Những “cha hiền” mầm non giữa Sài Gòn
Có người mới vào nghề vài năm, có người đã gắn bó 13-14 năm nhưng những người thầy dạy trẻ mầm non đó chưa từng hối hận với lựa chọn của mình.
Một ngày mới của thầy Duy bắt đầu bằng việc cùng học, cùng chơi với trẻ
Chuyển hướng từ công nghệ sinh học sang… giáo dục mầm non
Năm học 2019-2020, là năm thứ hai thầy giáo trẻ Thái Hồng Duy gắn bó với ngôi trường Mầm non 19/5 Thành phố (quận 1, TP.HCM). Khi học lớp 12, ban đầu Duy dự tính thi khối B ngành Công nghệ sinh học, nhưng đến khi làm hồ sơ dự thi, Duy nộp vào khoa… Giáo dục mầm non Trường Đại học Sài Gòn. Quyết định này của Duy khiến tất cả bạn bè, thầy cô đều bất ngờ, ai cũng hỏi vì sao lại đổi ngành?
Duy đã đắn đo, suy nghĩ rất nhiều trước khi nộp hồ sơ dự thi, bởi đây là ngành rất đặc thù, gần như chỉ dành riêng cho phụ nữ. Rất may, Duy được gia đình, đặc biệt là mẹ rất ủng hộ và động viên “nếu con yêu thích, con hãy theo đuổi nó đến cùng”.
Thầy Duy chăm sóc trẻ ăn sáng
Còn với thầy Nguyễn Phương Bình, đây là năm thứ 14 anh gắn bó với Trường Mầm non 1 (quận 5). Anh cũng là một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu của TPHCM nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2019.
Từ năm lớp 11, Bình đã rất thích chơi với các cháu, với các bé hàng xóm và thật sự bị thu hút trước sự hồn nhiên, ngây thơ và thông minh của trẻ nhỏ. Tự đánh giá thấy mình có khả năng chăm sóc và dạy các cháu nên Bình xác định sẽ trở thành giáo viên mầm non.
Thầy Nguyễn Phương Bình tâm sự : “Gia đình chưa kịp mừng khi con theo Sư phạm thì “choáng” khi nghe con chọn Mầm non. Rồi đến bạn bè cũng bất ngờ, cũng can ngăn không chỉ vì những lý do thông thường như giáo viên mầm non vất vả, thu nhập thấp mà chủ yếu cho rằng đó là nghề dành cho nữ giới”. Cho đến khi đi học Sư phạm, thầy Bình cũng là “độc đinh” trong lớp, thậm chí trong cả khối.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Phương Bình đã gắn bó với trẻ mầm non gần 14 năm
Thầy cũng biết tết tóc, dạy trẻ múa hát
Nhắc đến giáo viên mầm non, mọi người đều hiểu người giáo viên phải chịu khó, khéo léo, tỉ mỉ… khi dỗ dành, chăm sóc, dạy dỗ đứa trẻ, những tố chất thường “làm khó” cho phái mạnh, vì thế những người thầy dạy mầm non như thầy Bình, thầy Duy luôn là sự bất ngờ thú vị và đáng yêu.
Lúc mới vào nghề, thầy Duy được phân làm giáo viên dạy lớp nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi). Khi mới vào lớp, thầy không khỏi lo lắng vì không biết trẻ sẽ đón nhận “thầy” chứ không phải “cô” như thế nào, rồi trẻ quấy khóc nhiều, Duy phải học từ cách vỗ về, bế bồng dỗ trẻ. Mỗi ngày trôi qua, quen dần với công việc, Duy học các cô đồng nghiệp cách tết tóc cho bé gái, rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, cách giao tiếp… bởi theo thầy Duy, đây là bậc học vô cùng quan trọng, làm nền tảng bước đầu cho những cấp học tiếp theo. Là “mì chính cánh” duy nhất của trường, thầy Duy cũng rất tích cực tham gia công việc như làm MC, hát và thậm chí tham gia múa phụ họa.
