Những con đường ngũ cốc từ Ukraine
Tháng trước, thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã sụp đổ sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận và yêu cầu phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.
Hiện, Ukraine chỉ có thể xuất khẩu ngũ cốc với số lượng hạn chế qua các cảng nhỏ trên sông Danube và qua biên giới đất liền phía tây châu Âu. Tuy nhiên, các tuyến đường này cũng đang dần khép lại…
Những rào cản vô hình
Ngũ cốc Ukraine được miễn thuế hải quan ở EU, khiến chúng rẻ hơn so với sản xuất trong nước. Sau khi Nga cấm Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen và nhất là các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng cảng nội địa của Ukraine trên sông Danube – tuyến xuất khẩu đường thủy cuối cùng của nước này, đã gia tăng áp lực lên việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia là 5 quốc gia gần Ukraine, nên xuất khẩu ngũ cốc của nước này sang 5 quốc gia thành viên EU tăng chưa từng thấy vào năm 2022 và đầu năm 2023, làm ảnh hưởng việc buôn bán, lấn át các giống cây trồng địa phương trong thị trường nội địa và cả thị trường xuất khẩu, khiến giá giảm và dấy lên làn sóng phản đối của nông dân.
Nông dân Ba Lan chặn một tuyến đường vận chuyển ngũ cốc của Ukraine tại Hrubieszow.
Nhập khẩu ngũ cốc của Ba Lan tăng gần gấp 3 vào năm 2022, lên 3,27 triệu tấn, 75% trong số đó là ngũ cốc của Ukraine, chủ yếu là ngô và lúa mì. Nhập khẩu tiếp tục tăng cho đến tháng 3/2023. Romania, một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu của EU, đã chứng kiến 3,2 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine vẫn nằm trong biên giới của mình trong tháng 5, theo Bộ Nông nghiệp. Lượng nhập khẩu của mặt hàng này trước khi bắt đầu chiến tranh là không đáng kể. Theo Cezar Gheorghe của công ty tư vấn thị trường ngũ cốc Romania AGRIColumn, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vào khoảng 4,7 triệu tấn, ông cũng cho biết việc nhập khẩu sẽ vẫn tiếp tục ngay cả khi lệnh cấm có hiệu lực, dưới vỏ bọc của các hợp đồng hiện có.
Trước chiến tranh, Hungary nhập khẩu tới 50.000 tấn ngũ cốc và hạt có dầu từ Ukraine mỗi năm. Lưu lượng tăng lên 2,5 triệu tấn vào năm 2022. Năm 2023 đạt 300.000 tấn cho đến khi lệnh cấm nhập khẩu được đưa ra. Tại Slovakia, nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đạt 339.000 tấn trong nửa cuối năm 2022, gấp 10 lần so với nửa đầu năm, theo dữ liệu chính thức.
Video đang HOT
Ngũ cốc Ukraine tại cảng chờ xuất khẩu.
Vào tháng 4/2023, Ba Lan và Hungary đã đơn phương đóng cửa biên giới đối với việc nhập khẩu ngũ cốc và các loại thực phẩm khác từ Ukraine. Roma[1]nia, tuyến đường trung chuyển thay thế chính của Ukraine, không áp dụng lệnh cấm nhưng bắt đầu phong tỏa các phương tiện vận chuyển.
Tháng 5/2023, Liên minh châu Âu đã cho phép 5 quốc gia – Ba Lan, Romania, Hungary và Slovakia, tất cả đều giáp Ukraine và Bulgaria, nằm ở phía nam sông Danube – thực hiện các biện pháp hạn chế lúa mì, ngô và hạt có dầu của Ukraine cho đến ngày 5/6/2023, sau đó kéo dài đến ngày 15/9, đồng thời cho phép ngũ cốc Ukraine được quá cảnh và tiếp tục xuất khẩu sang nước thứ ba. Sau lệnh cấm, việc quá cảnh trở nên bùng nổ. Quá cảnh lúa mì Ukraine qua Ba Lan đã tăng hơn 90.000 tấn trong tháng 6/2023, từ 43.000 lên 51.000 tấn mỗi tháng trong quý đầu tiên của năm nay.
Theo Bộ Nông nghiệp Ba Lan, lượng ngô vận chuyển đã tăng lên 170.000 tấn trong tháng 6 từ khoảng 50.000 đến 70.000 tấn mỗi tháng trong quý đầu tiên của năm nay. Romania đã vận chuyển khoảng 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh thông qua cảng Constanta ở Biển Đen – 8,6 triệu tấn vào năm 2022 và 7,5 triệu tấn trong quý đầu tiên của năm nay. Khối lượng tăng trong tháng 5 và 6 năm nay, thông qua sà lan trên sông Danube từ các cảng sông Ukraine.
