Những cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe, hợp phong thủy
Cây xanh trong nhà không chỉ mang yếu tố phong thủy mà còn giúp làm sạch không khí, rất tốt cho sức khỏe.
Một không gian sống gần gũi với thiên nhiên là điều ai cũng mong muốn. Không chỉ góp phần làm đẹp cho không gian nhà ở, một số loại cây cảnh còn có tác dụng rất tốt cũng như còn có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống đem lại không gian sống trong lành, khỏe mạnh cho gia đình.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ được mệnh danh là loại cây dành cho phòng ngủ. Nó có khả năng mà hầu như các loài cây khác không có được, đó là sản sinh ra khí O2 làm thanh sạch cho gia đình vào ban đêm. Cây không cần quá nhiều ánh sáng và nước nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà.
Ảnh minh hoạ.
Cây lưỡi hổ còn có thể hấp thụ 107 loại độc tố trong nhà, đuổi xui xẻo, hút tài lộc để thấy hết lợi ích của cây lưỡi hổ. Thêm vào đó kiểu lá đơn, cứng của loại cây này còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sẽ rất ấn tượng khi dùng trong trang trí.
Cây Lan Ý
Ở Việt Nam, cây Lan Ý còn được gọi là cây bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Loài cây này tượng trưng cho niềm hạnh phúc của người phụ nữ, hạnh phúc và tình yêu sẽ tràn ngập khắp căn nhà. Lan Ý là loại cây thân thảo nên thích nghi tốt với nơi ít ánh sáng.
Ảnh minh hoạ.
Cây Lan Ý không chỉ có khả năng hút ẩm, mà còn cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Lan Ý còn có thể lọc được benzene VOC – chất gây ung thư có trong sơn và sáp đánh bóng. Lan Ý còn trung hòa được cả axeton có trong nước tẩy móng tay hay formaldehyde có trong đồ gỗ mới. Chất trichloroethylen phát ra từ những thiết bị điện tử, chất tẩy rửa hay kết dính đều được Lan Ý hấp thụ.
Cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng là loài cây được người Nhật coi là vô cùng thiêng liêng, vì vậy mà nó còn có tên gọi là cây bách Nhật Bản. Người ta tin rằng, các linh hồn của người chết và của các vị thần đều sống ở bên trong cây.
Ảnh minh hoạ.
Loài cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn, giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuyết tùng đòi hỏi trồng ở nơi có bóng mát và được tưới nước thường xuyên nên có thể để ở ban công hoặc cửa sổ.
Cây thu hải đường
Thu hải đường có thể lọc tốt benzene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene – vốn được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính…
Ảnh minh hoạ.
Tiếp xúc với toluene trong thời gian đủ dài có thể bị bệnh ung thư. Vì vậy, hãy đặt chậu cây thu hải đường trong một khu vực có ánh sáng mặt trời phong phú, cây sẽ ra những cụm hoa trắng, hồng, đỏ rất đẹp mắt và thanh lọc các hóa chất từ toluene. Cây cần môi trường sinh sống được tưới tiêu nước tốt, có độ ẩm cao.
Cây dây nhện
Cây dây nhện được mệnh danh là “máy lọc không khí” của tự nhiên. Loài cây này có thể hấp thụ 80% formaldehyde trong các sản phẩm đồ gỗ mới, 95% khí CO2 trong không khí, phenylethylene hay benzen từ các loại sáp, máy photocopy, sơn tường… Đặc biệt, cây Dây Nhện còn có thể hấp thụ khí nicotine đối với những nhà có người hút thuốc lá.
Ảnh minh hoạ.
Cây dây nhện luôn có khả năng quang hợp dưới ánh sáng tối thiểu. Nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Một chậu cây dây nhện nhỏ là đủ để làm sạch không khí trong không gian 200m2.
Cây hương đào
Cây hương đào hay cây sim là biểu tượng của hòa bình và vui vẻ. Người xưa tin rằng, loài cây này rất linh thiêng và có thể giúp người già có lại tuổi trẻ, khiến người lữ khách có thêm năng lượng và tinh thần sảng khoái.
Ảnh minh hoạ.
Cây hương đào có thể lọc ra không khí sạch cho căn nhà của bạn bằng cách tiết ra chất kháng khuẩn từ lá và hoa, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.
Cây thường xuân
Các nhà khoa học của NASA đã đưa cây thường xuân vào danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất. Trong vòng sáu giờ cây sẽ loại bỏ 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc trong không khí.
Ảnh minh hoạ.
Dáng vẻ mảnh mai, mềm mại của loại cây này rất phù hợp để treo trang trí trong nhà. Cây rất dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc nhưng lại rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí và làm mát không gian. Để ngôi nhà trở nên tươi tắn, mềm mại, bạn có thể treo cây thường xuân bên hàng rào hoặc ở khu vực phòng ăn, cầu thang.
Cây trầu bà
Video đang HOT
Giống như cây thường xuân, cây trầu bà vừa và nhỏ có thể để trên nóc tủ, trên bàn làm việc, treo cạnh cửa sổ để cành lá rủ xuống nhẹ nhàng. Trầu bà là một trong những cây nội thất phổ biến nhất.
Ảnh minh hoạ.
Cây giúp làm sạch không khí trong nhà. Để cây cạnh các thiết bị điện tử sẽ hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, TV, máy in… Cây trầu bà rất dễ sống và có tốc độ phát triển, sinh trưởng nhanh.
Cây cọ cảnh
Cọ cảnh được xem như là một “bộ máy” lọc amoniac (thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm), là một trong những loại cây thanh lọc không khí tốt nhất.
Ảnh minh hoạ.
Cọ cảnh dễ trồng, sống được trong bóng râm thời gian dài, không cần chăm sóc bón phân cầu kì tỉ mỉ tuy nhiên nó lại hơi khó tạo dáng cho đẹp.
Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, vào mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường.
Ảnh minh hoạ.
Cây giúp làm sạch formaldehyde trong bầu không khí và rất dễ trồng.
15+ Cây trồng trong nhà theo phong thủy và thanh lọc không khí tốt nhất
Các loại cây trồng trong nhà không chỉ giúp tô điểm vẻ đẹp mà còn mang lại nguồn không khí trong lành cũng như tốt cho tài lộc về mặt phong thủy. Cùng tìm hiểu những loại cây nào nên trồng trong nhà trong bài viết sau đây.
Các loại cây trồng trong nhà theo phong thủy
1. Cây Kim Tiền
Đây là loại cây được trồng theo phong thủy vô cùng phổ biến được nhiều người ưa thích. Hình ảnh lá cây kim tiền tốt tươi, sum suê, thân cây cao và cân đối tượng trưng cho của cải đủ đầy, sung túc thể hiện cho sự giàu có của gia chủ.
Hình ảnh cây kim tiền
2. Cây Lưỡi Hổ
Đây là loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng quá nhiều và công chăm sóc mà vẫn có thể phát triển mạnh mẽ và tươi tốt. Cây lưỡi hổ mang ý nghĩa mạnh mẽ, bền bỉ, xua đuổi vận xui cho gia chủ giúp gặp nhiều may mắn.
Hình ảnh cây lưỡi hổ
3. Cây Lan Ý
Hay còn biết đến là cây lan trắng, cây bạch môn,...Cây lan ý mang ý nghĩa của sự hạnh phúc, đặc biệt cho phụ nữ. Trồng cây lan ý không chỉ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của ngôi nhà mà còn giúp đem lại năng lượng sống tích cực, xua tan tà khí và cải thiện vượng khí cho gia chủ.
Hình ảnh cây lan ý
4. Cây Phát Tài
Hay còn được gọi là cây phất dụ, theo như phong thủy thì loại cây này đem lại tiền tài và may mắn cho gia chủ cho nên thường được bày biện tại những nơi quan trọng như bàn làm việc, phòng khách,...
Hình ảnh cây phát tài (phất dụ)
5. Cây Sen Đá
Trồng cây sen đá trong phòng sẽ giúp giảm thiểu năng lượng tiêu cực, tăng cường năng lượng tích cực và sự thoải mái tâm trạng. Ngoài ra, cây sen đá là loại cây trồng trong nhà rất dễ dàng mà không tốn nhiều công để chăm sóc.
Hình ảnh cây sen đá
6. Cây Sống Đời
Cây sống đời là loại cây cảnh vô cùng rực rỡ nên trồng trong nhà, bởi nó mang ý nghĩa một cuộc sống hạnh phúc và dồi dào sức khỏe cho cả gia đình. Ngoài ra cây còn biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, luôn gắn bó và đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Hình ảnh cây sống đời
7. Cây Kim Ngân
Cái tên Kim Ngân mang ý nghĩa cho sự giàu có bởi Kim có nghĩa là Vàng, Ngân có nghĩa là Bạc. Trên cây lúc nào cũng có 5 lá trên cùng một cành tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy, tử vi. Do đó chúng sẽ mang lại nhiều vượng khí cho gia chủ và mang lại tiền tài, sự giàu có.
Hình ảnh cây kim ngân
8. Cây Trường Sinh
Cây trường sinh mang ý nghĩa trường tồn, luôn sinh sôi nảy nở cho nên được nhiều người lựa chọn làm cây trồng trong nhà để mong được khỏe mạnh, sống lâu, không mắc bệnh tật. Với hình dạng cây nhỏ nhắn, tán lá rộng cho nên phù hợp để bày biện trên bàn làm việc trong văn phòng hoặc trong ngôi nhà của bạn.
Hình ảnh cây trường sinh
9. Cây Phú Quý
Giống như tên gọi, cây phú quý mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có, phú quý, tài lộc thịnh vượng cho người trồng. Cây có tán lá lớn, dễ trồng và chăm sóc cho nên được nhiều người ưa chuộng trồng trong phòng khách. Ngoài ra, cây phú quý không cần quá nhiều ánh sáng, ưa nơi râm mát, thoáng đãng.
Hình ảnh cây phú quý
10. Cây Ngọc Ngân
Đây là loại cây mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, đường tình duyên luôn gặp thuận lợi, tốt lành. Ngoài ra cây ngọc ngân còn mang ý nghĩa cho sự ấm êm, hạnh phúc của gia đình. Trồng cây ngọc ngân trong nhà hoặc trong phòng làm việc sẽ giúp mọi sự hanh thông, thuận lợi.
Hình ảnh cây ngọc ngân
Các loại cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí
1. Cây tuyết tùng
Hay còn được gọi là cây bách nhật, đây là loại cây trồng trong nhà phổ biến trong một vài năm trở lại đây. Cây tuyết tùng là loài cây mang ý nghĩa tâm linh to lớn, thể hiện rằng linh hồn của các vị thần đều trú ngụ bên trong cây và mang lại bình an cho gia chủ. Cây tuyết tùng còn giúp loại bỏ bụi trong không khí, giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên cây rất dễ chết nếu không được chăm sóc tốt.
Hình ảnh cây tuyết tùng
2. Cây nguyệt quế
Đây là loại cây trồng trong nhà không phổ biến ở nước ta tuy nhiên vẫn được khuyến khích nên trồng vì nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cây nguyệt quế mang biểu tượng cho sự vinh quang, chiến thắng, thành công trong sự nghiệp, cuộc sống. Ngoài ra cây có khả năng lọc bụi bẩn trong không khí và giúp căn phòng thêm tươi mát hơn.
Hình ảnh cây nguyệt quế
3. Cây vạn niên thanh
Giống như cây lưỡi hổ, cây vạn niên thanh là loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng mà vẫn có thể sinh trưởng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ dễ trồng, cây còn có lợi cho phong thủy và giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong không khí. Tuy nhiên lá cây vạn niên thanh có chứa độc tố nên không được để cây gần vật nuôi hoặc trẻ nhỏ.
Hình ảnh cây vạn niên thanh
4. Cây thường xuân
Nhiều người thích trang trí cây thường xuân trong nhà vì loài cây này rất dễ trồng và phát triển dạng dây leo khiến căn nhà trở nên đẹp đẽ hơn. Ngoài ra cây thường xuân có khả năng cung cấp oxy và lọc không khí ở mức độ cao, rất có lợi cho sức khỏe và làm sạch mát bầu không khí trong ngôi nhà của bạn.
Hình ảnh cây thường xuân
5. Cây nha đam
Cây nha đam có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và là loại cây cảnh được trồng khá nhiều ở trong nhà. Điểm đặc biệt nhất của cây đó là có thể hiển thị độ ô nhiễm của căn phòng thông qua tần suất đốm trắng xuất hiện trên thân. Càng nhiều đốm, căn phòng của bạn đang bị ô nhiễm.
Hình ảnh cây nha đam
6. Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh là loại cây trồng trong nhà được sử dụng nhiều bởi nó có khả năng xua đuổi ruồi muỗi xuất hiện trong nhà. Ngoài ra theo như trong phong thủy cho biết rằng cây cọ cảnh có khả năng xua đuổi tà khí, giúp gia chủ không bị bệnh tật và luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn.
Hình ảnh cây cọ cảnh
7. Cây trầu bà
Cây trầu bà thường được sử dụng để bày biện trên bàn làm việc, bàn học hoặc gần những đồ thiết bị điện tử như tivi, điều hòa, tủ lạnh. Bởi loại cây trồng trong nhà này có khả năng giảm bớt phóng xạ điện tử, giảm sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hình ảnh cây trầu bà
8. Cây dương xỉ
Loại cây độc đáo này có khả năng loại bỏ kim loại và các chất độc hại lưu thông trong không khí, từ đó giúp không gian sống của bạn trở nên trong lành hơn.
Hình ảnh cây dương xỉ
9. Cây quất cảnh
Cây quất cảnh khi trồng trong nhà không chỉ mang lại vẻ đẹp và sự sang trọng, cây tỏa ra hương thơm vô cùng dễ chịu có khả năng diệt khuẩn, làm sạch không khí trong phòng. Cây quất cảnh cũng rất dễ dàng chăm sóc, chỉ cần tưới nước và cho ra tắm nắng thường xuyên là cây có thể sinh trưởng dễ dàng.
Hình ảnh cây quất cảnh
Cách chăm sóc các loại cây trồng trong nhà tốt nhất
Để giúp các loại cây cảnh trồng trong nhà có thể tươi tốt, phát triển khỏe mạnh, bạn cần chú ý những yếu tố sau đây:
1. Ánh sáng
Nhiều loại cây trồng trong nhà có thể sinh trưởng mà không cần quá nhiều ánh sáng. Tuy nhiên với một số loại cây cần ánh sáng, bạn nên cho cây tắm nắng thường xuyên để kích thích quá trình quang hợp giúp lá thêm tươi tốt và phòng một số bệnh hiệu quả. Tốt nhất bạn nên đặt cây ở gần những nơi có ánh sáng, nhất là trong phòng khách hoặc phòng làm việc.
2. Tưới nước
Thường xuyên tưới nước giúp cây thêm tươi tốt và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước bởi sẽ làm cây bị úng rễ và bị hỏng. Nên tưới vừa phải khoảng 2 lần/ngày khi vào mùa nóng hoặc 1 lần/ngày khi vào mùa lạnh.
Tưới nước thường xuyên giúp cây xanh tốt
3. Phân bón
Nếu đất trồng không đủ dinh dưỡng, bạn hãy tiến hành bón phân để giúp cho cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Cứ sau khoảng 1 tháng bạn hãy bón phân 1 lần, hoặc nếu bạn không có thời gian để bón phân cho cây, hãy tận dụng nước vo gạo hoặc nước có chứa dưỡng chất để tưới cây.
4. Phòng ngừa bệnh
Đối với cây trồng trong nhà, việc sử dụng thuốc trừ sâu là điều không nên bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống xung quanh. Bạn chỉ nên cắt bỏ các lá bị héo úa, bị vàng lá, đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho đất trồng.
Những loại cây không nên trồng trong nhà
1. Cây vạn thiên thanh
Khác với cây vạn niên thanh, cây vạn thiên thanh không nên được trồng ở trong nhà bởi chúng sản sinh ra độc tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy cây thoạt nhìn rất xanh tốt, lá sum suê trông có vẻ có lợi, thế nhưng loại cây này không thích hợp cho phong thủy, có thể khiến hao hụt năng lượng tốt đẹp trong ngôi nhà của bạn.
2. Cây dạ lan hương
Hay còn được gọi là cây hoa violet tím, loại cây này có chứa một số thành phần không có lợi cho sức khỏe con người như Lycorine và Canxi oxalate. Ngoài ra theo như phong thủy, nếu đặt cây dạ lan hương trong nhà sẽ khiến gia đình bất hòa, ly tán.
3. Cây dâu tằm
Đây là loại cây không nên trồng trong nhà bởi nó mang ý nghĩa tang tóc, đại diện cho sự không may mắn cho gia đình. Vậy nên bạn cần tránh xa loại cây này và nên trồng các loại cây mang nhiều năng lượng tích cực hơn.
4. Cây trạng nguyên
Cây trạng nguyên mặc dù là loài cây rất đẹp và rực rỡ, thế nhưng chúng lại không hề thích hợp để trồng trong nhà. Bởi lá và hoa của cây có thể gây kích ứng cho người có làn da mẫn cảm, khiến họ bị nổi mẩn ngứa và các nốt phát ban vô cùng khó chịu. Ngoài ra nếu thú cưng ăn nhầm phải lá cây trạng nguyên có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
5. Cây môn kiểng
Đây là loại cây trồng trong nhà được một số người thường sử dụng bởi màu sắc đẹp mắt và độc đáo. Tuy nhiên loại cây này dễ bị khô héo nếu trồng trong nhà mà không được chăm sóc thường xuyên. Ngoài ra theo phong thủy, cây môn kiểng đem lại vận xui cho gia đình và khiến tích tụ chướng khí trong nhà, không phù hợp để trồng.
Những vị trí nên đặt cây lưỡi hổ trong nhà để vượng tài lộc Việc đặt cây cảnh đúng vị trí không những có thể bảo vệ ngôi nhà, xua đuổi tà ma mà còn có thể phát tài. Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Vì vậy cây lưỡi hổ được đặt...