Những câu chuyện xúc động về thầy giáo mang quân hàm xanh

Theo dõi VGT trên

“Xúc động”, “khâm phục” là những từ ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô – Nâng bước em đến trường tổ chức nhằm tuyên dương các thầy giáo mang quân hàm xanh.

Những câu chuyện xúc động về thầy giáo mang quân hàm xanh - Hình 1

ảnh minh họa

Họ là những người không có chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm, họ cũng không am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục, nhưng họ chính là những người đem con chữ đến với nhân dân các xã nghèo vùng biên giới. Họ dạy học bằng tình yêu thương…

Chương trình cùng thầy cô do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Năm 2017, chương trình hướng đến những đối tượng là chiến sĩ mang quân hàm xanh. Họ thực sự là những tấm gương tiêu biểu, những câu chuyện cảm động về sự hi sinh thầm lặng để mang “con chữ” đến vùng biên giới. Năm nay, chương trình đã tuyên dương 60 thầy giáo đại diện cho những người chiến sĩ vừa làm nhiệm vụ chính trị vừa miệt mài soạn bài dạy các em nhỏ học chữ, học số.

Gieo chữ bằng tình yêu thương

60 thầy giáo quân hàm xanh được tuyên dương đã tích cực tham gia vào công tác dạy học xóa mù chữ cho học sinh vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Tổ quốc. Đó là những tấm gương về sự cống hiến thầm lặng cho ngành giáo dục, là những câu chuyện đẹp về tinh thần vượt khó của những chiến sĩ giáo dục mang quân hàm xanh xứng đáng được xã hội tôn vinh, là tấm gương cho thế hệ trẻ.

Có lẽ, cái tên Trần Bình Phục làm thổn thức trái tim biết bao người khi chính anh đang mang căn bệnh hiểm nghèo quái ác nhưng vượt lên trên đ.au đ.ớn, giằng xé, anh đã truyền cho thế hệ học trò trên đảo Hòn Chuối ý chí và nghị lực để vươn lên trong học tập. Thượng úy Trần Bình Phục là Đội trưởng đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Cà Mau). Anh đã huy động kinh phí và duy trì lớp học tình thương với 22 cháu học sinh. Ngoài ra, anh còn nhận dạy nuôi 3 cháu nhỏ và chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến chuyện học hành. Anh coi đó là một phần công việc quan trọng của chính mình.

Như một người cha, hàng ngày anh cõng các trò vượt qua ghềnh đá để lên lớp học và anh vui khi nhìn thấy trò yêu mến sách vở. Những ghềnh đá thầy và trò đi qua có lẽ chỗ nào gập ghềnh, chỗ nào chắc bước chân, anh Phục đều nhớ hết. Và hình ảnh người thầy ấy cũng chính là động lực để học trò của anh cố gắng từng ngày.

Từ bỏ những nơi thuận lợi hơn cho điều trị bệnh của mình, anh Phục chọn đảo Hòn Chuối làm nơi công tác. Thượng úy Trần Bình Phục : “Năm 1997, tôi có dịp đi công tác tại đảo Hòn Chuối. Khi đó, hình ảnh những đ.ứa t.rẻ đầu trần, chân trần và đặc biệt là các em đều không biết đọc, biết viết khiến tôi cảm thấy x.ót x.a. Tôi quyết định xin ra đây công tác để làm điều gì đó giúp các em bớt khổ, bớt khó khăn hơn và may mắn tôi được phân công dạy các em học chữ theo chương trình “nâng bước em đến trường”.

Thỉnh thoảng anh lại vuốt vuốt ngực nén những cơn đau để kể về từng học trò mà anh dạy dỗ. Anh cũng chỉ biết dành cho chúng tình yêu thương chứ không hay biết con chữ mà anh gieo cho chúng trong nhiều năm qua đã thay đổi biết bao số phận. Rồi đây, khi ra ngoài đời, bọn trẻ sẽ không chỉ biết đọc, biết viết, mà còn biết lễ nghĩa, biết kỹ năng sống. Chúng sẽ lại được xã hội dang tay như chắp nối lại những gì còn thiếu để trở thành những con người có ích cho xã hội.

Vượt qua con đường núi đầy những hiểm trở, trời mưa lầy lội chẳng thể nhấc bước chân, gặp được Thượng úy Giàng A Trú – Đội trưởng Đội Vận động quần chúng đồn Biên phòng Tả Gia Khâu (Lào Cai) mới thấm thía về câu chuyện chân thật và giản dị nhưng ấm áp tình người. Anh đã quen với từng lối mòn vào trong bản bởi anh không nhớ hết số lần đi vận động các gia đình cho các cháu nhỏ được đi học để xóa mù chữ.

Kỉ niệm anh nhớ nhất trong cuộc đời mình chính là khi nhận là cậu ruột của hai cháu Ma Seo Khoa và Ma Seo Xuyên nhằm đưa các cháu về đồn nuôi dưỡng. “Thiệt thòi cho hai cháu nhỏ khi bố mất sớm, gia đình quá khó khăn khi mẹ đi làm không đủ nuôi ba con ăn học. Nhìn cảnh nhà neo đơn cháu nào cũng đến t.uổi lên lớp mà phải ở nhà giúp mẹ làm việc đồng áng, tôi không đành lòng”.

- Thượng úy Giàng A Trú .

Thế rồi, biết bao lần đến nhà vận động gia đình cho hai cháu Khoa và Xuyên về đồn biên phòng nuôi dưỡng, cho đi học nhưng hai cháu còn nhỏ không chịu xa mẹ. Tưởng chừng như bất lực nhưng thượng úy Trú đã “đ.ánh liều” nhận làm cậu ruột của hai cháu nhằm tạo được sự thân thiện như người nhà giúp các cháu an tâm hơn. Khi các cháu gật đầu theo “cậu” cũng là lúc người chiến sĩ ấy hạnh phúc rưng rưng.

Video đang HOT

Hàng ngày chở các cháu đến trường rồi giúp đỡ hòa nhập với môi trường mới, anh vẫn không quên đưa các cháu về thăm mẹ thường xuyên để vơi nỗi nhớ người thân. Con đẻ của mình chưa chăm được ngày nào nên thầy giáo Giàng A Trú coi Khoa và Xuyên như con ruột. Tình cảm ấy có lẽ không có ngôn từ nào viết lên được bởi nó xuất phát từ trong trái tim của người lính.

Đốt nhang đuổi muỗi chờ học sinh

Là một phiên dịch viên tại đồn Biên phòng Thông Thụ (Nghệ An), thượng úy Nguyễn Văn Trinh cho biết, học trò là người dân nước bạn Lào. Anh đã trực tiếp biên soạn và dạy hơn 100 học viên. Anh hy vọng hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học là giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường và đặc biệt, tô thắm tình hữu nghị Việt – Lào.

“Qua 3 năm triển khai, hiện tôi đang dạy 3 lớp trên 110 em. Khi tổ chức lớp học, tôi nhận thấy cuộc sống của các em còn nhiều khó khăn. Các em người dân tộc Mông biết tiếng Lào còn hạn chế, trường lớp bằng tranh tre dột nát, mùa mưa đường sá lầy lội đi lại vất vả. Giáo án, tài liệu không có, tôi phải tự mày mò và học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên có kinh nghiệm” – thượng úy Trinh cho hay.

Ân cần như một người anh, binh nhất Huỳnh Hoàng Tam (đồn Biên phòng cửa khẩu Tuyên Bình, Vĩnh Long) – chiến sĩ trẻ nhất trong số 60 thầy giáo quân hàm xanh được tuyên dương thực sự khiến nhiều thầy cô giáo có kinh nghiệm dạy học xúc động.

Anh chưa có nhiều t.uổi đời trong quân ngũ, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm sống nhưng suốt thời gian đứng lớp từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, học sinh của anh chưa bao giờ muốn nghỉ học. Lớp học đặc biệt ấy rất đông và được nhà trường trên địa bàn cho mượn phòng học vào buổi tối. Hết giờ làm nhiệm vụ chính trị, Huỳnh Hoàng Tam vội vã đạp xe tới lớp học quét dọn phòng, đốt nhang đuổi muỗi và sẵn sàng chờ đón học sinh của mình.

Học sinh của anh không được đi học, bởi đó là những đ.ứa t.rẻ trong xóm Việt Kiều theo cha mẹ từ Campuchia về hồi hương. Chẳng có giấy tờ, chẳng có đất ruộng để ở hay làm ăn, cha mẹ chúng lo làm thuê làm mướn kiếm sống và những đ.ứa t.rẻ dù còn nhỏ cũng phải phụ giúp để sinh tồn. Ban đầu, lớp học không được duy trì sĩ số thường xuyên vì các em còn bận đi bán vé số, cắt lục bình, chưa có ý thức học chữ. Nhưng, thầy giáo Tam đã làm chính các em thay đổi.

Nhiều hôm, trời mưa to lắm mà nhiều em vẫn đạp xe tới lớp để học cùng các bạn. Nắm tay các em viết từng con chữ, dạy các em đ.ánh vần chính cái tên của mình, rồi từng bài toán từ dễ đến khó, Huỳnh Hoàng Tam xúc động mỗi khi các trò tiến bộ hơn, chăm ngoan hơn và biết thương bố mẹ. Mỗi tiếng gọi “thầy giáo Tam” là mỗi lần anh thấy hạnh phúc khó nói hết bằng lời. Có lẽ anh chưa bao giờ nghĩ trong đời mình sẽ có phút giây được làm nghề dạy học.

Thầy Tam xúc động: “Lớp học bắt đầu vào lúc 18h30 đến 20h30, thời gian chiều tối nên cũng khó khăn cho các em trong việc đi lại, có những ngày các em đi bán vé số về trễ, chưa kịp ăn cơm, vào lớp phải mang theo một ổ bánh mì ăn cho đỡ đói; có hôm đi giữa đường gặp mưa, vào đến lớp cả người ướt sũng, tay chân run run mà các em vẫn không bỏ học, tôi thật cảm phục nghị lực vươn lên của các em. Chính điều đó là động lực để bản thân tôi cố gắng mỗi ngày”.

Những món quà vô giá

Giản dị, chân thành, từng câu chuyện của 60 thầy giáo quân hàm xanh khiến ai nấy đều xúc động. Không chỉ dạy chữ cho học trò để các con biết đến sách vở, mà các anh còn làm nhiệm vụ tái, xóa mù chữ cho những người đã lên t.uổi cha, t.uổi mẹ thậm chí còn là bà nội, bà ngoại. Đó là hình ảnh của thầy giáo Phạm Văn Hiếu – chiến sĩ cán bộ công tác tại Đồn biên phòng huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Lớp học vùng biên ấy tối nào cũng rộn ràng tiếng cười nói của những cô, những bà đã hết giờ lên nương rẫy và vui vẻ đến lớp học chữ.

Họ phấn khởi lắm, bởi giờ đây họ đã biết chữ mà bao nhiêu năm qua họ coi đó là những điều xa xỉ. Trong suốt quá trình tổ chức lớp học, đại úy Hiếu đã đến từng nhà học viên để tuyên truyền, vận động đến lớp, đồng thời là người trực tiếp lên lớp giảng dạy cho bà con; sau mỗi buổi học, thầy giáo quân hàm xanh còn thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền việc chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, an ninh – quốc phòng, bên cạnh đó còn tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học viên.

Sau khi Phòng GD&ĐT huyện Ea Súp tổ chức thi kết thúc chương trình xóa mù chữ nhằm đ.ánh giá chất lượng học viên tham gia lớp học, kết quả là tất cả học viên của lớp đều đạt yêu cầu, được Phòng GD&ĐT cấp chứng chỉ chứng nhận. Đáng mừng hơn nữa, họ am hiểu pháp luật, nâng cao chất lượng đời sống, có người biết dạy con học bài, biết nhìn hạn sử dụng khi mua hàng, biết nhìn bản đồ, biết sản xuất chăn nuôi… Đó là món quà vô giá đối với những người làm công tác giáo dục không chuyên như các anh.