Vào ngày 19/7/2023, 5 quốc gia đã kêu gọi kéo dài lệnh cấm ít nhất cho đến cuối năm nay. Brussels sẽ xem xét lệnh cấm vào đầu tháng 9 năm nay, có tính đến kết quả thu hoạch, khả năng lưu trữ và tình hình của các nước thứ ba về khả năng tiếp cận ngũ cốc.
Ba Lan, quốc gia có lịch bầu cử vào tháng 10 hoặc tháng 11, đã tuyên bố sẽ không mở cửa biên giới vào ngày 15/9, làm gia tăng áp lực lên Brussels để gia hạn các biện pháp bảo vệ. Trong khi đó, Litva đã yêu cầu Ủy ban châu Âu phát triển một tuyến đường vận chuyển ngũ cốc Ukraine qua các cảng Baltic. 5 cảng của Litva, Latvia và Estonia có tổng năng lực xuất khẩu ngũ cốc là 25 triệu tấn. Nhưng, câu hỏi chính được đặt ra là khả năng kinh tế của các tuyến đường bộ thay thế, được gọi là “hành lang đoàn kết”. Ukraine ước tính chi phí bổ sung của tuyến đường quá cảnh EU là 30-40 USD/tấn. Theo Viorel Panait, Giám đốc điều hành cảng Comvex, quá cảnh bằng đường bộ qua Ba Lan đắt hơn 37 euro/tấn so với quá cảnh qua cảng Constanta của Romania.
Ông Anatoly Antonov – Đại sứ Nga tại Mỹ.
Khó người, khó ta
Trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu ngũ cốc đang gặp trở ngại, Ukraine đã yêu cầu những người nông dân gửi kế hoạch gieo trồng năm 2024 để ước tính sơ bộ cho niên vụ 2024- 2025. “Bộ Nông nghiệp đang tiến hành một cuộc khảo sát nông dân để chuẩn bị cho chiến dịch gieo sạ mùa thu”, Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày 7/8. “Điều này sẽ giúp chúng tôi đưa ra dự báo sơ bộ cho vụ thu hoạch năm 2024″.
Là một quốc gia trồng và xuất khẩu ngũ cốc lớn, sản lượng ngũ cốc của Ukraine trong năm 2023 dự kiến có thể giảm xuống còn khoảng 46 triệu tấn, giảm từ mức 53 triệu tấn vào năm 2022 và từ mức kỷ lục 86 triệu tấn vào năm 2021. Ukraine chỉ tiêu thụ khoảng 17 triệu tấn ngũ cốc mỗi mùa và phải xuất khẩu phần còn lại. Tuy nhiên, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, các cảng biển then chốt đã bị phong tỏa, khiến hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng. Tình hình này buộc các nhà sản xuất Ukraine phải điều chỉnh kế hoạch gieo trồng và chuyển từ ngũ cốc sang hạt có dầu, dù đắt hơn nhưng sản lượng ít hơn. Ukraine đã giảm diện tích gieo ngô để chuyển sang trồng hướng dương.
Nhưng, không chỉ Ukraine bị ảnh hưởng, tình hình thiếu tàu ở Nga và các thương nhân ngũ cốc phương Tây giảm mong muốn kinh doanh với Moscow đang làm tăng thêm chi phí xuất khẩu lúa mì của Nga, đặc biệt là vào thời điểm mà cuộc chiến ở Ukraine đã đến gần các tuyến đường xuất khẩu quan trọng ở Biển Đen. Điều này buộc Nga phải sử dụng các tàu cũ hơn và nhỏ hơn do những đơn vị vận tải biển ít uy tín hơn vận hành, theo báo cáo của Reuters dựa trên các cuộc trò chuyện với 10 công ty bảo hiểm hàng hải, công ty vận tải biển và các thương nhân.
Hạ tầng cảng Odessa được cho là đã bị tên lửa Nga tấn công, ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Các nguồn tin cho biết tình hình này làm dấy lên nghi ngờ về khả năng duy trì tốc độ xuất khẩu kỷ lục của Nga và nếu không được giải quyết, có thể sẽ đẩy giá lúa mì toàn cầu lên cao hơn. Ngay trước khi thỏa thuận ngũ cốc hết hạn, các hãng vận tải ngũ cốc và các công ty kinh doanh mặt hàng này đã giảm hợp tác với Nga. Các công ty hàng hóa toàn cầu không còn hỗ trợ Nga buôn bán ngũ cốc. Cargill, Louis Dreyfus và Viterra đã kết thúc các hoạt động này vào ngày 1/7, làm gia tăng áp lực lên Moscow trong việc tiếp quản tất cả các khía cạnh của giao dịch ngũ cốc, bao gồm cả vận tải.
Tổng thống Nga ngày 27/7 cho biết Moscow sẵn sàng cung cấp tới 50.000 tấn ngũ cốc cho 6 quốc gia châu Phi trong vòng 3 hoặc 4 tháng tới, cung cấp sản phẩm miễn phí cho người tiêu dùng. Ông đề cập đến Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, Cộng hòa Trung Phi và Eritrea.
Năm ngoái, Nga đã xuất khẩu một lượng lúa mì kỷ lục trên các tàu do các công ty và thương nhân quốc tế thuê. Mặc dù hoạt động xuất khẩu vẫn mạnh mẽ, nhưng trong những tháng gần đây, Nga đã phải tự vận chuyển hàng hóa nhiều hơn và ngày càng phụ thuộc vào “đội tàu bóng tối” gồm các tàu cũ thường do các công ty có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc vận hành, theo 3 nguồn tin trong ngành vận tải biển. Nếu không có hành lang Biển Đen, cả Nga và Ukraine đều lên tiếng cảnh báo rằng mọi con tàu tiến vào khu vực các cảng của mỗi bên có thể bị coi là mục tiêu quân sự hợp pháp. 3 nguồn tin bảo hiểm hàng hải cho biết đây là một đòn giáng mạnh vào các công ty phương Tây.
Mỹ đang tổ chức một chiến dịch truyền thông nhằm phủ nhận trách nhiệm đối với những sai lệch mang tính hệ thống trong quá trình thực hiện các thỏa thuận tại Istanbul – đó là lời phát biểu của ông Anatoly Antonov – Đại sứ Nga tại Mỹ – hôm 8/7 khi bình luận về tuyên bố của đại diện chính quyền Mỹ về việc tiếp tục duy trì Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc Nga cung cấp ngũ cốc miễn phí cho một số quốc gia châu Phi sẽ không ngăn được sự gia tăng chi phí cũng như tình hình thị trường lương thực thế giới sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.
“Những nỗ lực gây áp lực lên các nước đang phát triển của Washington nhằm mục tiêu thuyết phục Liên bang Nga quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc là một phần của chiến dịch thông tin nhằm bóp méo tình hình thực tế. Vì vậy, họ đang cố gắng rũ bỏ trách nhiệm về những sai lệch mang tính hệ thống trong việc thực thi các thỏa thuận lương thực ở Istanbul, chuyển sự chú ý của công chúng khỏi thực tế là việc xuất khẩu ngũ cốc từ lãnh thổ Ukraine không tương ứng với các mục tiêu nhân đạo đã tuyên bố ban đầu”, ông Anatoly Antonov – Đại sứ Nga tại Mỹ phát biểu trên kênh Telegram của Nga
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi phương Tây giữ cam kết về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan 8/8 cho biết việc thuyết phục Nga trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Ankara và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian "phụ thuộc vào việc các nước phương Tây phải giữ lời hứa".
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biến Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Erdogan bày tỏ tin tưởng rằng các bên có thể tìm ra giải pháp, đồng thời đề cập đến cuộc điện đàm gần đây với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tháng trước, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Erdogan cũng thông báo Tổng thống Putin sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Tám này.
Hồi tháng 7/2022, LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận đã được gia hạn ba lần và hết hiệu lực vào ngày 17/7.
Sau thời hạn này, Nga không gia hạn thỏa thuận với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được thực hiện.
Hồi tháng Tư vừa qua, Mỹ đã cho phép ngân hàng JPMorgan thực hiện các khoản thanh toán cho Ngân hàng Nông nghiệp Nga. Nhưng giải pháp tạm thời đó không thay thế cho việc tái kết nối ngân hàng này với hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết kênh giao dịch trực tiếp giữa hai ngân hàng JPMorgan đã bị đóng vào ngày 2/8.
Tiếp cận SWIFT là một trong những yêu cầu chính của Nga trong các cuộc đàm phán về tương lai của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Nga cũng nhắc lại rằng triển vọng của thỏa thuận phụ thuộc vào việc phương Tây dỡ bỏ các rào cản trong hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này.
Mỹ sẵn sàng thỏa hiệp với Nga liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen Mỹ tuyên bố sẽ duy trì hoạt động xuất khẩu lương thực của Nga nếu thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine được hồi sinh. Nga cho biết sẵn sàng khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen nếu các rào cản đối với hàng hóa của họ được dỡ bỏ. Ảnh:Reuters Hãng tin Reuters mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony...