Những chị em sinh đôi học giỏi, du học
Trong khi chị em Mai Linh – Linh Nhi, Mỹ Trang – Huyền Trang cùng nhau khởi nghiệp ở Nhật Bản, Quỳnh Anh – Quang Anh nhận học bổng du học Mỹ.
Mai Nhi và Linh Nhi (SN 1994) là cặp song sinh nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp, thành tích học tập tốt.
Hai chị em là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, đều thi đỗ vào các trường đại học với điểm số cao. Sau đó, hai nữ sinh du học Nhật. Năm 2013, Mai Nhi đạt danh hiệu Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh.
Khi đang là sinh viên năm thứ 3, chị em song sinh thử sức với kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh tại Nhật, họ quyết định lập nghiệp ở vùng Nagoya (Nhật Bản).
Mỹ Huyền và Huyền Trang (sinh năm 1996, tại Hà Nội) là du học sinh ngành Mỹ thuật tại thành phố Okayama (Nhật Bản). Cặp chị em sinh đôi này là gương mặt tiêu biểu của hội du học sinh Việt tại Nhật.
Video đang HOT
Cô chị Mỹ Huyền làm việc cho công ty truyền thông của Nhật và trở thành người mẫu chụp quảng cáo khi đang còn ngồi trên ghế giảng đường. Cô em Huyền Trang đoạt giải Á hậu 1 cuộc thi Miss VYSA và trở thành Phó chủ tịch của Ban chấp hành Hội Thanh niên Việt Nam tại Okayama (VYSA Okayama).
Tháng 6/2016, chị em song sinh này cùng một nữ du học sinh người Việt giành giải nhất trong cuộc thi “Business plan contest” do International Pacific University, Okayama, Nhật Bản, tổ chức. Chiến thắng mang về cho họ 1,5 triệu yên và cơ hội khởi nghiệp trên đất Nhật.
Quỳnh Anh – Quang Anh (18 tuổi), hiện học lớp 12, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Cả hai gây ấn tượng với loạt thành tích học tập giỏi. Họ cùng giành được học bổng du học Mỹ. Trong đó, Quỳnh Anh trúng tuyển Đại học Rochester với gói học bổng gần 230.000 USD, còn Quang Anh được hỗ trợ 185.000 USD từ Đại học Williams.
Trước đó, Quỳnh Anh từng giành giải nhất học sinh giỏi tiếng Anh quốc gia khi học lớp 11, giải ba học sinh giỏi tiếng Anh quốc gia năm lớp 12, SAT 1.560/1.600, SAT Subject Test (790 Toán level 2, 730 Văn). Cậu em Quang Anh cũng giành giải nhất học sinh giỏi tiếng Anh thành phố lớp 12, giải nhất học sinh giỏi tiếng Anh quốc gia khi học lớp 12, SAT 1.570/1.600, SAT Subject Test (800 Toán level 2, 760 Văn, 790 Vật lý).
Quỳnh Anh chọn ĐH Rochester vì thích việc có thể tự xây dựng chương trình học của bản thân, có nhiều hoạt động phù hợp thiên hướng âm nhạc. Trong khi đó, Quang Anh quan tâm các ngành nghệ thuật hội họa, thiết kế, kiến trúc và tâm lý tại trường ĐH Williams.
Cùng học tại Mỹ, dù trường cách nhau hơn 300 km, cả hai không cho đó là vấn đề đáng ngại, bởi vẫn có thể thường xuyên trò chuyện, liên lạc qua mạng xã hội, hỗ trợ, lắng nghe nhau.
Đừng để điểm số lấy mất tuổi thơ con
Mỗi thời có những quan điểm về điểm số không giống nhau, nhưng những người 'lạc đường vào điểm số' thì giống nhau, đó là bằng mọi giá để có điểm thật cao, để đứng tốp đầu của lớp, của trường, để được nhận giải thưởng này, lời có cánh nọ...
Học vì điểm số con chưa hẳn giỏi kiến thức thực sự, nhưng chắc chắn dễ bị đánh mất tuổi thơ, tuổi học trò. Thời học sinh của tôi đã qua hơn 20 năm, ngày đó điểm số cũng rất quan trọng nhưng chúng tôi không phải học nhồi nhét. Học chỉ một buổi, không đi học thêm. Chỉ các bạn học giỏi thì có thêm những buổi ôn thi và những bạn học yếu cũng được bồi dưỡng thêm.
Bên cạnh việc học, chúng tôi còn biết làm đủ thứ việc trong gia đình và ngoài xã hội. Ngày ấy tôi vừa học vừa bươn chải kiếm tiền, làm đủ thứ việc nhưng lực học vẫn tốt. Thỉnh thoảng tôi có kể cho các con và học sinh nghe về việc học ngày xưa của mình. Nhiều năm liền tôi luôn đứng vị trí nhất lớp, top 3 lớp nhưng tôi không bị áp lực từ gia đình hay thầy cô. Tôi chủ động trong việc học và học khá nhẹ nhàng.
Tôi kể nhưng không phải để so sánh. Nếu tôi đem thành tích điểm số của mình để dạy học sinh và con mình thì chẳng khác nào tôi đang lạc vào điểm số, gây áp lực cho con, cho trò, đi ngược lại với sự tiến bộ, nhân văn. Chính vì thế tôi dạy một cách nhẹ nhàng, thiết thực để việc học hành của các con thoát lối học "gạo", thoát điểm số.
