Những cơ chế kỳ quặc khiến game thủ phát ngán trò chơi điện tử (P.2)
Chơi game thì ai cũng mê, nhưng bị hành xác quá đáng thì chẳng còn ai mê nổi được nữa.
6.Phần thưởng không lấy là mất luôn
Game RPG thường hay yêu cầu người chơi khám phá đến tận hang cùng ngõ hẻm, qua đó vừa làm cho nội dung dài hơn, vừa thách thức người chơi khám phá tối đa. Nhưng điều đó nhiều khi cũng khiến người chơi phát ngán, bởi không phải ai cũng rảnh rang làm điều đấy suốt ngày và liên tục được cả. Thỉnh thoảng 1 – 2 lần còn đỡ, đằng này mỗi chương trong cốt truyện lại bổ sung trò này một lần thì đúng là chỉ muốn bỏ chơi mà thôi, hết thỏa mãn và vui thích rồi.
7. Cơ chế lén lút yếu kém
Cơ chế lén lút là một thứ rất phổ biến trong các game FPS, nhưng đi cùng với nó là những rắc rối và sự phức tạp trong cơ chế gameplay. Không rõ vì sao, các nhà làm game rất thích cái việc, chỉ cần game thủ bị một tên địch phát hiện ra là cả thế giới sẽ phát hiện ra bạn ở đâu luôn? Logic ở đây là gì vậy? Tại sao chúng ta phải khốn khổ đến thế chỉ với một lỗi nhỏ và bắt tôi phải thử lại liên tục chỉ vì những thứ vớ vẩn như vậy?
8. Nhiệm vụ lén lút bắt buộc
Video đang HOT
Những nhiệm vụ lén lút rất kịch tính và đòi hỏi người chơi phải chuẩn chỉ, nhưng khi nhà làm game còn làm chưa tốt mà đã ném nhiệm vụ cho người chơi thì đúng là một thảm họa. Chưa kể, các nhà thiết kế còn bắt buộc người chơi phải vượt qua một màn chơi như vậy nữa, không thì đừng hòng biết được diễn biến tiếp theo. Chẳng hiểu sao tôi lại phải lén lút trong một tựa game như kiểu Grand Theft Auto, khi cả thế giới toàn là lao vào nhau như các bộ phim bom tấn cháy nổ?
9. Nhiệm vụ hên xui
Hên xui ngoài đời còn chưa đủ, trong game còn muốn đọ luck? Thôi, xin hàng. Chẳng hiểu các nhà thiết kế nghĩ gì mà phải hành người chơi quá đáng đến như vậy. Cứ thử nghĩ mà xem, bạn đánh bại trùm, đi đến màn chơi cuối, xong game lại bắt bạn chọn 1 trong 3 cửa thoát hiểm chính xác, thua thì phải làm lại từ đầu? Thôi, xin người, tôi chỉ muốn phá đảo thôi mà, hoặc là tôi sẽ bỏ luôn và không cần biết đoạn kết nữa đâu đấy.
10. Nhiệm vụ bảo kê
Bảo kê là một thứ gì đó rất chán và “hụt hẫng”, khiến game thủ chỉ muốn quăng game vào sọt rác luôn và ngay mà thôi. Hầu hết lý do của game thủ cho việc này là do AI trong game được thiết kế một cách quá tệ hại. Gần như không một nhân vật nào được bảo vệ biết chạy trốn một cách tử tế, chúng như kiểu vừa cưỡi ngựa, vừa xem hoa làm cho người chơi căng cả mắt, căng cả tai ra để nghe ngong động tĩnh, vừa phải chiến đấu hết sức mình. Cứ như thế thì chỉ muốn quay ra hại luôn nhân vật được bảo kê mà thôi.
Những cơ chế kỳ quặc khiến game thủ phát ngán trò chơi điện tử (P.1)
Chơi game thì ai cũng mê, nhưng bị hành xác quá đáng thì chẳng còn ai mê nổi được nữa.
1. Game thế giới mở cứ lặp đi lặp lại
Game thế giới mở đem đến rất nhiều sự thú vị cho người chơi khi được khám phá thỏa thích, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải dành quá nhiều thời gian cho việc thu thập nguyên liệu, rồi sau đó là chế tác là cả một công đoạn dài dòng và tốn thời gian.
Rất rất nhiều tựa game nổi tiếng hiện nay đang đi theo công thức này khiến người chơi phát ngán, chúng ta có thể kể đến Tomb Raider, God of War hay Far Cry. Ban đầu, những tựa game này vốn là game giải đố hay thậm chí là FPS, nhưng giờ đây tất cả là thế giới mở. Có lẽ, các nhà phát triển nên tìm ra hướng đi mới thì hơn.
2. Trùm cuối có quá nhiều máu
Trùm cuối có nhiều HP hơn bình thường là chuyện quá rõ ràng, nhưng nhiều quá thì lại khó chịu và phiền phức. Không ai rảnh mà cứ liên tục đánh trùm suốt cả tiếng đồng hồ và cứ phải làm đi làm lại các kỹ năng buff tấn công, phòng thủ, hồi máu, giảm hiệu ứng rồi lại đánh chay tiếp cả. Chơi game là để người chơi được thử thách và giải đố, chứ không phải để hành bản thân đến vậy.
3. Không tua được cutscene
Cutscene là thứ để người xem hiểu cốt truyện rõ hơn, và cũng là thứ để nhà sản xuất thể hiện chất điện ảnh trong tựa game của mình. Game thủ không ngại xem những cảnh phim này, nhưng rất nhiều lần nó không được đặt không hợp lý và quan trọng hơn cả là nó... không tua được. Thử nghĩ mà xem, chúng ta đang sẵn sàng đánh boss mà bị bắt phải xem cảnh phim 10 phút xem có cụt hứng không?
4. Không có hướng dẫn mục tiêu tiếp theo
Ở những quest phụ, game không hướng dẫn người chơi thì thôi đành, chấp nhận. Thế nhưng, đến cả quest chính mà cũng lủng củng thì nên xem lại vấn đề. Lúc nào người chơi cũng phải đi tìm từng manh mối, nói chuyện với từng NPC để tìm đầu mối tiếp theo thì thực sự là hành xác. Thậm chí, có một số tựa game còn ghi lại cả từng hành động của người chơi, để cho họ càng lúc càng mù mờ trong việc tìm ra manh mối trước đó.
5. Độ khó kỳ quặc và không cân bằng
Một tựa game có sự cân bằng đúng sẽ có sự cân bằng hiệu quả để người chơi vừa có thể tập luyện, vừa có thể trau dồi đủ kỹ năng rồi mới tới phần đánh trùm. Nếu game thủ bị vứt vào phần đánh trùm quá sớm, rất có thể họ bị "gãy" trong giai đoạn cuối khi game bắt đầu trở nên quá khó để thử thách người chơi. Điều này đòi hỏi người làm game cần phải có hiểu biết tốt trong việc lập trình và xây dựng kế hoạch, và dường như điều này khá là khó với các nhà phát triển, bởi đã có rất nhiều lần họ thử thách người chơi ở mức quá đà.
Review Resident Evil Village: Đậm chất hành động nhưng không mất vẻ kinh dị Về cơ bản, có thể nói rằng RE Village giống một phiên bản FPS của RE4, trò chơi thành công nhất series. Sau khi đi nhầm vào lãnh địa game bắn súng hành động với RE6, Capcom đã dần trở lại với phong cách kinh dị của ngày xưa và nhận được sự đón nhận tốt. Ở phần game mới nhất, tuy các...