Thầy cũng khéo léo, nhẹ nhàng, tỉ mỉ không thua gì các cô giáo mầm non
Thời gian đầu khi mới ra trường, thầy Nguyễn Phương Bình cũng được phân công về lớp nhà trẻ, việc chăm sóc phức tạp, khó khăn hơn do các cháu chưa biết tự làm vệ sinh cá nhân. Lên lớp vài hôm, thầy Bình cũng… hết hồn, thậm chí đã có lúc thầy nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Nhưng rồi, tiếp xúc với trẻ, các em rất tình cảm, nhanh quý mến người khác nên đã tiếp thêm “sức đề kháng” cho thầy.
So với đồng nghiệp nữ, thầy cũng gặp những trở ngại nhất định. Có trẻ ban đầu còn lạ lẫm, cô giáo đón không sao nhưng thấy thầy là khóc thét đòi mẹ; rồi nhiều công việc như tết tóc cho các bé gái thì thầy luống cuống hơn. Rồi ngay cả phụ huynh, chủ yếu là các bà mẹ đưa đón con, lúc đầu cũng ngại trao đổi với thầy về những vấn đề của trẻ.
Nhưng bằng tình yêu, sự kiên nhẫn với trẻ, dần dần, thầy Bình không còn nề hà bất cứ công việc nào, từ những công việc tỉ mỉ như lau dọn đồ chơi, cọ nhà vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, trang điểm, múa hát cho các bé… đến các công việc cần sức của người đàn ông trong trường như bê bàn ghế, lau dọn, sửa quạt…
Những người thầy dạy trẻ mầm non cho biết, khi dạy các con cần nhất là sự kiên nhẫn, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, dễ thương, phải nhẹ nhàng và tự mình sắm vai như một người bạn của trẻ để hiểu trẻ hơn. Điều quan trọng nhất, là yêu trẻ bằng cả trái tim mình.
Khi thật tâm yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu trẻ thì không còn sự phân biệt giới tính. Thậm chí “ông thầy” còn có ưu điểm vừa làm mẹ nhưng cũng vừa làm người cha. Nhiều phụ huynh lo ngại khi thầy chăm sóc trẻ gái, nhưng các thầy cho biết, trong lớp luôn có 2 giáo viên, cô giáo sẽ phụ trách việc thay đồ, vệ sinh cho bé gái, còn thầy sẽ phụ trách các bé trai.
“Mỗi ngày trôi qua, được chơi, được vui đùa, dạy bảo các con là điều tôi cảm thấy rất vui. Trẻ con rất vô tư, hồn nhiên, khi mình dành cho trẻ sự yêu thương từ trái tim mình, trẻ cũng đáp lại bằng tình yêu thương ấy. Kết thúc một ngày làm việc, bằng nụ cười hồn nhiên, cái vẫy tay chào của trẻ… là điều rất tuyệt vời”, thầy Bình tâm sự.
Theo infonet
Thầy giáo 14 năm dạy trẻ mầm non giữa Sài Gòn
Ngay từ khi học lớp 11, cậu học trò Nguyễn Phương Bình đã xác định mình sẽ theo nghề giáo viên mầm non. Đến nay, đã gần 14 năm, thầy Bình là "mẹ hiền" của trẻ mầm non.
Mới đây, thầy Nguyễn Phương Bình - giáo viên mầm non Trường Mầm non 1, quận 5 là một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu của TPHCM nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2019.
Thầy Nguyễn Phương Bình là giáo viên mầm non Trường Mầm non 1, quận 5, TPHCM.
Gia đình "choáng", bạn bè bất ngờ
Lý do thầy Bình chọn nghề rất giản dị: trước đây thầy hay chơi với các cháu, với các bé hàng xóm và thật sự bị thu hút trước sự hồn nhiên, ngây thơ và thông minh của trẻ nhỏ. Tự đánh giá thấy mình có khả năng chăm sóc và dạy các cháu nên thầy xác định sẽ trở thành giáo viên mầm non.
Gia đình chưa kịp mừng khi con theo Sư phạm thì "choáng" khi nghe con chọn Mầm non. Rồi đến bạn bè cũng bất ngờ, cũng can ngăn không chỉ vì những lý do thông thường như giáo viên mầm non vất vả, thu nhập thấp mà chủ yếu cho rằng đó là nghề dành cho nữ giới.
Cho đến khi đi học Sư phạm, thầy Bình cũng là "độc đinh" trong lớp, thậm chí trong khối. Ai gặp cũng hỏi, sao thầy chọn nghề này.
