Những chất tăng cường khả năng sinh sản cho nam giới
Khả năng sinh sản của nam giới có vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giống nòi. Vì vậy, nam giới cần bổ sung các chất giúp tăng cường và bổ sung khả năng sinh sản của mình.
Selen: hữu ích cho việc hỗ trợ khả năng sinh sản của nam giới. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh. Nó bảo vệ các tế bào tuyến tiền liệt khỏi tổn hại. Sự thiếu hụt selen có thể dẫn đến lượng tinh trùng thấp.
Vitamin C: nên bổ sung vitamin C để tăng cường khả năng sinh sản. Vitamin C với bioflavonoids tăng cường sản xuất tinh trùng. Nó cũng ngăn ngừa vón cục, tăng tính lưu động của sự di chuyển.
Kẽm: Khi thiếu kẽm, cơ quan sinh dục của nam giới sẽ có những thay đổi đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dạng và chức năng của tinh trùng. Hãy bổ sung kẽm cho tinh trùng khỏe mạnh. Khoáng chất này hỗ trợ các chức năng cơ quan sinh sản và sức khỏe miễn dịch. Sự xuất tinh khỏe mạnh có chứa hàm lượng kẽm cao. Dù chất bổ sung này giúp tăng cường khả năng sinh sản, nhưng điều quan trọng là đừng quá lạm dụng và phải cân bằng với đồng.
Vitamin E: là một vitamin thiết yếu cho sinh sản. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa các độc tố như chì, cacbon, thủy ngân, benzen,… Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có tác dụng tăng cường khả năng sinh sản đối với cả nam và nữ. Vitamin E giúp tăng khả năng di động của tinh trùng. Khả năng di chuyển của tinh trùng là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đối với khả năng thụ thai. Vitamin E là dưỡng chất có thể ngăn ngừa các gốc tự do làm ảnh hưởng tới khả năng chuyển động của tinh trùng, hoạt động như một hàng rào bảo vệ tinh trùng khỏi những yếu tố gây hại, giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn và dễ hơn tới gặp trứng để thụ tinh.
Video đang HOT
Dầu hạt lanh: Sử dụng chất bổ sung dầu hạt lanh để tăng cường khả năng sinh sản. Các axit béo thiết yếu cần thiết cho sự hoạt động của các tuyến sinh sản. Hạt giống cây lưu ly dầu anh thảo có thể được thay thế cho dầu hạt lanh.
Sau mắc COVID-19, khả năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng trong bao lâu?
Theo một nghiên cứu mới về kiểm tra chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 có triệu chứng, việc mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới trong nhiều tuần sau khi phục hồi bệnh.
Thời gian phục hồi từ COVID-19 tăng lên, chất lượng của tinh trùng sẽ được cải thiện
Nghiên cứu này được thực hiện ở Bỉ, lấy mẫu tinh dịch từ 120 đàn ông ở Bỉ có độ tuổi trung bình là 35 trong vòng trung bình 52 ngày sau khi các triệu chứng COVID-19 của những người này hết hẳn. Kết quả, mẫu tinh dịch được lấy từ 35 người đàn ông trong vòng một tháng sau khi khỏi bệnh cho thấy khả năng di chuyển của tinh trùng giảm 60% và số lượng tinh trùng giảm 37%.
Các mẫu từ 51 bệnh nhân được lấy từ một đến hai tháng sau khi hồi phục cho thấy 37% đã giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và 29% có số lượng tinh trùng thấp, giảm tiếp xuống 28% và 6% sau ít nhất hai tháng trôi qua.
Như vậy, theo thời gian kể từ khi phục hồi từ COVID-19 tăng lên, chất lượng của tinh trùng cũng được cải thiện. Theo nghiên cứu này, hiện tượng ảnh hưởng DNA của tinh trùng hầu hết diễn ra trong tháng đầu sau nhiễm. 1/4 người tham gia nghiên cứu có các thông số bình thường về tinh trùng trong khi 25,4% có hai thông số bất thường.
Tuy nhiên, khoảng 53 ngày sau khi được chẩn đoán nhiễm virus, các xét nghiệm PCR tinh trùng đều không phát hiện RNA của virus SARS-CoV-2 trong bất cứ mẫu tinh dịch nào của 120 tình nguyện viên. Các thông số về chất lượng tinh trùng trở lại mức bình thường sau 2 tháng kể từ khi nhiễm.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết họ đã tìm thấy "bằng chứng mạnh mẽ" rằng COVID-19 không thể lây truyền qua đường tình dục qua tinh dịch sau khi một người đã khỏi bệnh.
Tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu để biết chính xác thời gian để phục hồi hoàn toàn các chỉ số về tinh trùng.
Được biết, một số loại virus như cúm có thể làm "hỏng" tinh trùng. Trong trường hợp bị cúm, nhiệt độ cơ thể cao do sốt là nguyên nhân.
Nhưng trong trường hợp của COVID-19, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa sự hiện diện hoặc mức độ nghiêm trọng của sốt và chất lượng tinh trùng. Thay vào đó, họ tin rằng nguyên nhân có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các thử nghiệm cho thấy nồng độ cao hơn của các kháng thể COVID-19 trong huyết thanh của bệnh nhân có tương quan chặt chẽ với việc giảm chức năng tinh trùng, các nhà nghiên cứu cho biết, điều này cho thấy "nguyên nhân miễn dịch chứ không phải do sốt của rối loạn chức năng tinh trùng tạm thời".
Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng không có RNA COVID-19 trong tinh dịch của những bệnh nhân đã vượt qua được virus, nhưng thực tế là các kháng thể đang tấn công tinh trùng cho thấy virus có thể "phá vỡ hàng rào bảo vệ tinh hoàn" trong thời kỳ đỉnh điểm của nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu cho biết.
Điều này bổ trợ thêm thông tin cho một nghiên cứu trước đó từ Vũ Hán ở Trung Quốc, nơi xét nghiệm PCR trên các mẫu tinh dịch của bệnh nhân nhiễm COVID có kết quả dương tính với coronavirus.
Phụ nữ chỉ có 1 độ tuổi vàng để tận hưởng "thăng hoa chăn gối", ai bỏ qua thì chắc chắn phải hối tiếc Lúc này ở giai đoạn này thì cảm xúc phụ nữ còn khá cao. Các nghiên cứu khẳng định rằng, nhu cầu của phụ nữ tăng lên khi hormone giới tính và khả năng sinh sản của cô ấy giảm đi. Thời điểm vàng của nhu cầu ở phụ nữ Chính xác thì độ tuổi từ 30 mới là thời điểm vàng mà...