Những cô giáo vùng cao của ngành giáo dục Hà Nội

Theo dõi VGT trên

Mười năm sau Hà Nội mở rộng, các thầy cô miền núi thuộc Hòa Bình cũ vẫn chưa tự gọi mình là “giáo viên thủ đô”.

Ngôi nhà ở nơi xa xôi nhất của xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 47 km. Trước năm 2008, nơi này là một phần của tỉnh Hòa Bình.

Trong thung lũng giữa những dải đồi thoai thoải 10 năm trước, đã có những ước mơ đến trường chưa bao giờ thành sự thật, có những cô cậu học trò người Mường không sõi tiếng Kinh và những thầy cô chỉ ước ao một mái trường không dột.

Cô Phượng là giáo viên dạy môn Ngữ Văn và Lịch sử. Cô tự nhận chuyện đời mình nghe giống cuộc đời của các cô giáo vùng cao biên giới.

Cô Phượng về trường THCS Tiến Xuân nhận công tác trong một ngày giữa tháng 9 mưa dầm 24 năm trước. 26 cây số đường rừng từ Lương Sơn được cô đếm bằng “chục lần đỗ lại”, phần vì mệt, phần vì phải xuống cạy bùn bám ở bánh xe.

Vượt qua dốc Đồng Rằng dựng đứng mất gần 3 tiếng đồng hồ, mấy mái nhà xiêu vẹo – nơi được dùng chung làm trường cấp 1 và cấp 2 cho hơn 400 trẻ em của xã, hiện ra trước mắt.

Những cô giáo vùng cao của ngành giáo dục Hà Nội - Hình 1

Khung cảnh trường THCS Tiến Xuân trước ngày về Hà Nội. Ảnh tư liệu.

Đêm ấy, 7 cô giáo trẻ ngồi cạnh nhau trong căn phòng tập thể chục mét vuông cho giáo viên, ngăn bằng tấm liếp, ôm nhau khóc nức nở trong ánh đèn dầu. “Biết trước là sẽ khổ, nhưng không nghĩ lại khổ đến thế”, cô Phượng mắt đỏ hoe, kể về những ngày mới về trường.

Nhiều em bỏ học vì nhà nghèo, vì đường sá khó khăn, vì bất cứ lý do gì. Cô Phượng lại cùng đồng nghiệp lặn lội đi bộ vòng qua đèo qua núi “dỗ” chúng đến trường. Ban đêm thi thoảng cô đến nhà chúng chơi, rồi cô trò soi đuốc đi xem phim ở nhà khá giả nhất làng, có cái TV đen trắng chạy bằng ắc quy. “Chiếu bóng tập thể” là hoạt động giải trí duy nhất mà họ có.

Ngày ấy, thiếu giáo viên, học sinh chỉ được học 4 môn cơ bản là Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý. Mỗi thầy cô, ngay cả thầy hiệu trưởng, cùng một lúc cũng phải chủ nhiệm 2, 3 lớp.

Năm 1996, Tiến Xuân có điện, cũng là khi 10 phòng học cấp bốn mái ngói được xây mới, tách ra làm trường THCS Tiến Xuân. Trường xây xong, cỏ dại còn mọc cao đến ngực, sân đất trũng ngập lúc nào là thành cái ao không đường ra lối vào. Thầy trò và phụ huynh lại cùng nhau, suốt một tuần liền, ra suối bê từng viên đá cuội đặt tạm làm lối đi. Những ngày mưa, họ dặn học trò nhớ đi ủng đến trường. Nhưng thường, chúng sẽ nghỉ học luôn.

Học sinh xã này ít người học hết cấp 3, thi được vào Đại học thì hầu như không có, thi được vào trung cấp là cả làng cả xã biết. Cô Phượng thành thật kể lại, rồi chỉ lên những tấm bằng khen học sinh giỏi cấp huyện ngày ấy, tất cả đều của giải chạy việt dã. “Học sinh miền núi, chỉ giỏi thể thao thôi”.

Mười bốn năm của thầy trò vùng núi này vẫn đều đều như vậy, không có gì thay đổi, từ lúc cô về trường. Mọi thay đổi lớn chỉ bắt đầu từ năm 2008, khi xã Tiến Xuân được sáp nhập về thành phố Hà Nội.

Video đang HOT

Dãy phòng học cấp bốn xây dựng 22 năm về trước nay chỉ còn được lưu trong trí nhớ của người thời ấy và những bức ảnh trong phòng truyền thống nhà trường. Năm 2010, khi những tuyến đường liên xã được trải nhựa, cũng là khi tòa nhà 3 tầng và dãy nhà chức năng 2 tầng liền kề được hoàn thành với số vốn hơn 20 tỷ đồng. Học sinh toàn xã, giờ không còn phải chia ca để học vì thiếu lớp.

