Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2021
Trong tháng 5, nhiều chính sách giáo dục mới chính thức có hiệu lực. Trong đó có quy định về giảng dạy online; người tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành phù hợp có thể bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên…
Ảnh minh hoạ. (nguồn: internet)
Quy định mới về giảng dạy online
Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Trong đó có nhiều quy định mới về vấn đề giảng dạy online giáo viên cần nắm rõ:
Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
Giúp giáo viên tổ chức triển khai dạy học trực tuyến trực tiếp để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh;
Giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học sinh đúng kế hoạch của cơ sở giáo dục phổ thông và bảo đảm mục tiêu giáo dục theo quy định; tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.
Thông tư 09 có hiệu lực từ ngày 16/5/2021.
Cử nhân 6 chuyên ngành có thể bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để làm t rở giáo viên tiểu học
Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.
Theo đó, người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp (gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ) muốn trở thành giáo viên tiểu học chỉ cần tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cụ thể:
Để trở thành giáo viên tiểu học, người học sẽ được đào tạo 13 học phần bắt buộc tương đương 31 tín chỉ và chọn 2 học phần trong 7 học phần tự chọn tương đương 4 tín chỉ.
Video đang HOT
Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến.
Học viên thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập thì được tham dự đánh giá học phần.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: internet)
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp thành giáo viên THCS, THPT
Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT, có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.
Theo đó, những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT, người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THCS-THPT.
Quy định chuẩn đối với giáo viên Trung tâm GDTX
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ 22/5/2021 quy định mới về trình độ chuẩn của giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, Giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định như giáo viên phổ thông tương ứng với từng cấp học.
Theo Luật Giáo dục 2019, trình độ với giáo viên THCS và THPT là phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Tuy nhiên, hiện hành, đối với giáo viên giáo dục thường xuyên tại THCS phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở;
Đối với giáo viên giáo dục thường xuyên tại THPT phải Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.
Giải bài toán thiếu giáo viên: Đa dạng nguồn tuyển có là giải pháp lâu dài?
Có một thực tế là tình trạng thiếu giáo viên từ nhiều năm nay vẫn chưa thể khắc phục triệt để. Nhất là với yêu cầu của chương trình mới như học hai buổi/ngày, giáo viên tích hợp, giáo viên ngoại ngữ... thì thiếu giáo viên là một trong những cản trở không nhỏ đến hiệu quả chương trình.
Sau nhiều năm tạm dừng, Bộ GD&ĐT vừa có hai thông tư ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Liệu đây có phải là giải pháp lâu dài về nguồn tuyển?
Vẫn thiếu giáo viên dù bổ sung biên chế thường xuyên
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tổng số giáo viên thiếu hụt trên cả nước hiện rơi vào khoảng 70.000. Trong đó, bậc mầm non thiếu trên 45.000 giáo viên, bậc tiểu học thiếu trên 20.000, bậc THCS thiếu trên 13.000 giáo viên và bậc THPT thiếu trên 9.000.
Chỉ riêng với môn ngoại ngữ và tin học, các địa phương đã thiếu gần 40.000, trong đó khoảng 13.600 giáo viên tin học và hơn 27.000 giáo viên ngoại ngữ. Riêng ở cấp tiểu học, so số lượng giáo viên hiện có, các trường đang thiếu hơn 6.000 giáo viên tin học và hơn 5.000 giáo viên ngoại ngữ.
Trong khi đó, năm học 2021-2022, ngành giáo dục sẽ triển khai giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 2 và lớp 6. Trong các chuyến kiểm tra của Bộ GD&ĐT tới các địa phương về việc chuẩn bị triển khai chương trình GDPT, ý kiến từ nhiều cơ sở đều nêu về vấn đề này.
Bên cạnh đó, ý kiến từ nhiều đoàn đại biểu Quốc hội từ thực tế địa phương cũng cho thấy: Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên không phải chuyện một sớm một chiều. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang nêu thực trạng: Hiện tại, ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang còn thiếu 1.448 biên chế sự nghiệp. Tuy nhiên, theo yêu cầu thực tế chỉ thiếu 963 biên chế. Từ đó, đoàn kiến nghị Chính phủ, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan có chủ trương bổ sung thêm cho tỉnh Hậu Giang 963 biên chế sự nghiệp giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác dạy và học trên địa bàn tỉnh.
Hiện tượng chỉ tiêu biên chế chênh lệch so với thực tế yêu cầu cũng đang diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước.
Trước những nội dung liên quan đến việc làm, Bộ GD&ĐT cho biết, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25-9-2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực thi hành từ ngày 29-9-2020) quy định việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên là nhiệm vụ và quyền hạn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Về chỉ tiêu biên chế thì Bộ Nội vụ là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương rà soát biên chế, thực hiện biên chế để báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung biên chế (Công văn số 6450/BNV-TCBC ngày 5-12-2020 về việc điều chỉnh biên chế sự nghiệp ngành giáo dục).
Bộ GD&ĐT luôn ủng hộ việc bổ sung biên chế cho địa phương nhằm đáp ứng đủ về số lượng nhà giáo trong công tác dạy học và sớm có ý kiến thẩm định gửi Bộ Nội vụ khi nhận được đề xuất của địa phương.