Cái duyên bén với chiến sĩ biên phòng khi được thêm nhiệm vụ là “thầy giáo” cõng chữ lên vùng biên, đại úy Hiếu chỉ mong: “Hi vọng là sau khi tham gia các lớp học, người dân sẽ không bị tái mù chữ, biết đọc báo để hiểu hơn về pháp luật, từ đó cuộc sống cũng thay đổi. Trước đây, bà con hay gọi tôi là chú bộ đội, giờ, tôi còn được các học viên gọi là “thầy giáo”. vào ngày nhà giáo Việt Nam, món quà tinh thần lớn nhất của tôi đó là những nụ cười, những lời chúc của các cô, chú trong lớp. Niềm hạnh phúc ấy có lẽ là động lực để tôi tiếp tục cống hiến với mảnh đất vùng biên”.

Ông Hà Công Thức (sinh năm 1967, năm nay 50 t.uổi, học viên của lớp xóa mù chữ) : “Ngày xưa tôi học đến lớp 3, cuộc sống khó khăn quá, mình quên chữ đi. Các chú bộ đội biên phòng đến ở cùng luôn và vận động mình đi học nên mình đi học thôi. Hai vợ chồng cùng đi học luôn. Học không hiểu thì nhờ thầy giảng lại. Các con cũng động viên bố mẹ học chữ để biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, biết đọc báo nghe tin tức. Tôi biết ơn các chú bộ đội lắm, nhờ họ mà chữ cái đầu tiên tôi biết là viết và đ.ánh vần tên của mình”…

Theo Giaoducthoidai.vn

Quà 20/11 là một bông hoa, chiếc cốc làm tôi xúc động

Ngày 20/11, bé Ụ mang tới một bông hoa, một chiếc cốc và nói rằng: "Em tặng thầy". Món quà nhỏ bé đó đã khiến tôi rất xúc động".

Gần 26 năm là bộ đội biên phòng, cũng ngần ấy năm, Trung tá Mai Văn Sơn - Đội phó Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Hải Vân, Đà Nẵng đi mở trên 100 lớp xóa mù chữ, tình nguyện đứng lớp, dạy kiến thức cho hàng nghìn người dân.

"Có lẽ cũng vì thế mà người dân cũng xem chúng tôi như những người thân.

Hoạt động xóa mù chữ đã giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác bảo vệ biên giới, khi người dân cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia", Trung tá hồ hởi chia sẻ.

Trải qua 26 mùa lễ mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, món quà tri ân mà thầy Sơn nhận được đôi khi chỉ là những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn", mớ rau, nải chuối, nhưng ấm áp vô cùng.

"Mọi năm, nhân ngày 20/11, thấy hoàn cảnh của học sinh khó khăn quá, chúng tôi vẫn đi vận động quyên góp gạo, vật chất để tặng gia đình phụ huynh, để học trò đỡ vất vả mưu sinh, có thời gian đến lớp.

Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là sự trưởng thành của học sinh" - thầy Sơn nói.

Thầy Sơn cho biết kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần đầu được học sinh tặng quà 20/11. Khi đó, thầy dạy lớp học tình thương gần 10 năm. Học sinh đó tên là Ụ.

"Hôm ấy gần đến ngày 20/11, bé Ụ mang tới một bông hoa, một chiếc cốc và nói rằng: "Em tặng thầy". Món quà nhỏ bé đó đã khiến tôi rất xúc động", thầy Sơn chia sẻ.

Quà 20/11 là một bông hoa, chiếc cốc làm tôi xúc động - Hình 1

Món quà tri ân ngày 20/11 của thầy giáo biên phòng - Trung tá Mai Văn Sơn là mớ rau, nải chuối (Ảnh: Thùy Linh)

Theo lời kể của Trung tá Mai Văn Sơn, tốt nghiệp Trung cấp Biên phòng năm 1992, anh Sơn (huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) được phân công công tác về Đồn Biên phòng Non Nước, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng.

Cũng từ đó cho đến khi chuyển công tác đến nhiều đơn vị khác như Đồn Biên phòng Phú Lộc, Phòng Chính trị thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố Đà Nẵng và hiện là Đồn Biên phòng Hải Vân, ở đâu anh cũng trăn trở với việc mang con chữ tới bà con vùng khó.

Được giao vận động quần chúng, tuyên truyền phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa bàn, khi về công tác tại Đồn Biên phòng Hải Vân, anh nhận thấy người dân nơi đây rất nghèo.

Họ chủ yếu theo nghề biển, số còn lại làm nông nghiệp. Không có nghề nghiệp ổn định, gia cảnh khó khăn lại đông con, hầu hết họ không có điều kiện để đến trường.

Từ đó, anh Sơn đề xuất với đơn vị và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, phối hợp khảo sát, vận động mở những lớp xóa mù chữ, nâng cao dân trí.

Tuy nhiên công tác vận động người dân ra lớp khá khó khăn bởi ban đầu họ còn bỡ ngỡ. Hơn nữa, tay chân họ quen với công việc đồng áng hay đi biển nên khi cầm bút viết thì rất cứng.

Thậm chí, có người bảo rằng giờ đi học thì ai lo con cho, rồi họ thắc mắc học để làm gì vì rồi cũng chỉ đi biển hay cầm cuốc, cầm cày...

Bằng sự nhiệt tình cùng sự động viên thường xuyên, anh Sơn đã thuyết phục và có được niềm tin của người dân và hiện tại, Bộ đội Biên phòng Thành phố Đà Nẵng đang dạy 7 lớp với 85 học viên.

Trong đó, đồn biên phòng nơi anh Sơn công tác đảm nhận xóa mùa chữ cho 12 học viên có độ t.uổi từ 36-45. Đặc biệt, trong số này có một học viên nhỏ t.uổi vừa câm vừa điếc.

Nhân dịp được gặp Chủ tịch nước, Trung tá Mai Văn Sơn đã chia sẻ:

"Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 thế hệ mang quân hàm xanh, tôi luôn tin tưởng và vững bước trên con đường trở thành một người lính bảo vệ Tổ quốc.

Trong 26 năm công tác tại địa phương, tôi đã đảm nhiệm vai trò thầy giáo quân hàm xanh. Học viên của chúng tôi chủ yếu là bà con địa phương khó khăn, khát khao con chữ.

Để duy trì các lớp học và nâng cao chất lượng dạy và học, chúng tôi đã cố gắng tích cực học tập để nâng cao kiến thức sư phạm.

Đồng thời, tôi cũng giúp nhân dân làm đồng áng trong những vụ thu hoạch bận rộn để bà con có thời gian đi học đầy đủ.

Ngoài việc tích cực đứng lớp, tôi đã vận động được 600 học sinh quay trở lại lớp học và vận động 200 em học sinh lần đầu tới lớp.

Hiện tại, Đồn biên phòng chúng tôi đang đỡ đầu cho 5 em học sinh, giúp các em có điều kiện tới trường".

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Team Quang Linh bị phốt chèn ép 1 thành viên phải rời nhóm, trả lương bèo bọt?
07:44:53 21/09/2024
Xôn xao hình ảnh nghi Quốc Nghiệp biểu diễn tại Mỹ
07:09:09 21/09/2024
Hay tin bạn thân sinh con, tôi hào phóng gửi tặng 10 triệu rồi 'hóa đá' trước tin trả lời sốc hé lộ bí mật động trời
05:42:30 21/09/2024
Con gái tôi đi công tác 2 tuần, con rể liền có biểu hiện bất thường, tôi lén theo dõi và hốt hoảng khi biết đầu đuôi sự việc
06:22:01 21/09/2024
Nam Em phán đúng 4 chữ ngày bà Phương Hằng ra tù, ăn mừng kẻ huỷ diệt showbiz
07:02:30 21/09/2024
Hai mỹ nhân chuyển giới Vbiz nổi tiếng châu Á: Một người trở thành "phú bà", một người lâm cảnh vỡ nợ
06:27:43 21/09/2024
Con trai tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn diện vest bảnh bao, sánh vai bên bạn gái thông báo tin vui
07:40:30 21/09/2024
5 nữ chính không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ: Số 1 là "tiểu tam" b.ị g.hét suốt 10 năm qua
06:01:56 21/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi bóng chuyền Việt Nam tung ảnh cưới với thiếu gia phố núi: Đằng trai có cơ ngơi bạc tỉ, học vấn còn đáng nể hơn

