Những chỉ đạo đặc biệt đón năm học mới đầy khó khăn và thách thức
Địa phương tự quyết định phương án học, đảm bảo học sinh khó khăn đủ phương tiện học online và miễn giảm học phí là những chỉ đạo mới trong năm học 2021 – 2022.
Để năm học 2021 – 2022 an toàn và đảm bảo chất lượng trong bối cảnh dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng các địa phương đưa ra các chỉ đạo, giải pháp mới.
Đảm bảo đủ phương tiện học online
Ngày 4/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 24 về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.
Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, dịch COVID-19 tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục, đặc biệt là việc học trực tuyến trong thời gian dài, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, địa phương chủ động thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình. Những nơi an toàn trong phòng, chống dịch thì vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.
Để phục vụ hiệu quả việc học trực tuyến, Thủ tướng cũng đề nghị trường hướng dẫn gia đình có biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả; các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa, gồm cả bản điện tử đầy đủ thuận lợi.
Bộ GD&ĐT cần đưa ra các phương pháp đánh giá, kiểm tra trực tuyến và phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp với tình hình chống dịch, từng bước chuyển đổi số để chuyển đổi việc tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và bảo vệ tốt nghiệp sang hình thức trực tuyến.
Thủ tướng nhấn mạnh với địa phương đang có dịch và thực hiện chỉ thị 15 và chỉ thị 16, trước mắt tổ chức dạy học trực tuyến; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng, đổi mới phương thức dạy học giúp trẻ em, học sinh vừa học vừa chơi, hứng thú học tập.
Học sinh khai giảng năm học mới.
Video đang HOT
Địa phương tự quyết lịch học
Ngày 31/8, trong công điện gửi các tỉnh Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương tổ chức khai giảng năm học mới 2021 – 2022 linh hoạt theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc truyền hình trực tiếp tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương. Lễ khai giảng bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực.
Với địa phương dịch COVID-19 phức tạp, người đứng đầu ngành giáo dục đồng ý để Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc lùi thời điểm bắt đầu năm học mới cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát. Địa phương cũng cần quan tâm chỉ đạo các trường tăng cường phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp đảm bảo việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình với học sinh lớp 1 và lớp 2 đạt chất lượng.
Ông cũng đề nghị các tỉnh tiếp tục chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp sách giáo khoa kịp thời đến học sinh, tiếp nhận học sinh đang về cư trú tại địa phương để phòng, chống dịch COVID-19.
Miễn giảm học phí
Về miễn, giảm học phí năm học 2021 – 2022, trong Chỉ thị 24, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương thực hiện miễn giảm học phí, bảo đảm không học sinh nào không được đến trường sau dịch COVID-19 vì khó khăn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục mầm non.
Trước đó, trong công điện, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị địa phương kịp thời xem xét và thực hiện miễn giảm cho các học sinh theo quy định. Địa phương cần đặc biệt quan tâm với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên thuộc khu vực có ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19.
Liên quan đến việc này, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 81 đưa ra các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên. Theo đó, Chính phủ quy định khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định.
Nghị định 81 hiệu lực từ ngày 15/10 tới. Như vậy sau ngày này, học sinh, sinh viên ở vùng ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh có thể được xem xét miễn giảm học phí một học kỳ hoặc cả năm học 2021 – 2022.
Tính đến ngày 5/9, 4 địa phương quyết định miễn giảm học phí cho toàn bộ học sinh. Trong đó, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng miễn 100% học phí năm học 2021 – 2022, Hà Nội miễn 50% học phí và TP.HCM miễn 100% học phí học kỳ I. Các địa phương khác như Bạc Liêu, Tây Ninh, Đồng Nai… đang có phương án đề xuất HĐND cấp tỉnh xem xét miễn học phí.
Thầy cô tự tin dạy chương trình mới
Trong bối cảnh dịch bệnh, cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng chương trình mới dưới hình thức trực tuyến và tự bồi dưỡng tại nhà.
Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum cũng chủ động hỗ trợ SGK cho học sinh khó khăn.
Học sinh vùng khó huyện Tu Mơ Rông làm quen với chương trình SGK lớp 1.
Đảm bảo 100% học sinh có SGK
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, năm học mới đang đến gần, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đã và đang huy động, hỗ trợ SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo tất cả các em đều có sách đến trường.
Thầy An Văn Sáu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết, năm học 2021-2022 thực hiện chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6. Do đó, đơn vị đã chỉ đạo các trường lên danh sách những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để lên phương án hỗ trợ kịp thời.
