Những câu nói giúp trẻ tự tin
Thấy con tức giận vì không thể xếp hình, Suzanne Tucker, ở California, Mỹ, khuyến khích con nói “Tôi có thể làm được” để lấy lại hào hứng.
Suzanne Tucker đã chia sẻ cách dạy con cách nói những lời tích cực với bản thân để vượt qua thất bại, biến cái không thể thành có thể.
Khi con trai tôi lên 4, bà nội tặng cháu bộ xếp hình 60 miếng nhân ngày sinh nhật. Con trai tôi có thể xử lý ngon lành những bộ xếp gỗ dành cho trẻ dưới 5 tuổi nên lúc nhận quà, cháu rất hào hứng. Ngay lập tức, cháu ngồi xuống bắt tay làm việc.
Sau ít phút, cháu vứt đồ chơi qua một bên, bật khóc và càu nhàu: “Mẹ ơi, con không xếp được. Nó khó quá!”. Cháu tự giận chính mình. Tôi ngồi xuống cạnh con, đề nghị được giúp đỡ. Tuy nhiên, con trai tôi đã chuyển từ thích sang ghét bộ đồ chơi này, cháu không muốn chạm vào nó thêm một lần nào nữa.
Tối đó, trước khi chuẩn bị đi ngủ, tôi cùng cháu vào nhà vệ sinh. Tôi hỏi: “Con có thấy cậu bé trong gương không?”. Không đợi cháu trả lời, tôi nói tiếp: “Cậu bé ấy là bậc thầy xếp hình. Mẹ đã thấy cậu ấy không ngừng luyện tập và ngày càng giỏi chơi xếp hình. Các miếng ghép không dễ nhưng cậu bé rất chăm chỉ. Khi làm sai, thay vì từ bỏ, cậu ấy học hỏi và không ngừng cố gắng. Và sự nỗ lực đã giúp cậu ấy thành công”.
Con trai tôi bẽn lẽn cười. Đôi má cháu ửng hồng vì xấu hổ, đôi mắt sáng ngời vì hạnh phúc. Tôi nhắc: “Con hãy khen bạn xếp hình giỏi đi”. Cháu nói nhỏ: “Tớ là bậc thầy xếp hình”. Tôi bảo cháu nói hãy học hỏi từ sai lầm. Lần này, cháu nói to, mạnh mẽ hơn: “Những sai lầm là bài học dành cho tớ”.
“Con nói bạn là người chăm chỉ đi”, tôi tiếp lời và con trai không hề nao núng: “Tớ là người chăm chỉ”. Cuối cùng, chàng trai nhỏ của tôi hất cằm một cách tự tin, miệng nở nụ cười tươi, nhìn thẳng vào gương và nói: “Tớ có thể làm được”.
Chúng tôi lặp lại những câu nói này cho đến khi con trai bảo đã cảm thấy tự tin, thoải mái hơn so với ban chiều. Đêm đó, tôi nghe thấy cháu thì thầm với em trai: “Em biết đấy, anh là bậc thầy xếp hình”.
Ngày hôm sau, con trai tôi quay lại với bộ xếp hình 60 miếng. Tôi đã tưởng tượng nhờ sự khích lệ hôm qua, cháu có thể giải bài toán ngay lập tức. Thực tế là con trai tôi vẫn không thể hoàn thành nó.
Tuy nhiên, điều khác biệt là cháu không ném đồ chơi đi, cũng không khóc lóc, ăn vạ. Dù chưa thể hoàn thành, cháu cẩn thận cất phần đã xếp dưới ngăn bàn TV, thu những miếng ghép dang dở vào hộp. Con trai tôi nói: “Con cất đi để lần tới làm tiếp”.
Tôi vỡ òa hạnh phúc. Đây là lần đầu tiên tôi sử dụng những lời khẳng định tích cực để giúp con tự tin. Dù chưa thể hoàn thành nhiệm vụ, con trai tôi đã thay đổi.
Ảnh: Shutterstock.
Khẳng định tích cực là phương pháp tự nói chuyện để khích lệ bản thân, thường được gọi vui là “câu thần chú” lạc quan. Khi những câu này được lặp lại thường xuyên, người nói xây dựng sự tự tin vào khả năng của bản thân và làm chủ cuộc sống. Chẳng hạn, khi con trai tôi nói với mình rằng có thể làm việc chăm chỉ để vượt qua thử thách, cháu đang thay thế những suy nghĩ tiêu cực trong đầu thành tích cực. Nếu sử dụng thường xuyên, cháu có thể biến lời nói thành hành động.