Netizen

11:28:48 21/09/2024
Hoa khôi bóng chuyền Trần Việt Hương vừa tung bộ ảnh cưới với chồng là Nguyễn Vương Anh lên trang cá nhân. Ngay lập tức nữ VĐV bóng chuyền đã nhận được những lời chúc tốt đẹp của bạn bè, đồng đội và người hâm mộ

Game thủ Wuthering Waves tẩy chay một tính năng của Genshin Impact, mong NPH đừng bao giờ thêm vào

Mọt game

11:23:03 21/09/2024
Sau Genshin Impact và Honkai Star Rail, Wuthering Waves đang trở thành tựa game gacha mới và nổi bật bậc nhất ở thời điểm hiện tại.

Hương Ly "khẩu chiến" tưng bừng khi bị tung tin "cặp kè" đàn ông có vợ, nằm trong đường dây triệu đô

Sao việt

11:20:49 21/09/2024
Trên trang cá nhân, Hương Ly đã liên tiếp đăng tải story nói về câu chuyện này, cũng như vào tận trang người tung tin để làm rõ trắng đen.

Áo len là 'chìa khóa' giúp bạn ấm áp và thời thượng trong mùa thu đông

Thời trang

10:59:03 21/09/2024
Đối với môi trường công sở, kết hợp món đồ này với quần âu dáng suông sẽ mang lại vẻ thanh lịch và chuyên nghiệp. Đừng quên hoàn thiện bộ trang phục với một chiếc túi xách nhỏ xinh để thêm phần hoàn hảo.

Chỉ một lần khoe dáng, nữ coser này khiến người xem muốn "chơi" Wuthering Waves ngay lập tức

Cosplay

10:45:17 21/09/2024
Ra mắt chưa đầy 2 tuần, thế nhưng Wuthering Waves đã thật sự trở thành một hiện tượng mới ở thị trường game Việt. Trên khắp các diễn đàn lớn, nhỏ, không khó để bắt gặp những bài đăng tranh luận

Katy Perry: Vật lộn tìm lại ánh hào quang

Nhạc quốc tế

10:27:11 21/09/2024
Katy Perry từng là Nữ hoàng mùa hè với hàng loạt bản hit sôi động mỗi năm, thế nhưng ở hiện nữ ca sĩ đã hoàn toàn thất bại.

Nữ ca sĩ 46 t.uổi phản đối Trấn Thành khi bị nói tán tỉnh đàn em

Tv show

10:24:29 21/09/2024
Thu Minh cũng nói với đàn em: Tôi nói thẳng với các em. Tôi tỏ rõ trong chương trình này, tại thời điểm này, tôi đúng nghĩa là đầu gấu .

Từ nay cho đến hết tháng 8 âm lịch, 3 giáp phất cả tình lẫn t.iền, tăng thu ít chi, bổng lộc tới tấp, số may không kể đâu cho xiết

Trắc nghiệm

10:24:02 21/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào phất cả tình lẫn t.iền, tăng thu ít chi, bổng lộc tới tấp, số may không kể đâu cho xiết từ nay cho đến hết tháng 8 âm lịch này nhé!

Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này

Sức khỏe

10:18:34 21/09/2024
Đối với những người đã có vấn đề về thận, khả năng lọc của thận có thể bị suy giảm, dẫn đến việc tích tụ các sản phẩm phụ này trong m.áu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Du lịch

10:13:18 21/09/2024
Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in.

Dàn sao Man City tìm đường tháo chạy khỏi Etihad

Sao thể thao

09:28:50 21/09/2024
Truyền thông Anh, Tây Ban Nha tiết lộ nhiều ngôi sao đã cử đại diện tìm bến đỗ mới để phòng trường hợp Man City bị trục xuất khỏi Premier League.