Trên thực tế, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là chuẩn bị đội ngũ để triển khai chương trình ở lớp 2, lớp 6, nhiều địa phương đã bổ sung biên chế, chuẩn bị tập huấn giáo viên. Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội, trong hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 đã yêu cầu các trường cần quan tâm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021-2022. Rà soát, lên danh sách giáo viên sẽ đảm nhận việc dạy học lớp 2, lớp 6 để sẵn sàng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngay khi có thông báo.
Tuy nhiên, vấn đề của thiếu giáo viên khó giải quyết được trong thời gian ngắn, vì tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở địa phương, ở số môn, ở các cấp khác nhau là khác nhau, ở các địa bàn khác nhau cũng có tính chất khác nhau.
Sau 7 năm ra quyết định dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT, Bộ GD&ĐT vừa có thông tư cho phép thực hiện lại việc này.
Rộng nguồn tuyển giáo viên từ những ngành khác là một giải pháp phù hợp, nhưng về lâu về dài vẫn phải cân đối, tính toán chính xác hơn về nhu cầu giáo viên để điều chỉnh đào tạo từ chính các trường sư phạm (Ảnh: P.T)
Mở rộng nguồn tuyển có phải là giải pháp?
Đối tượng áp dụng đối với người có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học là người có bằng cử nhân các chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất và ngoại ngữ. Để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, người học phải hoàn thành 35 tín chỉ.
Đối tượng học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên THCS, THPT là những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học của bậc THCS, THPT. Người học phải hoàn thành 34 tín chỉ để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm...
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng giúp đa dạng "nguồn cung" và giải quyết vấn đề thiếu giáo viên nhiều bậc học. Đây cũng được xem như động thái mở đường cho cử nhân ngành phù hợp muốn trở thành giáo viên ở trường công. Bởi hiện nay tỉ lệ tuyển dụng sinh viên ngành sư phạm ra trường khá thấp, trong khi đó tại một số địa phương tình trạng thiếu giáo viên vẫn đang diễn ra. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thực tế là vấn đề mở rộng nguồn tuyển nhân lực cho ngành sư phạm vừa được "mở lại" này có phải là giải pháp lâu dài hay không? Theo đánh giá, đây là giải pháp phù hợp, nhưng về lâu về dài, vẫn phải tính đến việc đào tạo đủ nguồn cung tại các trường sư phạm.
Vì mấy lí do như sau: Đầu tiên, Bộ GD&ĐT đã chính thức có một cuộc điều tra về nhu cầu giáo viên trong vòng 5 năm tới tại các địa phương, số giáo viên đang làm việc, số cử nhân sư phạm đã ra trường chưa xin được việc, số đang đào tạo... từ đó, Bộ đã tham gia điều tiết chỉ tiêu ngành sư phạm trong mấy năm trở lại đây.
Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT: Năm 2020, toàn hệ thống có 102 cơ sở tham gia đào tạo các ngành sư phạm trình độ ĐH, CĐ mầm non. Tổng chỉ tiêu các trường đề xuất là 84.475. Căn cứ vào các nguyên tắc và tiêu chí nêu trên, Bộ GD&ĐT xác định phân bổ 69.630 chỉ tiêu, tương đương khoảng 64% chỉ tiêu đề xuất của các địa phương. Thực tế là năm 2019 chỉ tiêu sư phạm nói chung giảm, nhưng năm 2020 lại tăng, đó là sự điều tiết của Bộ đảm bảo: Cung đủ cầu.
Nhưng có một vấn đề đặt ra là chỉ tiêu giao cho các trường sư phạm tăng, tỉ lệ nhập học ngành sư phạm không cao. Trừ một số trường trọng điểm, có uy tín, tỷ nhập học của các trường có đào tạo sư phạm thấp, có trường chỉ đạt 50% chỉ tiêu. 50% chỉ tiêu đó lại không hoàn toàn 100% ra trường.
Thêm vào đó, yêu cầu của chương trình mới cần giáo viên của những bộ môn khác nhau: Như dạy tích hợp, như ngoại ngữ, như âm nhạc, và nhất là sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học rất ít người học. Dẫn đến thiếu giáo viên cục bộ, cử nhân ra trường thì thừa, nhưng giáo viên vẫn thiếu.
Vì thế, rộng nguồn tuyển cho những ngành khác là một giải pháp phù hợp, nhưng về lâu về dài vẫn phải cân đối, tính toán chính xác hơn về nhu cầu giáo viên của từng vùng, từng bộ môn, từng cấp học, đào tạo đặt hàng sát thực tế địa phương thì tình trạng thiếu giáo viên mới được giải quyết triệt để.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người có nguyện vọng làm giáo viên: Trường sư phạm "bắt tay" vào việc Bộ GD&ĐT mới ban hành 2 Thông tư hướng dẫn về chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên. Sinh viên Trần Thu Hà (thứ ba từ phải qua trái). Ảnh: NVCC Quy định này giúp nhiều sinh viên có thể hiện thực hóa...