Những câu chuyện vượt ‘cửa tử’ Covid-19 thần kỳ tại bệnh viện dã chiến TP HCM
BS Công chia sẻ có rất nhiều gia đình cả nhà đều trở thành F0 và cùng nhập viện theo dõi và có người đã ra đi mãi mãi. Nhưng đại gia đình của bà G. đã vượt qua bệnh ngoạn mục.
11 người cùng vượt qua Covid-19
Bệnh viện Dã chiến số 3, TP HCM, nằm trong một khu tái định cư bỏ hoang ở Thủ Đức. Từ một nơi bụi bặm, thiếu thốn, nơi đây đã biến thành 1 bệnh viện với chức năng điều trị cho bệnh nhân ở tầng 2. Trong tổng số hơn 2.500 giường có đến 200 giường hồi sức. Từ đây, nhiều F0 cận “cửa tử” đã được các thầy thuốc giành giật trở về với cuộc sống bình thường.
Đến nay, Bệnh viện Dã chiến số 3 đã từng bước hoàn thành sứ mệnh của mình. BS Công cho biết “vui ơi là vui vì bệnh nhân ra viện đã tăng lên rất nhiều, bệnh nhân vào viện thì giảm. Ai cũng hy vọng có ngày không còn bệnh nhân nào nữa”.
Gia đình bà Nguyễn Thị G, trú tại quận 5 TP.HCM, là trường hợp đặc biệt đối với các y bác sĩ Bệnh viện Dã chiến số 3 TP.HCM.
BS. Lý Quốc Công – Trưởng Khoa Lâm sàng, Bệnh viện Dã chiến số 3 nhớ lại có một gia đình 11 người F0 đều nhập viện vì Covid-19, 3 người phải thở máy HFNC và 2 người thở oxy mask, trong đó có bà G tình trạng vô cùng nguy kịch lúc nhập viện. Bệnh nhân vừa tuổi cao lại có kèm bệnh nền nên bà G nhanh chóng chuyển biến xấu. Bà đã được các y bác sĩ túc trực theo dõi ngày đêm, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp điều trị.
Ngày bà G được ra viện.
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, BS Lê Đức Thành Nhân – BV Dã chiến số 3 – chia sẻ bà G nằm trong danh sách những bệnh nhân cần được theo dõi sát tại phòng cấp cứu. Bệnh nhân phải thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC).
Bệnh nhân nằm vài tuần tại phòng cấp cứu. BS Nhân cho biết ngoài sự chăm sóc của nhân viên y tế, bệnh nhân có ý chí sống và tinh thần kiên cường, mạnh mẽ. Các thành viên khác trong gia đình bà G sau nhiều tuần đều khỏe mạnh dần và xuất viện.
Bà G luôn có ý chí muốn được về với con cháu. Đây chính là động lực giúp bà vượt lên chiến thắng bệnh tật. Ngày 29/9, bệnh nhân đã được ra viện trong niềm vui của cả bệnh viện cũng như gia đình.
Ngoài gia đình bà G, có rất nhiều bệnh nhân đã bình an trở về từ BV Dã chiến số 3. Có những bệnh nhân tưởng như mình đã chết rồi và đến một ngày lại được trở về bên gia đình. Họ mang ơn các y bác sĩ cảm giác như người sinh ra họ lần thứ hai.
Video đang HOT
BS Công chia sẻ về ca bệnh nữ, 67 tuổi, có triệu chứng suy hô hấp, có chỉ định thở máy. Các bác sĩ cũng đứng trước sự lựa chọn có nên mở nội khí quản cho bệnh nhân hay không. Sau giây phút đấu tranh, tôi đã quyết định duy trì cho bệnh nhân thở máy, không đặt nội khí quản.
Thật may mắn, sau một thời gian, bệnh nhân đã dần dần hồi phục và có thể thở mũi. Bệnh nhân cũng được dùng thuốc kháng virus, kháng viêm, kháng đông… kết hợp với thở máy oxy dòng cao (HFNC).
Bệnh nhân cuối cùng cũng được ra viện. Khi liên hệ lại bác sĩ, bệnh nhân chỉ tâm sự lúc bệnh nặng tưởng chừng rơi xuống vực thẳm thì có người đưa tay bắt lấy. Trong suy nghĩ, bệnh nhân luôn biết ơn đội ngũ nhân viên y tế.
Đây là một trong những bệnh nhân đặc biệt của bệnh viện mà bất cứ ai cũng nhớ tên bởi vì có lúc tưởng chừng không thể cứu được người bệnh thì phép màu vẫn đến.
Bác sĩ Lý Quốc Công chia sẻ về các ca bệnh Covid-19.
Những khoảnh khắc sống còn của bệnh nhân
BS Công chia sẻ bệnh Covid-19 có thể diễn tiến rất nhanh. Bác sĩ sẽ phải ra quyết định kịp thời để cứu bệnh nhân, không thể trễ một giây nào. Nhiều trường hợp mà bản thân các bác sĩ căng thẳng với sự quyết định của mình.
Trước khoảnh khắc sống còn của người bệnh, bác sĩ Công chỉ nghĩ đơn giản chỉ có mình, chỉ có bác sĩ phải quyết định cứu sống bệnh nhân bằng cách nào, phải quyết định ngay trong tích tắc, không thể chần chừ, nhưng cũng phải thật cẩn trọng, nếu lựa chọn sai thì bệnh nhân rất có thể sẽ mất cơ hội sống còn… Cơ hội của bệnh nhân rất mong manh nên bác sĩ phải nhạy bén và bình tĩnh với quyết định của mình.
Bệnh viện Dã chiến số 3 là ngôi nhà chung của hàng trăm nhân viên y tế đủ các chuyên ngành, bệnh viện khác nhau. Họ chẳng nhớ ai làm chuyên ngành gì mà chỉ chung nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Dù phải làm việc với công suất gấp 2-3 lần bình thường, nhưng tinh thần từ lãnh đạo đến nhân viên ở đây luôn vững vàng. Ai cũng xác định tinh thần làm sao nhanh nhất cứu người bệnh.
Cô dâu chống dịch ở Sài Gòn, chú rể ở Hà Nội và đám cưới online tại bệnh viện dã chiến
Vô tình chứng kiến nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7) một mình tham dự lễ cưới online trong giờ nghỉ, các y bác sĩ của bệnh viện đã phối hợp với tình nguyện viên tổ chức "lễ cưới đặc biệt" cho cô dâu này.
Đám cưới online diễn ra với 3 điểm cầu, cô dâu tại TP.HCM, chú rể và các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội - Ảnh: KIM ÚT
Chiều 29-9, một đám cưới online đã diễn ra tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện dã chiến số 16, với cô dâu đang tham gia chống dịch ở bệnh viện và chú rể ở tại Hà Nội.
Cô dâu là chị Đỗ Thị Ngọc Diệp (24 tuổi) trước đây làm việc tại khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ngày 2-8, chị Diệp đã cùng 800 nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện dã chiến số 16.
Khi đăng ký tham gia chống dịch, chị Diệp cùng gia đình đã định ngày làm đám cưới cùng chồng. Ban đầu, chị hy vọng có thể về kịp để có một đám cưới trọn vẹn cùng gia đình. Nhưng khi vào TP.HCM chống dịch, chị hiểu nhiệm vụ mình còn chưa hoàn thành nên đã chuẩn bị sẵn tâm lý cưới online.
Chị Diệp tâm sự chị may mắn có chồng cùng đồng nghiệp động viên, dù xa gia đình nhưng vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ. Khi được mọi người tổ chức "đám cưới sung túc, ấm cúng như thế này" chị rất xúc động và biết ơn mọi người.
Cô dâu Ngọc Diệp vui và xúc động khi được các bác sĩ và tình nguyện viên tổ chức lễ cưới online - Ảnh: KIM ÚT
Chia sẻ về đám cưới đặc biệt trên, bác sĩ Trương Anh Thư - trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: "Vài ngày trước, tôi cùng đồng nghiệp vô tình phát hiện Diệp vào nhà kho, một mình tham gia lễ cưới online thì thấy rất thương và xúc động. Vì ngày cưới hỏi là ngày rất trọng đại nhưng em lại chỉ có một mình. Thế là chúng tôi hỏi mượn áo dài mong tổ chức một đám cưới ý nghĩa cho em và nhận được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện cũng như sự giúp đỡ của rất nhiều tình nguyện viên".
Là người tham gia tổ chức đám cưới online tại bệnh viện, chị Hoàng Anh - tình nguyện viên - cho biết 3 tháng nay công việc của nhóm là giúp đỡ các y bác sĩ về việc cung cấp oxy miễn phí, hỗ trợ thiết bị y tế, hỗ trợ những bữa ăn.
Khi nhận được thông tin về trường hợp đặc biệt của chị Diệp, nhóm đã nhanh chóng lên kế hoạch tổ chức đám cưới online ngay trong bệnh viện.
"Trong thời gian giãn cách, việc đi tìm áo cưới, những bó hoa, bánh, trái cây... không hề dễ dàng. Nhưng với tất cả niềm yêu thương và sự sẻ chia với các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nói riêng và bệnh viện tuyến đầu nói chung, các tình nguyện viên đã chuẩn bị rất nhanh, với mong muốn đem đến cho Diệp một đám cưới ý nghĩa nhất", chị Hoàng Anh tâm sự.
Chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, nhóm tình nguyện viên đã tạo nên không gian cưới ấm cúng ngay tại bệnh viện dã chiến - Ảnh: KIM ÚT
Dù giãn cách khó khăn nhưng nhóm tình nguyện viên vẫn cố gắng tìm kiếm đầy đủ nguyên vật liệu cho buổi lễ gồm bánh, trái cây, rượu và cả hoa cưới - Ảnh: KIM ÚT
Chỉ có vỏn vẹn một ngày để tìm mua các nguyên vật liệu nhưng mọi thứ đều được chuẩn bị đẹp mắt và chỉn chu nhất - Ảnh: KIM ÚT
Anh Đoàn Trung Vũ - chủ studio cưới - cũng là người hỗ trợ cho cô dâu từ việc trang điểm, áo dài đến không gian cưới. Anh Vũ chia sẻ đây là lần đầu anh tổ chức một đám cưới đặc biệt như vậy - Ảnh: KIM ÚT
Chị Hoàng Anh kể khi biết chị tìm mua bánh kem cưới tặng cô dâu là y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, chủ tiệm bánh đã vui vẻ tặng chiếc bánh kem kèm lời chúc cô dâu hạnh phúc - Ảnh: KIM ÚT
Cô dâu Ngọc Diệp rơi nước mắt xúc động khi nghe những lời chúc phúc từ người nhà và các y bác sĩ - Ảnh: KIM ÚT
Phút giây hạnh phúc vỡ òa khi chú rể trao nhẫn cưới qua màn hình cho cô dâu - Ảnh: KIM ÚT
Các y bác sĩ uống rượu mừng đám cưới online - Ảnh: KIM ÚT
Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến 16 Đỗ Ngọc Sơn tặng quà cho cô dâu Ngọc Diệp - Ảnh: KIM ÚT
Bên trong bệnh viện dã chiến quân đội: Vùng đỏ quạch 3 dãy nhà xung quanh có gần 2.000 bệnh nhân (F0) với gần 400 y bác sĩ - lực lượng bảo đảm công tác điều trị, tiếp xúc liên tục, hằng ngày với bệnh nhân. Nhiều người bảo: Không nhiễm bệnh mới lạ. Cấp cứu bệnh nhân nặng trong Khoa hồi sức cấp cứu. Ảnh ĐỘC LẬP Thế nhưng, chúng tôi đã có...