Lời khẳng định tích cực không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà có sức ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi. Thực hành nói hàng ngày giúp con người lay chuyển tiếng nói dai dẳng bên trong “Tôi không thể” bằng tư duy tích cực. Họ sẽ bình thường hóa các sai lầm, thất bại và nuôi dưỡng lòng kiên trì vượt qua thử thách.
Bạn có thể sử dụng những lời khẳng định với con để khuyến khích những suy nghĩ tích cực và xây dựng tư duy phát triển. Đầu tiên, hãy xác định điều tiêu cực mà trẻ nghĩ về bản thân. Ví dụ, trong trường hợp của tôi, tôi muốn con thay đổi suy nghĩ từ “không thể xếp hình” sang “bậc thầy xếp hình”.
Tiếp theo, bạn hãy liệt kê câu nói tích cực có thể thay đổi tư duy tiêu cực. Chẳng hạn, tôi biết con trai thất vọng vì không giải được bộ xếp hình. Cháu nghĩ rằng sai lầm có nghĩa là không có khả năng làm điều đó. Tôi muốn con hiểu sai lầm là bài học và theo thời gian cháu sẽ giải được câu đố nên tôi dùng câu, từ như: bậc thầy xếp hình, chăm chỉ, nỗ lực giúp thành công.
Sau đó, tôi khuyến khích con nói những lời tích cực với bản thân. Hãy để trẻ nói những điều này hàng ngày bằng cách đứng trước gương, nhìn vào bản thân. Bạn không nhất thiết phải nghĩ ra những lời động viên mới mỗi ngày mà có thể lặp lại một số lời khích lệ phổ biến. Dưới đây là 11 lời khẳng định tích cực tôi cùng con trai luyện tập mỗi ngày:
- Tôi có thể học hỏi từ sai lầm.
- Tôi có thể giúp đỡ người khác.
- Tôi có thể làm những điều mới.
- Tôi có thể học cách làm nhiệm vụ này.
- Tôi có thể tự giúp mình.
- Tôi có thể nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời.
Video đang HOT
- Tôi có thể làm người khác hạnh phúc.
- Tôi có thể vượt qua thử thách.
- Tôi có thể tìm thấy mặt tốt trong bất cứ chuyện gì.
- Tôi có thể yêu cầu giúp đỡ khi cần.
- Tôi luôn tốt bụng dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
6 lời khuyên nuôi dạy những đứa con tự tin, hạnh phúc từ các chuyên gia nổi tiếng hàng đầu thế giới
Tất cả những quan điểm nuôi dạy con đều có chung 1 điểm khi cho rằng một đứa trẻ tự do, được coi trọng chắc chắn khi lớn lên sẽ trở thành một người tự tin và hạnh phúc.
Nuôi con thành công, hạnh phúc chưa bao giờ là một điều đơn giản, đặc biệt là khi xung quanh bạn luôn có rất nhiều lời khuyên, đôi khi chúng còn mâu thuẫn với nhau. Ngay cả quan điểm được đưa ra từ các giáo viên, các nhà tâm lý học đi chăng nữa cũng có thể khác nhau.
Tuy nhiên, về cơ bản, tất cả đều gặp nhau ở một điểm chung khi cho rằng, một đứa trẻ tự do, được coi trọng chắc chắn khi lớn lên sẽ trở thành một người tự tin và hạnh phúc.
Trong hành trình nuôi dạy con, chúng ta sẽ không chỉ áp dụng 1 phương pháp duy nhất. Chúng ta cần có sự cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp nhất với con mình. Dưới đây là những quan điểm giáo dục của những người đã sáng lập ra những ngôi trường nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Nó có thể là một gợi ý cho bạn trong việc nuôi con thành người hạnh phúc:
1. Phương pháp Montessori của Maria Montessori
Maria Montessori là người phụ nữ đầu tiên ở Ý tốt nghiệp trường y, nơi mà cô làm việc với những đứa trẻ mắc các bệnh về tâm lý và thể chất. Montessori đã được đề cử giải Noel nhiều lần và phương pháp giáo dục của cô vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia hiện nay:
Đồ chơi đơn giản như khối gỗ sẽ phát triển trí tưởng tượng tốt hơn
Phương pháp của Maria Montessori như sau:
- Một đứa trẻ xứng đáng được tôn trọng, vì vậy hãy đề nghị, yêu cầu trẻ một cách lịch sự thay vì ra lệnh.
- Đừng nhìn trẻ em từ trên cao, hãy cố gắng hạ thấp trọng tâm người, để nhìn con ngang tầm mắt, ở cùng cấp độ với mình.
- Làm cho con một cái ghế, một cái bàn phù hợp với chiều cao của con, chuẩn bị móc quần áo cho con để con tự treo đồ của mình. Con sẽ hạnh phúc hơn trong môi trường mà mình có thể tự làm chủ.
- Đừng làm những điều mà trẻ có thể tự làm cho chính mình.
- Nếu bạn trừng phạt một đứa trẻ vì tất cả những việc trẻ làm, trẻ sẽ cảm thấy có lỗi với mọi thứ.
- Nếu bạn ủng hộ con cái và để chúng bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình, chúng sẽ lớn lên một cách tự tin.
- Hãy để con giúp bạn làm việc nhà.
2. Phương pháp Reggio được tạo bởi Loris Malaguzzi
Nhà tâm lý học người Ý, Loris Malaguzzi đưa ra quan điểm rằng: một đứa trẻ có thể nói hàng trăm thứ ngôn ngữ. Trẻ có thể nói với cả thế giới và thể hiện suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau như qua hình vẽ, ca hát, chơi trò chơi... Nhưng người lớn thường lại bỏ qua 99 ngôn ngữ còn lại và chỉ hiểu thông qua lời nói.
Cha mẹ nên lắng nghe con cái và dạy chúng sử dụng, phát huy nhiều ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày:
Thay vì ép buộc, hãy cho con được tự đưa ra lựa chọn nhiều hơn
Quan điểm của Loris Malaguzzi như sau:
- Không có câu trả lời nào là sai: Có nhiều quan điểm khác nhau cho cùng 1 vấn đề, đừng nói với trẻ rằng chúng sai vì một điều gì đó. Hãy hỏi con tại sao con nghĩ theo cách này và chia sẻ thêm với con theo một hướng suy nghĩ khác của bạn.
- Trước khi giải thích điều gì đó, hãy hỏi con bạn đã biết về những điều này hay chưa. Nếu bạn nói với con điều con đã biết rồi, chắc chắn con sẽ chẳng có hứng thú và không lắng nghe, nó cũng giống như người lớn chúng ta vậy.
- Đặt ra nhiều câu hỏi yêu cầu câu trả lời phải chi tiết. Bằng cách này, trẻ sẽ phải học cách suy nghĩ và bày tỏ những suy nghĩ của mình.
- Hãy để con bạn đưa ra quyết định lựa chọn thường xuyên hơn, ví dụ như từ bộ đồ con muốn mặc, màu sắc chiếc balo con muốn mua.
3. Phương pháp Waldorg của Rudolf Steiner
Ý tưởng của các trường Waldorf là nuôi dạy một người tự tin, yêu thích công việc mình làm và có thể tự khám phá, tăng khả năng sáng tạo. Không có điểm, không có bài kiểm tra trong những ngôi trường này nhưng học sinh vẫn có thể vượt qua các kỳ thi như những học sinh từ các trường thông thường khác.
Cho trẻ ra ngoài nhiều, phát triển tình yêu với thiên nhiên, lắng nghe những câu chuyện thú vị là điều giúp trẻ học hỏi được nhiều hơn
Quan điểm của Rudolf Steiner:
- Không có cuốn sách nào có thể dạy cha mẹ giao tiếp với trẻ. Mỗi đứa trẻ là duy nhất, vì vậy bạn cần phải đối xử với mỗi đứa trẻ theo một cách khác nhau.
- Những câu chuyện thực tế thú vị dạy cho trẻ nhiều điều hơn là những điều nhàm chán trong sách.
- Trẻ em nên dành thời gian ra ngoài trời chơi nhiều hơn: học cách quan sát, ngắm nhìn vẻ đẹp và sống hòa hợp hơn với thế giới ngoài kia.
- Đồ chơi đơn giản như khối gỗ sẽ phát triển trí tưởng tượng tốt hơn.
- Các thói quen hàng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và dạy con sống có kỷ luật, có tổ chức hơn. Đó là lí do tại sao mỗi ngày chúng ta nên đọc cho con các bài thơ để hình thành những thói quen.
4. Phương pháp Summerhill, được tạo bởi Alexander Neill
Người Anh gọi ngôi trường này là ngôi trường gây tranh cãi. Học sinh được phép không học tập, thậm chí không bắt buộc phải đến lớp học. Trung bình, học sinh của trường này dành 3 tháng để không làm gì và sau đó mới bắt đầu tham gia lớp học.
Ngoài các môn học quen thuộc, ở Summerhill, học sinh có thể học cách làm việc trong photoshop, trồng cây, làm các trò ảo thuật và có các kỹ năng hữu ích khác.
Luôn ở bên hỗ trợ, không cấm đoán con thử những điều mới mẻ là điều mà bố mẹ nên làm vì con
Quan điểm của Alexander Neill:
- Khi chúng ta từ chối một điều gì đó với đứa trẻ, nó sẽ bắt đầu nói "không" với cuộc sống.
- Một đứa trẻ khó khăn là một đứa trẻ không hạnh phúc, không thể tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống và trong chính con người mình.
- Cha mẹ của những đứa trẻ hay gặp khó khăn trong các vấn đề của cuộc sống nên để con ngồi xuống, thành thật với những câu hỏi sau: Bố mẹ có thể hỗ trợ con không? Con có thể tin tưởng bố mẹ không?
- Những đứa trẻ nên được tự sống cuộc sống của chính mình chứ không phải là cuộc sống do cha mẹ hoặc giáo viên lên kế hoạch, vạch ra.
- Trẻ em không nên phải điều chỉnh mình theo trường học mà trường học nên điều chỉnh theo quan điểm, suy nghĩ của trẻ em
- Mọi người cần được tự do. Tuy nhiên bố mẹ cần hiểu được tự do và làm bất cứ điều gì con muốn là những điều khác nhau.
- Cha mẹ thường hay khiến trẻ sợ hãi với những hậu quả khôn lường từ việc làm sai của mình nhưng tốt hơn hết, hãy dạy trẻ không cần phải sợ bất cứ điều gì.
5. Phương pháp của John Dewey
Ở Mỹ, Dewey được mệnh danh là cha đẻ của giáo dục tiến bộ. Ông tin rằng quan điểm của trường học là dạy một đứa trẻ tìm đường thoát khỏi mọi tình huống bằng cách học thích nghi với môi trường của chúng. Đó là lý do tại sao trẻ nên được dạy làm những điều, những tình huống có trong thực tế nhiều hơn là học những kiến thức trừu tượng, chung chung trong sách vở:
Thực hành lúc nào cũng tốt hơn là những điều chỉ viết trong sách vở
Quan điểm của Dewey về giáo dục:
- Trẻ em nên làm một cái gì đó thay vì được dạy một cái gì đó. Hành động sẽ dẫn đến kết quả.
- Đừng làm cho trẻ em xấu hổ về những thất bại của họ. Thất bại giúp chúng ta trở nên tốt hơn.
- Tất cả những khám phá khoa học vĩ đại đã được thực hiện bởi vì ai đó không sợ sử dụng trí tưởng tượng của họ.
6. Phương pháp Freinet của Célestin
Freinet mở trường học của riêng mình ở tuổi 24. Ông đã giúp trẻ chậm phát triển. Ngôi trường này không có bất cứ cuốn sách hoặc bài tập về nhà nào nhưng học sinh vẫn đạt được những kết quả nổi bật và đã được phát triển đầy đủ, có giáo dục.
Trừng phạt con chưa bao giờ là một phương pháp tốt trong giáo dục
Ý tưởng chính của Freinet:
- Hoạt động dễ chịu nhất có thể trở thành cực hình nếu bạn bị buộc phải làm điều đó.
- Một hình phạt là nhục nhã cho cả người trừng phạt và người bị trừng phạt.
- Trẻ càng sớm học cách làm việc nhà thường xuyên, chúng càng trở nên tự tin hơn trong tương lai.
- Thay vì cấm đoán và trừng phạt, bạn nên thương lượng với trẻ em. Trẻ em có thể sẽ thấy rằng ý kiến của họ không được tôn trọng.
Minh Khuê
New Zealand rộng vòng tay bảo bọc du học sinh trong dịch Covid-19 Dịch bệnh bùng phát, các du học sinh lập tức được các gia đình bản xứ chăm sóc như người nhà. Chính phủ New Zealand cũng tạo điều kiện tối đa để bạn trẻ ổn định cuộc sống và có thể trở về nước ngay khi điều kiện cho phép. Homestay - mái nhà thứ hai của du học sinh Vốn chuẩn bị...