Qua đó, khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6 có khoảng 600 em học sinh hoàn cảnh khó khăn, không thuộc diện được hỗ trợ. Sau khi các trường lập danh sách, đơn vị đã tham mưu UBND huyện để xin kinh phí mua SGK cho các em học sinh.
Theo thầy Sáu, hiện tại UBND huyện đang làm tờ trình xin chủ trương của thường trực Huyện uỷ.
"Mặc dù đơn vị đã tham mưu lên UBND huyện để xin kinh phí mua SGK cho các em học sinh. Tuy nhiên, nếu kinh phí không đủ, đơn vị sẽ kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ. Quan điểm của Phòng là đảm bảo tất cả các em học sinh đều có SGK khi bước vào năm học mới", thầy Sáu chia sẻ.
Cũng theo thầy Sáu, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, 100% cán bộ, giáo viên của các trường được tập huấn, bồi dưỡng chương trình mới bằng hình thức trực tuyến.
"Sau khi kết thúc hè, nếu tình hình dịch bệnh ổn định sẽ tổ chức tập trung để học chuyên đề, chính trị... Còn nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì sẽ mượn điểm cầu của các xã để tổ chức", thầy Sáu cho biết.
Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Ngô Quyền tham gia tập huấn, bồi dưỡng chương trình SGK lớp 2.
Kế thừa, rút kinh nghiệm từ chương trình SGK lớp 1
Tương tự, cô Nguyễn Thị Mỹ Huế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền cho biết, năm học trước, cán bộ, giáo viên của đơn vị đã được tiếp cận chương trình SGK lớp 1. Do đó, năm học 2021-2022 khi đổi mới chương trình SGK lớp 2 thì cán bộ, giáo viên không còn bỡ ngỡ.
Theo cô Huế, toàn trường có khoảng 899 em học sinh. Năm học sắp tới có khoảng 203 em học sinh bước vào lớp 2. Trong đó có 19 em có hoàn cảnh khó khăn. Như năm học trước, các bậc phụ huynh có con học ở trường chủ động, tự nguyện hỗ trợ SGK mới, đồ dùng học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Các cán bộ, giáo viên trong trường cũng sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khốn khó. Chính vì vậy, nhà trường không lo lắng về vấn đề thiếu SGK cho học sinh trong năm học mới.
Trước khi vào năm học mới đơn vị cũng đã tuyên truyền cho phụ huynh về việc thay đổi SGK lớp 2. Do đã tìm hiểu từ trước nên các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ và đăng kí mua bộ SGK phù hợp cho năm học mới.
Cũng theo cô Huế, đối với những bộ SGK cũ, học sinh gửi lại cho trường, đơn vị trao tặng cho một số trường vùng ven. Bên cạnh đó, giữ lại một số bộ SGK để hỗ trợ cho những em khó khăn, mồ côi...
Nữ hiệu trưởng cho hay, do trường ở vùng thuận lợi nên cơ sở vật chất, đường truyền Internet thuận lợi. Chính vì vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cán bộ, giáo viên chủ chốt tham gia tập huấn trực tuyến tại trường. Tuy nhiên vẫn đảm bảo đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn.
Để bắt nhịp với chương trình mới, nhà trường khuyến khích các cán bộ, giáo viên tự bồi dưỡng tại nhà. Những phần nào chưa rõ, giáo viên có thể trao đổi, hỗ trợ nhau.
Để đáp ứng chương trình mới, Trường Tiểu học Ngô Quyền cũng chủ động sửa chữa cơ sở vật chất cần thiết, mua sắm thêm thiết bị dạy học. Bên cạnh đó, vừa qua Sở GD&ĐT cũng phân bổ thêm thiết bị: tivi, đàn, tủ đựng sách, bộ đồ dùng...
Rút kinh nghiệm từ chương trình SGK lớp 1, cô Huế cho hay, năm học này đơn vị sẽ chủ động xây dựng chương trình ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học cũ. Ngoài ra, giáo viên chủ động chia sẻ kinh nghiệm, linh hoạt thay đổi phương pháo giảng dạy để phù hợp với các em học sinh.
"Cán bộ, giáo viên trong trường đã được tập huấn, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Chính vì vậy, nhà trường sẵn sàng bước vào năm học 2021-2022 với chương trình mới", cô Huế chia sẻ.
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ- CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
"ATM điện thoại - máy tính cũ" giúp học sinh khó khăn Nhiều trường học ở TP HCM thực hiện mô hình "ATM điện thoại - máy tính cũ" giúp học sinh khó khăn có thiết bị học trực tuyến Học sinh toàn TP HCM sẽ học trực tuyến đến hết học kỳ I. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, hiện nay có 77.000 học sinh không đủ...