Những câu hỏi tiếng Anh thường dùng trong lớp học
Muốn xin vào lớp, bạn có thể nói “Ma’am, may I come in?”; còn khi muốn xin đi vệ sinh, “May I go to the washroom/restroom?” là câu phù hợp.
Giới thiệu bản thân
Khi lần đầu nói chuyện với ai đó, bạn nên cho họ biết tên của bạn và hỏi bằng giọng điệu lịch sự, thân thiện để tạo ấn tượng là một người dễ mến.
Ví dụ:
- Hello. What’s your name? ( Xin chào. Bạn tên là gì )?
- My name is Reya. What’s yours? ( Mình là Reya. Còn bạn tên gì vậy )?
- Hello. I’m Sam. Would you like to be friends? ( Xin chào. Mình là Sam. Chúng mình làm bạn được chứ )?
- Sure, I’d love to! ( Chắc chắn rồi, mình thích điều đó ).
- Hey. Is anyone sitting here? ( Xin chào. Có ai ngồi đây không )?
- No, but you can sit here if you want. ( Không, bạn có thể ngồi đây nếu muốn ).
- Which grade (US)/class (UK) are you in? ( Bạn đang học lớp mấy ).
- I’m in ninth grade! What about you? ( Mình học lớp 9. Thế còn bạn )?
Ảnh: Shutterstock.
Hỏi về bài học, thời khóa biểu, lịch trình
Thông thường, chúng ta phải hỏi người ngồi bên cạnh để biết thông tin. Bạn có thể sử dụng những cụm từ này để hỏi (tùy vào ngữ cảnh) và trả lời chúng một cách tự tin.
- What’s the homework for today? ( Bài tập hôm nay là gì vậy )?
- We have to write an essay on “A Trip to the Haunted House”. ( Chúng ta phải viết một bài luận về “A Trip to the Haunted House” ).
- Do you have the new timetable/schedule? ( Bạn có thời khóa biểu/lịch trình mới không )?
Video đang HOT
- Yes! It’s in my bag. Do you need one? ( Có. Nó ở trong cặp mình. Bạn có cần không )?
- I missed class yesterday. Can I look at your notes/What did we learn? ( Mình đã nghỉ học hôm qua. Mình có thể xem ghi chép của bạn không/Chúng ta đã học được gì vậy )?
- Sure! We learned about the second conditional in English. ( Chắc chắn rồi. Chúng ta đã học về câu điều kiện loại hai trong tiếng Anh ).
- What time do we have lunch? ( Chúng ta ăn trưa lúc mấy giờ )?
- At noon. ( 12h trưa ).
Khi nhờ sự trợ giúp
Mọi người đều cần được giúp đỡ. Cho dù bỏ lỡ một lớp học hoặc không thể giải quyết một vấn đề nào đó, bạn luôn có thể nhờ bạn bè trợ giúp.
- Can you help me with the geography homework? ( Bạn có thể hướng dẫn mình làm bài tập địa lý được không )?
- Sure. This is how you do it. ( Chắc chắn rồi. Đây là cách bạn làm nó ).
- How did you get that answer? ( Làm thế nào bạn có được câu trả lời đó )?
- We have to apply the Pythagoras Theorem here. ( Chúng ta phải áp dụng định lý Pythagoras ở đây ).
- Can you tell me what we learned in English class yesterday? ( Bạn có thể cho mình biết chúng ta đã học gì trong tiết tiếng Anh hôm qua không )?
- Nothing much. The teacher began this new poem called “The Lady of Shallot” and we took turns reading it out loud. ( Không có gì nhiều. Giáo viên bắt đầu bằng một bài thơ mới có tên là “The Lady of Shallot” và chúng tớ lần lượt đọc to ).
- Excuse me, I think I’m lost. Where’s the math classroom? (Xin lỗi. Mình nghĩ là mình bị lạc. Phòng học Toán ở đâu vậy )?
- It’s Room #201! ( Đó là phòng 201 ).
Nói với giáo viên
Học sinh thường xưng hô với giáo viên là “Sir” hoặc “Ma’am”, tùy thuộc vào giới tính. Bạn cũng có thể gọi giáo viên theo họ của họ, chẳng hạn “Mr. Smith” hay “Mrs. Smith”.
Dưới đây là một số cụm từ hữu ích cần ghi nhớ khi vào lớp và rời khỏi lớp:
- Ma’am, may I come in? ( Thưa cô, em có thể vào lớp được không ạ )?
- May I go to the washroom/restroom? ( Em có thể vào nhà vệ sinh được không ạ )?
- Sir, I’m feeling very ill. May I please go to the sickroom/nurse’s office? ( Thưa thầy, em cảm thấy mệt. Em có thể đến phòng y tế được không ạ )?
Khi đặt câu hỏi cho giáo viên, bạn có thể sử dụng các dạng câu, cụm từ như sau:
- Can you please explain/repeat the last point? ( Cô có thể giải thích/nhắc lại điểm cuối cùng được không )?
- Ma’am, when is the exam? ( Thưa cô, kỳ thi diễn ra khi nào ạ )?
- I’m having trouble with this problem/assignment. Can you help me? ( Em đang gặp vấn đề với bài tập này. Cô có thể giúp em được không ạ )?
Chuyển đổi từ "lớp học" sang "phòng học" có được không?
Nếu bây giờ ngành giáo dục và các nhà trường thực hiện học theo phòng chức năng thì sẽ tận dụng tối đa được sách giáo khoa mà phụ huynh phải mua hàng năm.
Kể từ khi nước nhà giành được độc lập cho đến nay, về cơ bản thì các lớp học phổ thông không có nhiều thay đổi. Vẫn là hình ảnh thầy cô miệt mài giảng bài bên chiếc bảng đen, vẫn là mấy chục học trò ngồi phía dưới nghe thầy cô giảng bài rồi chăm chú viết theo thầy cô.
Có thay đổi hơn chăng là phòng học bây giờ khang trang hơn, sạch đẹp hơn trước đây và mỗi lớp được trang bị thêm chiếc ti vi và một số cây quạt hay chiếc máy lạnh trong phòng học.
Như vậy, về cơ bản thì phương pháp, cách tổ chức dạy học bây giờ vẫn chưa có nhiều thay đổi so với trước đây và tất nhiên cách dạy, cách học cũng không có nhiều thay đổi.
Nếu như khi chương trình mới được dạy đại trà, ngành giáo dục và các nhà trường thay đổi từ lớp học biên chế sang phòng học bộ môn, thì chúng tôi tin không chỉ chất lượng giáo dục và hiệu quả đổi mới sẽ tăng, mà còn tiết kiệm được rất nhiều thứ...
Việc học tại các phòng bộ môn sẽ tận dụng tối đa được trang thiết bị và sách giáo khoa - (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Lãng phí nhìn từ những bộ sách giáo khoa
Cả nước hiện có gần 20 triệu học sinh phổ thông cũng đồng nghĩa mỗi năm có chừng ấy bộ sách giáo khoa và hàng chục triệu cuốn sách bài tập, sách tham khảo... được bán ra.
Đa phần, những bộ học liệu này chỉ dùng trong một năm học rồi bỏ đi để bán phế liệu. Vì, học liệu hiện hành có nhiều đầu sách được thiết kế học một lần. Sách bài tập thì đương nhiên chỉ dùng có một năm học sẽ bỏ.
Trong những cuốn sách mà phụ huynh mua, học sinh, sinh viên tự mua có những cuốn được học tập trong một năm học và có những cuốn mua chỉ vì đã được các nhà sách đóng thành một bộ hoặc nhà trường bán trọn gói nên có những cuốn sách mua nhưng không sử dụng đến.
Tất nhiên, dù mới hay cũ thì sau mỗi năm đều bỏ đi bởi giờ đây, phụ huynh cũng ít khi cho con xin hay mượn sách của những anh chị học ở khóa trước mà cứ vào năm học mới là đi mua cho con.
Vì thế, mỗi năm học có hàng chục triệu bộ sách giáo khoa được bán ra rồi bỏ đi một cách lãng phí vô cùng. Bởi mỗi bộ sách học một năm của học sinh mua hết nhiều trăm ngàn nhưng sau một năm học thì chỉ bán được mấy ngàn tiến giấy phế liệu.
Số tiền mua sách cả hàng ngàn tỉ đồng mà phụ huynh bỏ đi mỗi năm mà gần như ít người quan tâm, để ý. Sự lãng phí này cứ lặp đi, lặp lại suốt hai chục năm qua trong khi kinh tế nhiều gia đình và đất nước còn nghèo.
Chuyển đổi từ lớp học sang phòng học được không?
Hiện nay, ở các trường phổ thông có điều kiện cũng chỉ có một số phòng học chức năng như phòng Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ Thuật, phòng thực hành Lí, Hóa, Sinh để học những tiết thực hành.
Đối với các môn học còn lại đều học tại các lớp học thông thường, học sinh vẫn ngồi 2-3 em/ 1 chiếc bàn và đầu năm thì giáo viên hay kiểm tra xem học sinh đã mua sách giáo khoa, sách bài tập hay chưa.
Nếu chưa mua, tất nhiên học sinh sẽ được thầy cô yêu cầu mua sách bởi đây đã là một thói quen từ nhiều năm.