Rồi đến khi thầy ra trường đi dạy, nhiều phụ huynh vừa tò mò lẫn lo lắng khi "mẹ hiền" của con mình lại một nam thanh niên, trong khi công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, nhẹ nhàng...
Nghe những điều đó, thầy Bình chỉ cười và "giải đáp" bằng chính sự tận tụy, lòng yêu trẻ và sự gắn bó với nghề của mình bao nhiêu năm qua.
Lãnh đạo Trường mầm non 1 đánh giá, thầy Nguyễn Phương Bình là người thầy làm việc có trách nhiệm. Thầy sáng tạo, sắp xếp, tổ chức công việc rất khoa học và đặc biệt, thầy rất biết chia sẻ và lắng nghe không chỉ với học trò mà với đồng nghiệp.
Khó khăn nhiều nhưng cũng lắm lợi thế
Thời gian đầu khi thầy Bình mới ra trường, lại nhận lớp nhà trẻ, việc chăm sóc phức tạp, khó khăn hơn do các cháu chưa biết tự làm vệ sinh cá nhân. Lên lớp vài hôm, thầy Bình cũng... hết hồn, trong lòng nghĩ hay thôi mình nghỉ. Nhưng rồi, tiếp xúc với trẻ, các em rất tình cảm, nhanh quý mến người khác nên đã tiếp thêm "sức đề kháng" cho thầy.
So với đồng nghiệp nữ, thầy cũng gặp những trở ngại nhất định. Có trẻ ban đầu còn lạ lẫm, cô giáo đón không sao nhưng thấy thầy là khóc thét đòi mẹ; rồi nhiều công việc như tết tóc cho các bé gái thì thầy luống cuống hơn. Rồi ngay cả phụ huynh, chủ yếu là các bà mẹ đưa đón con, lúc đầu cũng ngại trao đổi với thầy về những vấn đề của trẻ.
Nhưng "ông thầy" dạy mầm non cũng có những lợi thế nhất định. Trong lớp, trong trường, những việc cần sức "đàn ông" như bê bàn ghế, lau dọn, tháo cánh quạt, sửa đồ này nọ đã có "thầy Bình ơi". Dần dần, thầy không còn nề hà bất cứ công việc nào, những công việc tỉ mỉ như lau dọn đồ chơi, cọ nhà vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, trang điểm, múa hát cho các bé... thầy Bình bắt nhịp hết.
Khi thật tâm yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu trẻ thì không còn sự phân biệt giới tính. Thậm chí "ông thầy" còn có ưu điểm vừa làm mẹ nhưng cũng vừa làm người cha.
Đối với trẻ nhỏ, nhất là các bé trai, việc hiện diện vai trò của một người đàn ông mạnh mẽ, hào hiệp, gánh vác những việc nặng và không ngại những việc tỉ mỉ... hình thành cho các em một hình mẫu đẹp.
Sự yêu nghề luôn thôi thúc thầy tìm tòi, sáng tạo hướng đến những điều tốt đẹp cho trẻ. Thầy Bình sáng tạo trong các bài dạy, các hoạt động, thậm chí là "phá cách", không đi theo những lối mòn trong giáo dục trẻ từ cách chọn đồ chơi, vật dụng làm minh họa trực quan sinh động.
Thầy Bình từng giành giải Ba cấp thành phố trong hội thi triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo khối mầm non; giải Nhất giáo viên giỏi cấp thành phố; đạt danh hiệu "Lao động giỏi", "Lao động sáng tạo" do Công đoàn giáo dục thành phố trao tặng.
Nhưng thành quả lớn nhất với thầy không phải là các danh hiệu. Thầy tâm sự nếu cho phép quay ngược thời gian hay có cuộc đời thứ hai, thầy vẫn sẽ chọn nghề giáo viên mầm non.
Hoài Nam
Theo Dân Trí
Giáo viên tiểu học - Bài 2: Khi cô cũng là "mẹ"... Nếu bậc mầm non được ví như những bước chập chững đầu tiên thì trường tiểu học là nơi trẻ được rèn luyện và khám phá. Ở đó có sự dìu dắt ân cần, lòng yêu thương, sự bao dung nhưng không kém phần nghiêm khắc của những người cô, người thầy. Trong số những nhà giáo đó, 8 giáo viên được tôn...