Những chiêu thu thập công nghệ quân sự nước ngoài của Trung Quốc
Suốt hai thập niên qua, Trung Quốc đã thành công trong việc “đi tắt đón đầu” trong lĩnh vực công nghệ nhằm đuổi kịp phương Tây.
Tháng 3.1999, khi NATO can dự vào cuộc chiến Kosovo một chiếc máy bay tàng hình F-117 của Mỹ (trên) đã bị lực lượng phòng không Serbia bắn hạ. Trung Quốc đã đề nghị phía Serbia “nhượng” xác máy bay (dưới) để nghiên cứu công nghệ chống radar của F-117
Vốn thiếu sự sáng tạo, yếu kém về nghiên cứu cơ bản – một yếu tố cực kỳ quan trọng cho các phát minh khoa học kỹ thuật đột phá, Trung Quốc tập trung nỗ lực vào việc đánh cắp và sao chép công nghệ phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Với nền công nghệ quốc phòng tiên tiến, Mỹ và Nga là hai “đối tượng” được Trung Quốc ưa chuộng nhất.
Theo chuyên san khoa học Popular Mechanics, việc đánh cắp công nghệ quân sự Mỹ không phải chỉ trong thời gian gần đây. Năm 1999, Hạ viện Mỹ đã thành lập một ủy ban đặc biệt gọi là “Ủy ban về An ninh quốc gia và các vấn đề quân sự và thương mại với Trung Quốc” để điều tra về việc nước này đã thực hiện các hành vi trộm cắp thông tin mật của Mỹ. Ủy ban đã đưa ra một báo cáo làm chấn động Quốc hội Mỹ, đó là Trung Quốc đã lấy được các thông tin tuyệt mật về tất cả loại đầu đạn hạch nhân của các tên lửa đạn đạo chiến lược của quân đội Mỹ. Người Mỹ không ngờ rằng Trung Quốc đã biết rõ về thông số và tính năng kỹ thuật của các loại tên lửa đạn đạo chiến lược gắn đầu đạn hạch nhân như W-56 Minuteman II, W-62 Minuteman III, W-78 Minuteman III Mark 12A, W-87 Peacekeeper, tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm W-76 Trident, W-88 Trident D-5 cũng như các bản phác thảo thiết kế cho các loại vũ khí tương lai.
Trong cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden ở thành phố Abbottabad (Pakistan) vào tháng 5.2011, phía Mỹ đã bị rơi một trực thăng được cho là có tính năng tàng hình. Phía Trung Quốc đã liên hệ với chính phủ Pakistan để được “nghiên cứu” các mảnh vỡ trực thăng
Trung Quốc thu thập thông tin từ nhiều nguồn: đánh cắp, sàng lọc thông tin từ các tài liệu nghiên cứu kỹ thuật quân sự thuộc diện xuất bản công khai hoặc lưu hành nội bộ và tìm hiểu thông tin từ các nhà khoa học Mỹ. Trung Quốc cử nhiều gián điệp với các vỏ bọc khác nhau sang Mỹ, tập trung vào những địa phương có các cơ quan nghiên cứu công nghệ hạch nhân hàng đầu của Mỹ như Los Alamos, Lawrence Livermore, Sandia và Oak Ridge National Laboratories. Các gián điệp này thu thập tất cả thông tin nào có thể tiếp cận được và ngầm chuyển về Trung Quốc, tại đây giới chuyên môn kiên nhẫn sàng lọc và ghép nối từng mẫu thông tin để chắt lọc những gì quan trọng nhất.
Video đang HOT
Thật ra, chính bản thân người Mỹ cũng đã tự mình “vạch áo cho người xem lưng” khi báo chí, các tạp chí khoa học, quân sự cứ thoải mái đăng tải nhiều tài liệu với những chi tiết kỹ thuật lẽ ra nên giữ kín. Các nhà khoa học Mỹ vốn giỏi về chuyên môn nhưng khá “ngây thơ” về chính trị, cũng vô tư cung cấp thông tin cho các đồng nghiệp khoa học gia gốc Hoa, mà thực ra là gián điệp của Trung Quốc.
Tên lửa hành trình có tinh năng tàng hình AGM-129A (trên) và động cơ phản lực F110-GE-129 dùng cho F-16 là những thứ phía Trung Quốc khao khát sở hữu công nghệ chế tạo
Chính phủ Mỹ cũng đã góp phần giúp cho sự tiến bộ trong công nghệ quốc phòng Trung Quốc. Giai đoạn 1960 – 1970, tuy Trung Quốc đã chế tạo được bom hạch nhân (với sự giúp đỡ kỹ thuật của Liên Xô trước đó) nhưng về tổng thể thì công nghệ quốc phòng yếu kém, vũ khí khí tài lạc hậu nên không làm người Mỹ lo ngại. Lợi dụng mối quan hệ cực kỳ căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô lúc đó – đã có lúc xảy ra chiến tranh nóng ở biên giới khu vực Hắc Long Giang – Mỹ nỗ lực lôi kéo Trung Quốc về phía mình trong cuộc đối đầu với Liên Xô.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 1.1979, chính phủ Mỹ ngầm giúp đỡ rất nhiều cho Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng. Mỹ và NATO đã bí mật chuyển cho Trung Quôc một số công nghệ quan trọng về vũ khí khí tài quân sự cũng như sự hỗ trợ tài chính lớn. Mục đích là giúp Trung Quốc cải thiện khả năng quốc phòng, nâng cao năng lực tác chiến trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Liên Xô. Chuyện giúp đỡ này còn có mục đích sâu xa hơn là nếu hai gã khổng lồ Trung – Xô đánh nhau, dù phe nào thắng thì cũng sứt đầu gãy tay, người Mỹ sẽ là kẻ hưởng lợi.
Việc chuyển giao công nghệ quân sự này chỉ chấm dứt khi các nước phương Tây ban hành các biện pháp cấm vận Trung Quốc sau sự việc Thiên An Môn tháng 6.1989. Nhưng cấm thì cấm, Trung Quốc vẫn có những chiêu rất độc đáo để thu thập công nghệ phương Tây trong lĩnh vực quốc phòng.
Không chỉ thu thập thông tin bằng con đường gián điệp “thủ công”, Trung Quốc còn tìm cách thu thập các bộ phận của những máy bay quân sự Mỹ bị rơi ở nước ngoài. Năm 1988, Mỹ trình làng chiếc F-117 Night Hawk, đây là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ chống dò quét của radar (stealth technology), hay gọi nôm na là “tàng hình”. F-117 được đưa ra tham chiến lần đầu rất thành công trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Tuy vậy, đến cuối thập niên 1990 với việc xuất hiện của thế hệ radar mới thì công nghệ chống radar của F-117 đã lỗi thời. Do đó, năm 1999, khi NATO can thiệp vào cuộc chiến Kosovo, một chiếc F-117 đã bị radar của phòng không Serbia phát hiện và bắn hạ ngày 27.3.1999. “Đồ cũ của người, nhưng là đồ mới với ta”, Trung Quốc lập tức thương lượng với phía Serbia để mua lại xác chiếc F-117 bị bắn hạ về “nghiên cứu”.
Một lần khác là vào năm 2011, Mỹ cử một toán Đặc nhiệm SEAL thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở thành phố Abbottabad (Pakistan). Lần này phía Mỹ bị rơi một chiếc trực thăng và bị lính Mỹ đặt chất nổ phá hủy trước khi rút lui. Phân tích ảnh chụp các mảnh vỡ, giới chuyên môn cho rằng chiếc trực thăng này có khả năng chống radar và bay cực êm. Ngay sau đó, phía Trung Quốc liên hệ với chính phủ Pakistan để xin được đến đó trực tiếp “nghiên cứu”.
Các gián điệp Trung Quốc âm mưu mua lậu vũ khí khí tài Mỹ đều là người Hoa, hàng dưới từ trái sang: Ko-Suen Mo và Wenxia Man (đều có quốc tịch Mỹ), Su Bin (quốc tịch Canada). Hàng trên: 5 quân nhân thuộc quân đội Trung Quốc đã bị FBI khởi tố vì đã nhiều lần đột nhập trái phép vào máy tính của các cơ quan và tổ chức Mỹ để đánh cắp thông tin mật
Ngoài việc mua “ve chai sắt vụn” kiểu trên, Trung Quốc còn tìm cách móc nối mua chuộc các nhân viên gốc Hoa làm việc cho các hãng quốc phòng Mỹ để đánh cắp thông tin, cũng như thông qua các công ty bình phong và các gián điệp cài cắm trên đất Mỹ để mua “nguyên con” các loại vũ khí, khí tài hoàn chỉnh của Mỹ.
Cuối năm 2005, doanh nhân Đài Loan 58 tuổi tên Ko-Suen Moo đã chi ra 4 triệu USD cho một tay buôn vũ khí để mua một động cơ phản lực F110-GE-129 do hãng General Electric (Mỹ) chế tạo dùng cho chiến đấu cơ F-16. Ko-Suen Moo đã làm gián điệp của Trung Quốc được hơn một thập niên, ông này có cái vỏ bọc là đại lý giao dịch cho tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ). Dựa theo “đơn đặt hàng” của quân đội Trung Quốc, Moo đề nghị với tay buôn vũ khí là cố gắng tìm mua động cơ của trực thăng UH-60 Black Hawk và tên lửa không-đối-không AIM-120. Nhưng, ưu tiên cao nhất là tìm cho được một lò phản ứng hạch nhân dùng cho tàu ngầm và tên lửa hành trình có tính năng tàng hình AGM-129A. Đây là những thứ mà giới quân sự Trung Quốc đặc biệt quan tâm và khao khát sở hữu công nghệ chế tạo. Sự việc đổ bể chỉ vì tay buôn vũ khí mà Moo tiếp xúc chính là một đặc vụ của Ban chống buôn lậu vũ khí và công nghệ chiến lược (ASTI) trực thuộc Cơ quan quản lý Di trú và Hải quan Mỹ (ICE). Tháng 7.2006, Moo bị bắt và lãnh án 6 năm rưỡi tù giam cùng với khoản tiền phạt 1 triệu USD.
Cũng năm 2005, công dân Mỹ gốc Hoa Ting-Ih Hsu và You-Tsai Hsu và tay buôn vũ khí người Hàn Kwonhwan Park đã bị bắt và kết án tù giam vì đã lén lút chuyển về Trung Quốc các bộ chip khuếch đại âm thanh dành cho tên lửa Hellfire, bộ mã hóa tín hiệu, thiết bị quan sát ban đêm thế hệ thứ 3, các chip dùng cho radar quân sự và hệ thống dẫn đường GPS. Một số doanh nghiệp Mỹ vì lòng tham cũng đã lén lút bán cho Trung Quốc các linh kiện bị cấm xuất khẩu, điển hình là hãng Manten Electronics & Universal Technologies ở New Jersey đã bán cho Trung Quốc số chip máy tính trị giá hàng triệu USD.
Năm 2009, Chi Mak, kỹ sư gốc Hoa làm việc cho một nhà thầu quốc phòng của Hải quân Mỹ đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ vì lén cung cấp cho Trung Quốc các thông tin về loại động cơ tàu ngầm thế hệ mới Quiet Electric Drive của Mỹ.
Tháng 6.2016, một phụ nữ người Hoa tên Wenxia Man đã bị tòa án bang Florida kết án tù vì lén lút mua một số động cơ phản lực do các hãng Mỹ Pratt & Whitney và General Electric chế tạo, cùng với một máy bay không người lái quân sự của hãng General Atomic. Bà Wenxia Man khai nhận là làm việc cho quân đội Trung Quốc với nhiệm vụ tìm cách thu thập các loại vũ khí, khí tài của Mỹ để chuyển về Trung Quốc.
Vụ mới nhất là vào tháng 1.2020, Wei Sun, 48 tuổi, là chuyên viên vũ khí gốc Hoa làm việc cho hãng quốc phòng Raytheon Missile Systems (Mỹ) đã bị FBI bắt vì tội đánh cắp các phần mềm thiết kế vũ khí nằm trong diện cấm xuất khẩu, cùng với nhiều tài liệu tối mật về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Wei Sun đã chép các bộ phần mềm và tài liệu mật vào chiếc laptop của ông ta sau đó lén lút chuyển giao cho phía Trung Quốc. Wei Sun bị bắt giam nhưng đã muộn, phía Trung Quốc đã thu được những tài liệu quý giá về các dự án tên lửa chiến lược thế hệ mới mà Raytheon đang nghiên cứu cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Những vụ việc bị phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng, chính phủ Mỹ công bố đến nay đã có hơn 2.500 vụ gián điệp công nghệ trên đất Mỹ, phần lớn đều dính dáng đến Trung Quốc.
Việc tiếp cận trực tiếp các khí tài quân sự hiện đại sẽ giúp cho phía Trung Quốc có thể dùng giải pháp “công nghệ đảo ngược” (reverse engineering) để sao chép cấu trúc, phân tích kết cấu, tìm hiểu về vật liệu chế tạo của bản gốc… và dựa theo đó sản xuất loại tương tự. Đây là biện pháp nhanh nhất và ít tốn kém nhất vì khỏi phải khổ công nghiên cứu mất nhiều thời gian và hao tốn những khoản chi phí khổng lồ.
VNG chia sẻ các giải pháp công nghệ ra thị trường quốc tế
Ngài Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đã ghé thăm Công ty cổ phần VNG (VNG) để trao đổi và khai thác các tiềm năng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Đại sứ Vương quốc Anh Gareth Ward trong buổi gặp gỡ tại VNG
Chuyến thăm và làm việc của ngài Đại sứ nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về VNG - "kỳ lân" công nghệ tỉ đô đầu tiên của Việt Nam; cũng như xem xét các hướng đầu tư và cơ hội hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam trong các mảng Fintech (công nghệ tài chính), Smart City (thành phố thông minh). Đây là các lĩnh vực thế mạnh của Vương quốc Anh, đồng thời cũng là những lĩnh vực mà VNG đang chú trọng đầu tư trong chiến lược mới.
Trao đổi tại buổi làm việc vào ngày 25.6, Đại sứ Gareth Ward bày tỏ mong muốn phát triển các dự án thành phố thông minh, làm sao để TP.HCM trở thành trung tâm công nghệ của châu Á, cũng như đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Anh Quốc.
"Nước Anh mạnh về fintech, game và mong muốn có nhiều cơ hội hợp tác hơn với các quốc gia châu Á. Chúng tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về thị trường TP.HCM, về các xu thế công nghệ nổi bật tại đây", ngài Đại sứ chia sẻ.
Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG cùng trao đổi và chia sẻ với ngài Đại sứ các quan điểm của mình về tiềm năng của thị trường Việt Nam. Ông Minh cho rằng Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ cao, đội ngũ lao động có trình độ và khả năng áp dụng các nền tảng công nghệ mới.
Trong dịp này, Đại sứ Gareth Ward cũng đã nghe giới thiệu về hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ đa dạng của VNG. Trong đó, dự án Unipass - thẻ vé điện tử thông minh cho TP.HCM là một điểm nhấn trong việc xây dựng đô thị thông minh, với khoảng 225 xe buýt đã được thí điểm, gần 3,5 triệu vé đã được giao dịch qua Unipass.
Covid-19 đang tác động đến lĩnh vực công nghệ như thế nào? Covid-19 đang gây ra những tác động lớn đến lĩnh vực công nghệ cũng như nền kinh tế thế giới như giảm giá trị của nhiều công ty trên thị trường chứng khoán, phải hủy bỏ các hội chợ công nghệ, sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng... Cổ phiếu của các công ty công nghệ giảm Sự phụ thuộc của các công...