Chúng tôi cho rằng nếu bây giờ ngành giáo dục và các nhà trường thực hiện học theo phòng học chức năng thì việc đầu tiên là sẽ bớt đi được rất nhiều thứ, nhất là tận dụng tối đa được sách giáo khoa phụ huynh phải mua hàng năm.
Nếu trường nhỏ thì mỗi môn học bố trí 1 phòng học chức năng, môn nào nhiều tiết thì có thể bố trí một vài phòng. Những trường lớn thì bố trí mỗi môn vài phòng bộ môn và quản lý theo từng phòng chức năng.
Đến giờ học môn nào thì học sinh đến phòng chức năng của bộ môn đó học tập. Sách giáo khoa sẽ dùng chung và để tại phòng bộ môn.
Lớp này ra, lớp khác vào học. Mỗi khối học chỉ cần trang bị mấy chục cuốn sách giáo khoa, nhiều thì chỉ khoảng trên dưới 100 cuốn/ môn là đủ.
Giáo viên bộ môn và ban cán sự các lớp có thể quản lý sách của học sinh theo từng tiết học. Hết tiết, học sinh để sách lên trên mặt bàn để lớp khác vào học, hết buổi thì bỏ sách vào hộc bàn hoặc gom lại cất vào tủ tại học phòng học.
Việc thực hiện các phòng học chức năng không khó, các phòng học hiện tại của nhà trường chỉ cần cơ cấu lại cho phù hợp để đặt tên phòng bộ môn cụ thể.
Sách giáo khoa thì có thể đầu năm học phụ huynh học sinh đóng góp một ít và nhà trường có thể tận dụng chính sách xã hội hóa giáo dục một phần. Hơn nữa, khi mà học sinh cả khối chung tay mua bộ sách học chung thì có lẽ giá cả sẽ giảm đi một phần đáng kể.
Nếu như hiện nay hàng năm phụ huynh phải bỏ từ vài trăm ngàn đến cả gần 1 triệu đồng để mua sách học tập cho con em mình thì việc mua sách chung chỉ cần vài chục ngàn có thể đủ được.
Điều quan trọng là bộ sách có thể tận dụng được nhiều năm học và số lượng học sinh dùng chung bộ sách sẽ nhiều hơn, bớt đi những lãng phí không cần thiết.
Không chỉ sách giáo khoa mà các thiết bị học tập cũng có thể tận dụng chung được. Làm như vậy, học sinh cũng đỡ phải mang sách giáo khoa, đỡ phải mang theo các thiết bị và cũng giảm bớt đi áp lực bài về nhà.
Trong mỗi buổi học thì giáo viên có thể ra cho học sinh một vài bài tập cụ thể cho học sinh chép vào vở để làm.
Việc chuẩn bị bài mới, học sinh có thể tham khảo trên mạng Internet hoặc bỏ qua hoạt động này vì suy cho cùng việc chuẩn bị bài mới bây giờ rất hình thức, học sinh lên mạng chép để đối phó với thầy cô mà thôi.
Điều quan trọng là khi học ở phòng học chức năng thì các thầy cô có thể tận dụng tối đa những thiết bị đã được nhà trường trang bị để giảng dạy cho học sinh của mình, không phải lỉnh kỉnh mang theo mỗi khi giáo viên di chuyển lớp mà các giáo viên cũng có thể dễ dàng sử dụng chung được.
Điều quan trọng là giúp cho học sinh, giáo viên tận dụng được tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường, của giáo viên và học sinh
Thiết nghĩ, đất nước còn nghèo, nhiều phụ huynh còn khó khăn, cơ cực mà mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng bỏ đi thì quả là rất phí phạm.
Hơn nữa, hàng chục triệu bộ sách được in ấn, phát hành đâu chỉ là câu chuyện lãng phí về tiền bạc mà nó còn đi kèm với rất nhiều vật liệu khác đi kèm nữa.
Nhưng, chỉ sau 9 tháng học tập, thậm chí nhiều sách chỉ thiết kế 1 học kỳ thì những sản phẩm mua mất mấy trăm ngàn đồng bị bỏ đi để bán lấy vài ngàn đồng tiền phế liệu thì uống phí quá!
Xót xa phòng học tạm bợ bằng tấm lồ ô bên lưng đồi của cô trò lớp 2 Lớp học lợp bằng tôn, vách tường là những tấm lồ ô đan lại với nhau. Ánh nắng xuyên qua bức vách tạm rọi thẳng vào những gương mặt lấm tấm mồ hôi đang mải mê lần giở từng trang sách. Chúng tôi tìm đến điểm lẻ của trường Tiểu học Trà Thanh (thôn Môn, xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng...