Những câu chuyện có thật kiến giải tình yêu, nỗi đau người nhiễm HIV
Hơn 1.000 câu chuyện có thật của những người chung sống với HIV được các nghệ sĩ đương đại tái hiện, trưng bày trong triển lãm Bảo tàng tan vỡ, thu hút nhiều bạn trẻ đến thưởng thức.
Sáng 11.12, triển lãm nghệ thuật “Bảo tàng tan vỡ” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại TP.HCM, sau gần một năm lên ý tưởng và chuẩn bị. Triển lãm là một phần của chiến dịch y tế cộng đồng quốc gia nhằm nâng cao nhận thức về phòng ngừa và điều trị HIV tại Việt Nam do Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y Tế phối hợp thực hiện cùng các đơn vị khác.
Anh Vy trân trọng không chỉ các tác phẩm nghệ thuật mà còn cả những câu chuyện tình yêu của người nhiễm HIV. Ảnh NGỌC LONG
Bước vào không gian trưng bày, người xem có cơ hội thưởng thức các tác phẩm sắp đặt, trình diễn… của 10 nghệ sĩ đương đại trẻ, mỗi người có một kiến giải riêng về cuộc sống và tình yêu của bệnh nhân HIV xoay quanh chủ đề “Tan Vỡ”.
Nỗ lực hàn gắn những vết thương
Đến với triển lãm từ 8 giờ sáng, Anh Vy (21 tuổi, Q. Tân Bình, TP.HCM) cho biết ban đầu, cô đăng ký tham gia chỉ để thưởng thức các sản phẩm nghệ thuật thị giác và tìm cảm hứng vì bản thân làm trong ngành sáng tạo, nhưng cuối cùng lại nhận về nhiều hơn thế.
“Em không thể quên được câu chuyện tình yêu của những bạn thuộc cộng đồng LGBT, dung dị có mà đau lòng cũng có. Họ cho em thấy sinh hoạt hằng ngày đầy tình cảm chứ không hề bị ám ảnh bởi bệnh tật của những người phải chung sống với HIV”, Vy nói.
Video đang HOT
Một trong những tác phẩm sắp đặt tham gia triển lãm là Lưu trữ kỳ lạ #1 (Dành cho tình yêu) của nhóm nhiếp ảnh gia trẻ Beautiful Noise Collective, với các thành viên hiện đang sinh sống ở Việt Nam và Mỹ. Tác phẩm gồm những “hộp” trái tim được làm hoàn toàn bằng chất liệu băng keo trong, qua phương cách in ảnh lên đó.
Tác phẩm sắp đặt của Beautiful Noise Collective làm hoàn toàn bằng chất liệu băng keo trong với thông điệp hàn gắn vết thương lòng. Ảnh NGỌC LONG
Nhóm giải thích: “Chúng mình dùng việc dán băng keo như một cách thức mang tính chắp vá để thể hiện nỗ lực hàn gắn những vết thương lòng từ những câu chuyện tình yêu tan vỡ. Băng keo trong cũng cho phép các bức ảnh và câu chuyện có thể chèn lên nhau, kết nối những mẩu chuyện và hình ảnh từ những người khác nhau thành những câu chuyện mới, mang tính tập thể hơn.”
Đồng hành cùng Beautiful Noise Collective, triển lãm lần này còn có sự tham gia của các nghệ sĩ trẻ nổi tiếng khác như Fustic Studio, Nam Thi, Tùng Monkey… Tất cả đều sở hữu phong cách nghệ thuật được nhiều bạn trẻ mến mộ, cùng những thành tích ấn tượng cả ở Việt Nam và quốc tế.
Chọn triển lãm nghệ thuật để tiếp cận với nhiều người hơn
Nguyễn Phương Anh, 30 tuổi, Trưởng bộ phận quản lý dự án “Bảo tàng tan vỡ”, cho biết nhóm thực hiện chọn hình thức triển lãm nghệ thuật để truyền thông về phòng, chống HIV vì muốn tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng hơn, đặc biệt là người trẻ đồng thời xây dựng hình ảnh một cộng đồng người nhiễm HIV tươi sáng, lạc quan.
Người trẻ bên cạnh tác phẩm Soi lòng đọc thơ của nhà thơ Nam Thi. Ảnh NGỌC LONG
Cô chia sẻ: “Chúng mình muốn mang chủ đề này đến công chúng một cách nhẹ nhàng, không phải quá nhạy cảm như mọi người hằng tưởng. Dự án đã gửi lời yêu cầu đến các phòng khám, trung tâm, đối tác là những người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân HIV, và nhận về hơn 1.000 câu chuyện. Từ đó, chúng mình làm việc với những nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực khác nhau như nhiếp ảnh, thơ văn… để hình thành nên triển lãm này.”
“Tất cả để hướng đến mục tiêu giảm kỳ thị và nâng cao nhận thức rằng việc phòng ngừa, điều trị HIV thật ra vô cùng đơn giản, dễ hơn rất nhiều so với việc tìm được người mình yêu và nuôi dưỡng mối quan hệ đó”, Phương Anh nói thêm.
Để hạn chế khách tham quan trực tiếp, đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, “Bảo tàng tan vỡ” cùng các sản phẩm truyền thông khác còn được trưng bày trên nền tảng internet.
