Ukraine tìm được tuyến đường mới xuất khẩu ngũ cốc
Ukraine đạt thỏa thuận với Croatia nhằm sử dụng các cảng trên sông Danube và biển Adriatic của quốc gia vùng Balkan để xuất khẩu ngũ cốc sau khi Sáng kiến biển Đen sụp đổ.
Tàu bè di chuyển trên kênh Sulina kết nối sông Danube và biển Đen. Ảnh: CNN
Reuters ngày 31/7 dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, ông đã vừa đạt thỏa thuận quan trọng với người đồng cấp Croatia Grlic Radman tại cuộc hội đàm ở Kiev về việc sử dụng các cảng trên sông Danube và biển Adriatic của Croatia để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine.
“Chúng tôi sẽ làm việc khẩn trương để thiết lập các tuyến đường hiệu quả nhất tới các cảng nêu trên và tận dụng tối đa cơ hội”, ông Kuleba nói. “Mọi đóng góp để nối lại xuất khẩu (ngũ cốc Ukraine) đều mang lại lợi ích cho an ninh lương thực toàn cầu”.
Ukraine hiện phụ thuộc vào các quốc gia châu Âu để xuất khẩu ngũ cốc, sau khi Sáng kiến ngũ cốc biển Đen sụp đổ với việc Nga từ chối gia hạn các thỏa thuận liên quan, trong bối cảnh phương Tây nhất quyết không dỡ bỏ hạn chế với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, phân bón của Moscow.
Video đang HOT
Ukraine và Croatia đều có các cảng bên bờ sông Danube. Croatia sở hữu hạ tầng cảng hiện đại bên bờ biển Adriatic, với khoảng cách từ bờ biển ra Địa Trung Hải không xa hơn nhiều so với khoảng cách từ biển Đen ra Địa Trung Hải.
Theo truyền thông Ukraine, nước này cũng đang thảo luận với hai quốc gia châu Âu khác là Hy Lạp và Bulgaria nhằm tìm kiếm khả năng các quốc gia trên sẽ hỗ trợ Kiev xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Chưa rõ liệu các tuyến đường trên bộ và trên sông có thể giúp Ukraine giải phóng hàng chục triệu tấn ngũ cốc thu hoạch mỗi năm hay không. Các cảng bên bờ biển Đen là nơi trung chuyển tới 98% ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine trước khi chiến sự nổ ra hồi tháng 2/2022.
Ukraine hiện gần như không còn khả năng sử dụng biển Đen cho các hoạt động thương mại. Sau khi cây cầu bắc qua eo biển Kerch kết nối Crimea và lục địa Nga bị tấn công, Nga đã tập kích tên lửa nhiều ngày liên tiếp nhắm vào hạ tầng được sử dụng vì mục đích quân sự ở thành phố cảng Odessa.
Nga tấn công cảng Danube, chiến sự "luồn sâu" vào các tuyến đường ngũ cốc
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga có thể đang chuyển hướng mục tiêu ở Ukraine khi tấn công các kho chứa ngũ cốc trên sông Danube, nhắm vào tuyến đường xuất khẩu quan trọng của Kiev.
Bức ảnh do Lực lượng Vũ trang Ukraine công bố hôm 24/7 cho thấy kho chứa ngũ cốc tại một cảng biển ở vùng Odessa đã bị phá hủy (Ảnh: Reuters).
Ngày 24/7, Nga bất ngờ mở cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhắm vào các kho chứa ngũ cốc của Ukraine trên sông Danube, tuyến đường xuất khẩu có tầm quan trọng ngày càng tăng kể từ khi thỏa thuận từng cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen bị đổ vỡ.
Các quan chức Ukraine và Romania cho biết, đây là lần đầu tiên Nga tấn công một cảng của thành phố Reni trên sông Danube ở Ukraine, gần biên giới Romania, phá hủy một kho chứa ngũ cốc.
Các bức ảnh về thiệt hại do cảnh sát công bố cho thấy các thùng hàng có logo của tập đoàn vận tải biển Maersk.
Đây cũng là diễn biến mới trong chiến dịch không kích mà Nga bắt đầu tiến hành sau khi rút khỏi thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc, vốn cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen. Các cuộc tấn công tuần trước chủ yếu nhằm vào các cảng biển của Odessa, trong khi đó, các cuộc tấn công trước bình minh hôm 24/7 tập kích vào cơ sở hạ tầng dọc theo sông Danube.
Theo các chuyên gia quân sự, cuộc tấn công, xảy ra cùng ngày các UAV tấn công các tòa nhà ở thủ đô Moscow của Nga, có thể cho thấy chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đang chuyển hướng mục tiêu. Vụ việc có nguy cơ làm bùng nổ đối đầu trực tiếp hơn giữa Nga với Mỹ và các đồng minh châu Âu của Washington.
Sau vụ tấn công, Tổng thống Romania Klaus Iohannis cảnh báo, an ninh ở Biển Đen đang đối mặt với rủi ro. "Sự leo thang gần đây đặt ra những rủi ro nghiêm trọng đối với an ninh ở Biển Đen cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển ngũ cốc của Ukraine và an ninh lương thực toàn cầu", Tổng thống Iohannis viết trên Twitter.
Bộ Quốc phòng Romania cho biết đang duy trì tình trạng "tăng cường cảnh giác" với các đồng minh dọc theo sườn phía đông của liên minh NATO. Nhưng Bộ này nhấn mạnh, "không có mối đe dọa quân sự trực tiếp tiềm tàng nào đối với vùng lãnh thổ và lãnh hải quốc gia của chúng tôi".
Kể từ khi rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vào tuần trước, các lực lượng Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công gần như hàng đêm vào thành phố Odessa, cách Reni khoảng 200km, và cảng Biển Đen, phá hủy các kho dự trữ ngũ cốc và cơ sở hạ tầng.
Những cuộc tấn công đó, cùng với cảnh báo của Moscow về việc sẽ coi bất kỳ con tàu nào tiếp cận các cảng Biển Đen của Ukraine đều có khả năng chở hàng quân sự, khiến các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc thay thế của Ukraine trở nên quan trọng hơn.
Theo ông Benoit Fayaud, phó giám đốc điều hành của Strategie Grains, một công ty nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, Ukraine đã xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng qua các cảng sông Danube.
Ông Fayaud cho biết sau vụ tấn công ở cảng Reni, cách bờ biển khoảng 110km, các tàu thương mại có thể sẽ không sử dụng cảng này trong thời gian ngắn và làm tăng chi phí bảo hiểm.
LHQ có nhiều ý tưởng để đưa ngũ cốc Ukraine và Nga đến thế giới Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/7 cho biết có "một số ý tưởng đang được đưa ra" để giúp vận chuyển ngũ cốc và phân bón của Ukraine cùng Nga ra thị trường toàn cầu sau khi Moskva rút khỏi thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ngày 3/8/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN...