Những chiếc điện thoại có ảnh hưởng nhất mọi thời đại
Đây là những chiếc điện thoại có ảnh hưởng nhất khuấy động thị trường nhờ thiết kế, tính năng và những ảnh hưởng của nó đến smartphone ngày nay. Chỉ cần nhắc tên là bạn đã thấy ngay.
Motorola StarTAC (1996)
Motorola StarTAC đã đạt được thành công ngay lập tức dù có giá lên tới 1.000 USD ở thời điểm năm 1996. Đây là điện thoại nắp gập phổ biến đầu tiên và đạt tổng doanh số bán hàng toàn cầu là 60 triệu chiếc. Chiếc điện thoại này thậm chí còn gây được tiếng vang lớn với các nhà làm phim, khi nó xuất hiện trong các bộ phim và chương trình truyền hình vào cuối những năm 1990 qua hành động nhân vật mở điện thoại lên.
StarTAC đi kèm với khả năng gửi và nhận tin nhắn SMS, cảnh báo rung và pin bên ngoài có thể thay thế. Vào thời điểm đó, nó cực kỳ nhỏ, chỉ nặng 88g. StarTAC rõ ràng đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ điện thoại nắp gập sau này.
Nokia 9000 Communicator (1996)
Nokia 9000 Communicator được coi là tiền thân của những smartphone hiện nay về mặt tính năng. Chiếc điện thoại nắp gập được thiết kế với phần nắp nghiêng sang một bên. Đây là sự kết hợp giữa một máy tính xách tay thu nhỏ và modem dữ liệu nhằm hướng đến người dùng doanh nghiệp.
Các tính năng chính bao gồm CPU Intel 24MHz với 8MB bộ nhớ cho các ứng dụng và dữ liệu người dùng. Thiết bị có bàn phím QWERTY đầy đủ cũng như màn hình 640 x 200. Nokia 9000 Communicator có đầy đủ chức năng của một chiếc điện thoại thông thường và kèm theo một nền tảng thông minh để gửi và nhận email, duyệt web và chạy các ứng dụng ở bên trong. Chiếc điện thoại này nặng 397g khoảng và có giá 1.000 USD khi được bán ra. Nó đã thúc đẩy một số thế hệ tiếp nối và đóng vai trò là tiền thân của các loại điện thoại nhắn tin tiên tiến, phổ biến vào giữa những năm 2000.
Nokia 3310 (2000)
Nokia 3310 nổi bật vì hai lý do: độ bền huyền thoại và chức năng trò chuyện giống. Nokia 3310 là một bản cập nhật cho người tiền nhiệm Nokia 3210, nhưng nó đã tiến một bước xa hơn khi tích hợp thêm một tính năng trò chuyện cho phép mọi người gửi tin nhắn dài hơn tin nhắn văn bản thông thường thời điểm đó.
Nokia không tiếp thị 3310 như một chiếc điện thoại có độ bền cao nhưng sự thật là vỏ nhựa bên ngoài của nó có thể chống chịu cực tốt. Nokia 3310 cũng có vỏ Xpress có thể thay đổi với các màu sắc và hoa văn khác nhau. Nhờ tính năng gửi tin nhắn dài hơn tin nhắn văn bản 160 ký tự thông thường chiếc điện thoại này trở nên cực kỳ phổ biến với những người trẻ thích nhắn tin. Ngoài ra trên chiếc điện thoại này Nokia cũng phát triển một số tính năng thú vị khác, chẳng hạn như ứng dụng nhắc nhở, đồng hồ bấm giờ, máy tính và một số trò chơi, bao gồm game Snake huyền thoại.
Với doanh số toàn cầu là 126 triệu chiếc, nó không thành công về mặt doanh thu như chiếc 3210 với 160 triệu sản phẩm, nhưng tính năng nhắn tin của nó đã ảnh hưởng nhiều đến những chiếc điện thoại sau này.
Palm / Handspring Treo 180 (2002)
Video đang HOT
Treo 180 đã kết hợp PDA với khả năng gọi điện thoại vào cùng một thiết bị là một bước tiến lớn đầu tiên cho Palm và Handspring.
Phần cứng thú vị này có màn hình đơn sắc, cảm ứng điện trở và bàn phím QWERTY, cũng như nắp lật lên che màn hình và hoạt động như một tai nghe khi mở. Các thông số kỹ thuật khác bao gồm bộ nhớ 16MB và bộ xử lý Dragonball 33MHz. Chiếc điện thoại này đã tạo tiền đề cho các sản phẩm Treo ra đời sau đó, đặc biệt là Treo 600 và 650, vốn cực kỳ phổ biến với người dùng doanh nghiệp trong những năm 2000.
Motorola RAZR (2004)
Motorola RAZR là một trong những chiếc điện thoại mà tất cả mọi người đều khao khát, nó xứng đáng có mặt trong danh sách những chiếc điện thoại có ảnh hưởng nhất. Thiết bị có thiết kế nắp gập đỉnh cao với các đường nét mảnh mai và kết cấu bằng kim loại. RAZR được bán giá 400 USD ở thời điểm mới ra mắt. Đây là một trong những điện thoại thời trang nổi tiếng và đã bán được hơn 130 triệu máy. Giống như StarTAC, sản phẩm này rất phổ biến ở Hollywood. Motorola RAZR là một biểu tượng trong thời điểm ra mắt, thiết kế của nó cũng được bắt chước rất nhiều.
BlackBerry Curve (2007)
Curve là cú hích đầu tiên của công ty Research In Motion trong việc thu hút đại chúng. BlackBerry Curve là chiếc smartphone đầu tiên của nhiều người.
Curve tận dụng thiết kế track-ball nổi tiếng của BlackBerry Pearl với bàn phím QWERTY đầy đủ, cũng như màn hình màu. Một số thông số kỹ thuật bao gồm bộ xử lý 312MHz, dung lượng lưu trữ 64MB, RAM 16MB và camera. Ngoài ra thiết bị còn tích hợp thêm chức năng Wi-Fi và GPS giúp BlackBerry Curve là điện thoại thông minh đầu tiên của nhiều người.
iPhone đời đầu có lẽ là chiếc điện thoại có ảnh hưởng nhất từng được tung ra thị trường. Nó không phải là sản phẩm bán chạy nhất, cũng không có phần cứng tốt nhất, nhưng đó là tập hợp các ý tưởng lần đầu tiên được kết hợp tuyệt vời trên 1 thiết bị.
Thay đổi lớn được Apple giới thiệu là thiết kế toàn màn hình. Với iPhone, toàn bộ giao diện người dùng đã được xử lý trên chính màn hình cảm ứng. Nút Home chỉ dùng để thoát khỏi ứng dụng và đưa bạn trở lại màn hình chính. Một cải tiến lớn khác được giới thiệu là mang lại trải nghiệm duyệt web phong phú hơn nhiều khi so sánh với các điện thoại khác trên thị trường, vốn thường được mặc định là các trang web chỉ hiển thị bằng văn bản. Sản phẩm cũng được tích hợp iTunes Music Store ngay trên điện thoại.
Chiếc iPhone đầu tiên đã tạo tiền đề cho thế hệ iPhone đời sau và quan trọng hơn là App Store, cách mạng hóa cách mọi người sử dụng các ứng dụng di động.
HTC Dream / T-Mobile G1 (2008)
HTC Dream là điện thoại Android đầu tiên có mặt trên thị trường. Phần cứng rất linh hoạt nhờ cơ chế xoay điều khiển màn hình trượt. Các nút của bàn phím QWERTY khá mỏng và hiệu suất tổng thể của điện thoại tuy không ổn định nhưng nó đã củng cố vị trí công ty như một nhà tiên phong của Android và tạo tiền đề cho sự phát triển của Android sau này.
Google Nexus One (2010)
Nexus One, cũng do HTC sản xuất, được Google ủy quyền và ra mắt vào đầu năm 2010. Chiếc điện thoại này là sản phẩm đầu tiên đưa ra ý tưởng về Android thuần túy. Nexus One của Google được hưởng một số tính năng đặc biệt. Google đã bán điện thoại trực tiếp cho người tiêu dùng, mở khóa và cho phép họ sử dụng thẻ SIM của riêng, đặt nền móng cho Google Store và toàn bộ dòng điện thoại Nexus (và sau này là Pixel). Khi nói đến những chiếc điện thoại có ảnh hưởng nhất, Nexus One chắc chắn xứng đáng có một vị trí trong danh sách này.
Samsung Galaxy Note (2011)
Cuối cùng trong danh sách này là Samsung Galaxy Note ra mắt năm 2011. Chiếc điện thoại này là một bước nhảy vọt lớn đối với Samsung. Công ty bắt đầu với ý tưởng về một chiếc điện thoại có màn hình khổng lồ và hỗ trợ bút cảm ứng và kể từ đó Samsung đã liên tục cải tiến Galaxy Note mỗi năm khiến dòng sản phẩm này thực sự đạt đỉnh cao về thiết kế, công nghệ và phần mềm của công ty.
Không lâu sau sự xuất hiện của Note, kích thước màn hình trung bình của các dòng smartphone trên thị trường bắt đầu tăng lên. Ngay cả Apple cũng phải phá bỏ nguyên tắc trước đó và cho ra mắt iPhone 6 Plus, chiếc iPhone có màn hình lớn đầu tiên. Samsung Galaxy Note đã mở ra kỷ nguyên màn hình lớn hơn cho smartphone.
Rộ điện thoại tí hon, nhiều kiểu dáng, giá rẻ
Hàng trăm mẫu điện thoại với rất nhiều kiểu dáng khác nhau được bán giá vài trăm ngàn, có máy dưới 200 ngàn, khiến nhiều người thích thú mua dùng.
Thị trường đang rộ lên các mẫu điện thoại cơ bản, kích thước nhỏ trung bình bằng hai ngón tay, với nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhiều người mua một lần vài cái do giá máy rẻ, có khi chưa tới 200 trăm ngàn/chiếc.
Các mẫu điện thoại mini bán trên một gian hàng.
Trên Shopee, cửa hàng alofone... (TP.HCM) rao bán mẫu máy BM10. Chiếc máy có kiểu dáng cổ điển của chiếc Nokia 3310 đời 2017. Điểm đặc biệt của chiếc điện thoại hoài cổ này là kích thước nhỏ tương đương một cái bật lửa, có giá bán chỉ 178 ngàn đồng.
Theo thống kê của Shopee, nhà phân phối đã đưa ra thị trường lên đến 9,1 ngàn máy chỉ tính riêng trên nền tảng này.
Bên cạnh nguồn khách trên thương mại điện tử, cửa hàng còn có website riêng và khách vãng lai. Nói với PV , người phụ trách cửa hàng cho biết nguồn khách chủ yếu đến từ các trang thương mại điện tử.
Trên website của cửa hàng, có khoảng 30 mẫu máy với nhiều kiểu dáng khác nhau được bày bán. Giá sản phẩm dao động từ 199 ngàn đến trên 600 ngàn đồng, phổ biến ở mức 300-400 ngàn. Tất cả các máy đều có kích thước rất nhỏ, chỉ tầm hai ngón tay.
Dù vẻ ngoài nhỏ nhắn, các máy hầu hết đều được trang bị hai SIM, kết nối Bluetooth, có loa ngoài. Một số máy có thể kết nối với điện thoại khác để làm thiết bị thoại rảnh tay.
"Thông thường mức giá 170-180 ngàn đồng/chiếc là bán chạy nhất", quản lý cửa hàng nói với ICTnews. Với mức giá đó, hầu như mọi đối tượng khách hàng đều có thể tiếp cận. Không có nhóm khách hàng cụ thể nào mua dòng máy này.
Cũng có sản phẩm tương tự về kiểu dáng nhưng tên gọi hơi khác, nhà phân phối Tomeno... (Nam Định) đạt doanh số 2,3 ngàn máy đến thời điểm hiện tại. Nhà bán này còn có sản phẩm điện thoại mini kiểu dáng đơn giản, mặt sau được thiết kế như chìa khoá một hãng xe nổi tiếng, bán được 1,6 ngàn chiếc.
Doanh số các mẫu ở trên thuộc nhóm bán rất chạy xét ở mặt hàng điện thoại mini. Những điện thoại kích thước nhỏ khác bán được vài trăm cái, có mẫu bán được vài chục cái.
Trên các website thương mại điện tử khác như Lazada, Sendo, khi tìm kiếm cụm từ "điện thoại mini", hàng loạt kết quả hiện ra, mức giá phổ biến 200-400 ngàn đồng.
Một mẫu điện thoại "tí hon" đăng bán trên trang thương mại điện tử.
Do không có màn hình cảm ứng và tính năng tối giản nên các máy đều rất đa dạng kiểu dáng. Từ hình dạng cơ bản đến thiết kế theo nguyên mẫu của iPhone, hay có hình thú cưng, xe hơi, lon nước ngọt, điện thoại xoay, gập,... đủ cả. Trong đó, những mẫu máy có kiểu dáng đơn giản, màu sắc trung tính có vẻ được quan tâm nhiều hơn.
Tiền nào của đó
Trong các bình luận của người mua hàng, hầu hết đều thích thú với kiểu dáng nhỏ nhắn, tính đơn giản, dễ dùng của sản phẩm. Tuy nhiên do kích thước nhỏ và giá rẻ, một số máy phát sinh lỗi. Dù vậy, người dùng mua các sản phẩm này không tỏ thái độ bức xúc nhiều như khi mua sản phẩm khác giá trị cao hơn.
Một số lỗi phổ biến được ghi nhận ở các sản phẩm nhỏ gọn này là pin yếu, loa nhỏ, kết nối Bluetooth không ổn định, khó kiếm thẻ nhớ dung lượng thấp cho máy,...
Những lỗi trên khá dễ hiểu khi kích thước máy nhỏ, nhà sản xuất phải gói ghém linh kiện cho phù hợp. Linh kiện sử dụng cho sản phẩm cũng được chọn loại tiết kiệm. Chẳng hạn, pin của máy vẫn dùng loại Lithium-ion vốn dùng cho điện thoại cơ bản cách đây chục năm.
Với kích thước nhỏ, pin của máy cũng giới hạn nên dung lượng có thể không cao. Nhiều nhà bán giải quyết bằng cách tặng kèm một viên pin cho khách, để nếu một viên pin lỗi thì pin kia vẫn dùng được. Dù vậy, tỷ lệ lỗi về pin hay các chức năng khác khá "hên xui".
Thiết kế iPhone 13 màn hình gập và trượt Trang ConceptsiPhone đã đăng tải video bản dựng iPhone 13 với màn hình gập đôi giống Galaxy Z Flip. iPhone 13 màn hình gập sẽ như thế nào? Ý tưởng của ConceptsiPhone cho thấy chiếc điện thoại với thiết kế gập vỏ sỏ, màn hình viền mỏng của Apple. Trong đoạn video, thiết bị có kiểu dáng gập vỏ sò tương tự Samsung...