không quan trọng, quan trọng vẫn là sức khỏe của con" - Trung nói.
Cậu bạn lớp 11 chia sẻ thêm, đôi lúc phải học, phải ôn quá nhiều cũng cảm thấy hơi chán nản, những lúc như thế Trung sẽ ngừng học một thời gian và chơi vài trò chơi điện tử. Trung cho biết, năm tới, em sẽ tiếp tục ôn tập để thi Olympic Sinh học thêm một lần nữa.
NGUYỄN HÀ
Theo Laodong
Đoàn Olympic Sinh học rực rỡ trở về Việt Nam với thành tích số 1 thế giới Chiều 23.7, đoàn Olympic Sinh học Việt Nam đã có mặt tại sân bay Nội Bài, kết thúc cuộc thi Olympic Sinh học thế giới với 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc. Đón đoàn học sinh Việt Nam có ông Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GDĐT cùng đông đảo thầy cô, gia...