Trường THCS Tiến Xuân không phải là ngôi trường duy nhất được xây mới và hoàn thiện cơ sở vật chất từ ngày sáp nhập mà còn có 2 trường tiểu học và khối trường mầm non được đầu tư xây tường bao, sân chơi, lớp học…với trị giá trên 8 tỷ đồng.

Những cô giáo vùng cao của ngành giáo dục Hà Nội - Hình 2

Phòng máy vi tính của trường THCS Tiến Xuân. Ảnh: Ngọc Thành.

Cô giáo Đào gắn bó với lớp học mầm non đến nay đã 19 năm, từ khi các bé còn học nhờ tại nhà văn hóa của các thôn. “Nhà văn hóa nằm trơ trọi giữa bãi đất gần đường, không tường, không cổng, các cháu cứ ùa ra ngoài chơi”, cô kể. Mỗi khi thôn hội họp, các cháu nhỏ của cô phải nghỉ học. Ước mơ lớn nhất của cô Đào khi ấy là một ngôi trường, “nhưng phải có tường bao cho an toàn”.

Giờ trường mầm non của cô không chỉ có tường bao, mà còn có bàn có ghế, có quạt. Đồ chơi và dạy học cho các cháu, tuy chưa nhiều nhưng đủ là một niềm vui lớn với cô và các phụ huynh. Nhắc lại ước mơ ngày nào, cô vui vẻ nói “Không về Hà Nội, không biết bao giờ mới có”.

Khi cơ sở vật chất các trường được cải thiện cũng là khi học sinh đến trường thường xuyên hơn. Năm 2017, tỷ lệ trẻ đến trường ở 3 cấp Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở đạt tỷ lệ 100%.

Mười năm về Hà Nội, những thành tích học trò Tiến Xuân đạt được không còn dừng lại ở những tấm huân chương chạy việt dã. Riêng trong năm 2017, toàn xã có 84 giải học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa và 3 giải học sinh giỏi cấp thành phố.

Ông Đinh Công Long, Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân hào hứng khoe về con số 29 tân sinh viên đỗ đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2017. “Ngày xưa, nếu không &’về Hà Nội’ chắc không mấy người thi đỗ đại học”, ông Long nhận định.

Cô Phượng của năm 2008 là một giáo viên không biết mặt cái máy vi tính, không biết dùng máy chiếu. Giáo án viết tay của cô từ những năm mới về trường vẫn còn được sử dụng cho học trò chục năm sau đó. Những tiết Lịch sử của cô không có gì nhiều hơn ngoài những điều cô đọc trò chép trong sách giáo khoa. Học trò của cô cũng ít mặn mà với tiết học.

Những cô giáo vùng cao của ngành giáo dục Hà Nội - Hình 3

Cô Phượng trước cơ ngơi mới của trường. Ảnh: Ngọc Thành.

Áp lực của những giáo viên xùng sâu vùng xa như cô khi về Hà Nội, vì vậy, không chỉ đến từ những đợt thanh tra hằng tháng và đột xuất của cán bộ Sở Giáo dục Thành phố, mà còn là một sự so sánh vô thức, nhận ra rằng thua kém về chất lượng giáo dục của mình so với thầy trò các trường ở trung tâm.

Cô Phượng của năm 2018 là giáo viên soạn giáo án điện tử, giảng bài qua máy chiếu. Cô công nhận những điểm tiến bộ mà công nghệ đã đem đến cho thầy trò mình nhưng chưa đủ để cạnh tranh với các trường lớn ở nội thành. Sĩ số trung bình mỗi năm học của trường cô vào khoảng 400 em nhưng phòng tin học – nơi cô Phượng nhận xét là hiện đại nhất khuôn viên trường, chỉ có 17 máy vi tính.

Bây giờ, khi không phải vào làng “dỗ” trẻ đến trường, cô Phượng lại có một nhiệm vụ khác. Cô tự nhận còn phải trau dồi để đuổi kịp các đồng nghiệp thành phố. Thày cô nơi này vẫn dùng từ “giáo viên thủ đô”, để phân biệt mình với phần còn lại của ngành giáo dục Hà Nội.

Sau hợp nhất, năm 2009, Hà Nội đã chi hơn 2.000 tỷ đồng để cải tạo và xây mới hơn 5.500 phòng học tạm, phòng học xuống cấp, tập trung ở 15 quận, huyện thị xã ngoại thành, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thuộc Hà Nội mở rộng. Ngoài ra, chi phí hỗ trợ các trường học thuộc 14 xã miền núi của Hà Nội giai đoạn này là khoảng 650 tỷ đồng.