Những đợt kiểm tra học giữa kỳ, học kỳ cũng chẳng có gì áp lực. Nếu buổi chiều thi, buổi sáng con ở nhà xem qua vài lần, con vẫn có thời gian giải trí, vận động chân tay (đọc sách báo, xem truyền hình, làm việc nhà, chơi thể thao).
Những ngày trước, trong và sau các đợt kiểm tra, con vẫn học và ôn một cách nhẹ nhàng. Riêng những bài (hoặc phần) kiểm tra học thuộc lòng, tôi dạy nắm kiến thức cơ bản, trả lời theo cách hiểu của mình dù điểm không cao, không cần phải "tròn chữ" như sách giáo khoa, như mẫu của giáo viên để lấy điểm 9, 10.
Thời nay, học sinh học mụ cả người vì điểm số. Học quá nhiều nên dư kiến thức sách vở mà thiếu vốn sống thực tế. Cha mẹ chính là người đầu tiên, quan trọng nhất ép con học vì điểm số.
Người lớn chúng ta (nhất là các bậc phụ huynh) đang đánh cắp tuổi thơ, đánh cắp tuổi học trò của con em mình, khiến con em "lạc vào điểm số". Những đứa trẻ sẽ trải qua nhiều năm ám ảnh, hoặc thậm chí ám ảnh tới khi đã trưởng thành.
Và một điều đáng buồn hơn, một số phụ huynh trước đây từng bị áp lực này, khi có con, thay vì "giải thoát" cho con thì họ lại rơi vào vòng xoáy điểm số, con họ lại "trở về tuổi thơ" của cha mẹ.
Học hành phải thoải mái
Bạn tôi đang dạy tại một trường phổ thông ở Q.1 (TP.HCM) chia sẻ những ngày này, các phụ huynh rất căng. Tôi tò mò thì bạn cho biết việc thi cử của con không biết từ bao giờ đã trở thành áp lực của phụ huynh.
Bạn giải thích sở dĩ có hiện tượng đó vì phụ huynh cũng bị áp lực về thành tích của con mình với người ngoài (như đồng nghiệp, bà con, chòm xóm...). Đa số phụ huynh bây giờ có 1-2 con nên đầu tư cho con rất nhiều. Việc đầu tư chuyện học cho con là cần thiết, nhưng điều đáng nói là sau đó ai cũng mong con mình giỏi, tài năng... mà không hề biết mỗi đứa trẻ đều có giới hạn, ưu - khuyết riêng. Vấn đề là làm sao cho con mình tốt nhất có thể đã bị đẩy qua chuyện làm cho con mình giỏi nhất.
Thậm chí có những phụ huynh biết rõ sức học con mình ở mức trung bình nhưng vẫn muốn con khá, giỏi nên... không ngừng làm phiền thầy cô để xin "giúp đỡ". Tất nhiên, giáo dục trên nền tảng chân - thiện - mỹ không bao giờ cho phép điều đó.
Lẽ ra mùa thi của con, phụ huynh chỉ cần động viên con học tốt, thi tốt trong khả năng; chăm sóc sức khỏe cho con đảm bảo đủ tinh thần thoải mái bước vào phòng thi thì lại làm cho con thêm nặng nề.
Riêng mỗi bạn trẻ khi cắp sách đến trường, trước mỗi kỳ thi đã luôn có áp lực rồi mà còn thêm áp lực vô hình từ ba mẹ, những răn đe "phải đạt được" khiến các bạn thêm mệt mỏi. Từ đó cũng ít nhiều có tác dụng ngược, giảm khả năng tư duy, làm bài của người học.
Thực ra, kinh nghiệm tự thân, tôi thấy việc học hành cũng phải thong dong. Nên nhớ một máy tính mà ổ cứng chứa đầy, lại có thêm virus tấn công thì chạy sao nổi. Bộ não học trò cũng thế, nếu "tứ bề thọ địch" với những áp lực từ nhà trường, gia đình (mang tên bệnh thành tích) thì kỳ thi trở thành khoảng thời gian đau khổ, có thể dẫn tới stress, hậu quả khó lường nếu không đạt như "ước nguyện" của phụ huynh "gửi gắm" trước đó.
Giải thoát cho con
Học giỏi nhưng không bị áp lực, biết làm nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày, có kỹ năng là điều đáng khích lệ. Học giỏi nhưng học mụ người, ăn vội ngoài đường, học vội, tranh thủ ngủ thêm sau lưng cha mẹ trên đường đến trường, không biết làm các việc nhỏ trong gia đình... thì liệu cái giỏi ấy có xứng đáng, có nên đánh đổi?! Cha mẹ hãy "giải thoát" điểm số cho con!
Nam sinh Hưng Yên trúng tuyển 3 trường đại học Mỹ Là một trong rất ít học sinh ở tỉnh Hưng Yên ứng tuyển đại học Mỹ, gặp nhiều khó khăn không biết phải hỏi ai, chia sẻ với ai, Lê Hoàng Bách vẫn quyết tâm giành học bổng thực hiện ước mơ du học. Hoàng Bách (sinh năm 2002) là học sinh trường THPT Chuyên Hưng Yên. Chính việc học lớp chuyên Anh...