Thanh Lam

Theo Vnexpress

Kiếm bộn từ dịch vụ "cõng" xe máy qua đường ngập ở Hà Nội

Tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long có điểm cầu dân sinh số 19 đi qua huyện Thạch Thất vẫn ngập sâu từ 50 - 60cm, kéo dài khoảng 100m, khiến xe máy không thể lưu thông. Nhiều chủ phương tiện phải bỏ ra 50 nghìn đồng cho dịch vụ kéo qua đoạn ngập.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 1

Một tuần sau bão số 3 gây mưa lớn ở Hà Nội, tuyến đường gom dọc Đại lộ Thăng Long đoạn cầu dân sinh số 19 chạy qua địa phận huyện Thạch Thất vẫn bị ngập nước khoảng 40 đến 60cm, kéo dài khoảng 100 m, khiến ô tô con, xe máy không thể đi qua.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 2

Cách đó khoảng 2km lực lượng chức năng đã có biển cảnh báo ngập lụt nên số lượng người tham gia giao thông đi vào đoạn đường ngập không nhiều. Tuy nhiên, vẫn có khá đông người dân tranh thu mang xe cải tiến ra làm dịch vụ kéo xe qua đoạn ngập.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 3

Mỗi xe kéo thường có một người kéo càng, một người đẩy phía sau, với xe máy và khách chở trên thùng.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 4

Cả tuần nay nhiều người dân sinh sống cạnh đoạn đường bị ngập đã tranh thủ kiếm tiền bằng cách dùng xe kéo để kéo người và phương tiện giao thông qua đoạn ngập lụt.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 5

Chiều 30/7, hàng chục chiếc xe kéo tham gia dịch vụ "cõng" xe máy qua đoạn ngập với giá 50 nghìn đồng.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 6

"Tôi không nghĩ lại ngập sâu và kéo dài ngày như vậy, nếu biết trước thì đã đi vào bên trong Đại lộ Thăng Long. Đến đây ngập quá quay lại cũng phải đi hàng chục km nên đành bỏ 50 nghìn ra để người ta kéo qua đoạn ngập cho an toàn. Cố mà đi xe máy qua rồi chết máy thì quá tội tiền sửa xe", anh Lê Đình Nam (Ba Vì, Hà Nội) cho biết.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 7

"Bọn em đi lên Làng Văn Hoá chơi, nghĩ là đường này không còn ngập vì đã một tuần rồi. Đi đến đây thấy người dân họ ào ra chào mời đưa qua đoạn ngập. Quay lại không được thôi thì đành mất 50 nghìn một xe để đi không muộn", một người đi đường cho biết.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 8

Cảnh "giải cứu" xe máy qua đoạn đường ngập khá nhộn nhịp.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 9

Nhiều bạn trẻ còn tranh thủ chụp hình làm kỷ niệm khi được người dân kéo cả người lẫn xe qua đoạn ngập lụt.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 10

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 7

"Mấy ngày đầu có ít người làm thì có ngày kiếm cả triệu, nhưng mấy hôm nay người ta thấy việc kéo xe qua chỗ ngập mang lại thu nhập cao nên số lượng người tham gia đông nên thu nhập giảm đi nhiều. Tính từ sáng đến giờ cũng kéo được khoảng 20 xe nhưng tiền thì chia đôi", một người dân tham gia kéo xe cho biết.

Kiếm bộn từ dịch vụ cõng xe máy qua đường ngập ở Hà Nội - Hình 12

Cầu dân sinh số 19, nước vẫn ngập một nửa hầm.

Trọng Trinh

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Để giúp em trai mua nhà, mẹ tôi đòi ly hôn chia tài sản, đến khi bà ốm thì lại nằng nặc muốn con dâu vào viện chăm sóc
08:49:20 05/11/2024
Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội
11:16:04 05/11/2024
Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh
10:20:57 05/11/2024
Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc
11:08:39 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

Thế giới

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam

Sao âu mỹ

14:23:36 05/11/2024
Là ông trùm thao túng showbiz nhiều thập kỷ, có lẽ Diddy cũng chẳng thể ngờ có ngày bản thân phải đón sinh nhật phía sau song sắt.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.

Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng

Netizen

13:51:06 05/11/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một cô dâu trong một tiệm váy cưới, gây chú ý vì ngoại hình. Theo đó, khoác lên mình thiết kế váy cưới cúp ngực cô nàng để lộ tấm lưng, bờ vai và đôi tay cơ bắp lực lưỡng.

Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng

Sao việt

13:42:11 05/11/2024
Sau khi đường ai nấy đi với Minh Triệu, Hoa hậu Kỳ Duyên và Đoàn Thiên Ân được cho là đang có mối quan hệ đặc biệt.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Lý giải sức hút từ bi kịch trong phim kinh dị gắn mác 18+ "Thần dược"

Phim âu mỹ

12:50:36 05/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance (Thần dược) với sự góp mặt của nữ diễn viên kỳ cựu Demi Moore, được gán mác 18+ khi trình chiếu tại Việt Nam.