Huyền thoại bóng rổ 30 năm sống chung với HIV
Năm 1991, khi vợ mới cưới đang mang bầu, huyền thoại bóng rổ Earvin Magic Johnson biết mình bị nhiễm HIV và từng nghĩ đó là một án tử.
Hôm 7/11, cựu siêu sao bóng rổ Magic Johnson viết trên trang cá nhân kỷ niệm 30 năm ngày công khai bị nhiễm HIV. "Chúa thực sự đã phù hộ cho tôi. Hôm nay đánh dấu 30 năm sống chung với HIV nên thông điệp đó đã vọng trong tôi một cách mạnh mẽ. Tôi cảm ơn Chúa vì đã để tôi sống, cho tôi sức mạnh và dẫn đường tôi 62 năm, đặc biệt là 30 năm qua", huyền thoại người Mỹ viết kèm biểu tượng cầu nguyện.
Huyền thoại Magic Johnson phát hiện bị HIV năm 32 tuổi. Ảnh: SI
Cựu siêu sao bóng rổ của Los Angeles Lakers giờ là người cha, người ông, thương gia thành công, nhà từ thiện và là CEO của công ty Magic Johnson Enterprises. Magic Johnson và bà xã Cookie đã đồng hành bên nhau từ ngày phát hiện bệnh. Ông không còn dấu hiệu của virus. Cả vợ và con trai Earvin Johnson III đều không bị nhiễm.
Nhưng 30 năm trước, khi biết tin mình bị nhiễm HIV trong cuộc kiểm tra sức khỏe trước mùa giải NBA 1991-1992, huyền thoại bóng rổ nghĩ rằng mình đối mặt án tử. Lúc này, Magic Johnson mới cưới vợ được một tháng và đôi uyên ương vừa nhận tin vui Cookie mang thai. Magic Johnson suy sụp, không biết mình sống được bao lâu nữa và cũng không rõ liệu virus có ảnh hưởng tới vợ và đứa con trong bụng không. "Tôi thực sự phải nghiên cứu rất nhiều về HIV cũng như AIDS. Tôi phải chắc chắn bản thân đủ cởi mở để đặt ra nhiều câu hỏi và thu thập nhiều tin tức từ những người khác", cựu siêu sao bóng rổ chia sẻ trong cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình của đài CBS vài ngày trước.
Bác sĩ nói với Johnson rằng ông có cơ hội sống một thời gian dài với những loại thuốc mới được phát triển. Nhưng việc khó khăn nhất với ông là nói với vợ. "Chuyện này thật khó khăn bởi tôi yêu cô ấy rất nhiều và không muốn làm tổn thương vợ", Johnson thổ lộ. Khi nghe tin dữ từ chồng, bà Cookie biết nguyên nhân Johnson nhiễm bệnh "có thể là do lây truyền qua tình dục" bởi ông chưa từng truyền máu. "Điều quan trọng với tôi không phải việc ông ấy bị nhiễm bệnh thế nào mà bởi ông ấy có thể sẽ chết nay mai", Cookie chia sẻ trên CBS News.
Sau đó, Magic Johnson thở phào vì kết quả kiểm tra cho thấy vợ và em bé trong bụng đều âm tính. "Tôi sợ đến chết đi được. Tôi muốn đảm bảo cả cô ấy và em bé đều ổn, rồi tôi sẽ tiến về phía trước, cố gắng đảm bảo mình cũng ổn". Cookie đã ở bên chồng từ ngày đầu tiên phát hiện ra bệnh, tuy nhiên, ban đầu bà không muốn chồng tổ chức họp báo chia sẻ tin bị nhiễm HIV vào ngày 7/11/1991. "Lúc đó, mọi người chưa nhận thức đầy đủ về bệnh. Vì thế, họ nghĩ bạn không thể chạm vào người khác, không thể ôm người khác. Và tôi không muốn người ta đối xử với chúng tôi như những người bị bệnh hủi".
Ngày diễn ra họp báo, vợ Magic Johnson cũng tới và mặc một bộ suit trắng, hàm ý hướng tới một tương lai tươi sáng. "Vì bị nhiễm virus HIV, tôi phải giải nghệ ở Lakers hôm nay. Tôi chỉ muốn nói rõ tôi không bị bệnh AIDS. Tôi biết là nhiều người trong số các bạn muốn biết điều đó. Vợ tôi ổn, cô ấy âm tính. Tôi dự định tiếp tục tiến lên phía trước và sẽ sống lâu dài", huyền thoại bóng rổ phát biểu trong cuộc họp báo chấn động 30 năm trước. Thời đó, nhận thức về HIV/AIDS chưa đầy đủ nên việc một siêu sao nổi tiếng công khai bị nhiễm bệnh gây rúng động tại Mỹ.
Bà xã Cookie đồng hành với huyền thoại Magic Johnson suốt 30 năm qua. Ảnh: Instagram Magic Johnson
Johnson đã đương đầu với sự kỳ thị HIV giống như niềm đam mê thể hiện trên sân đấu. Ông thành lập quỹ Magic Johnson để nâng cao nhận thức về virus, tích cực tuyên truyền về HIV, AIDS và tình dục an toàn, thúc đẩy Quốc hội và Nhà Trắng chi tiền chống lại căn bệnh này. Sau thời gian ngắn rời xa bóng rổ, Magic Johnson được fan ủng hộ, trở lại cùng đội tuyển Mỹ thi đấu ở Olympic 1992 và giành huy chương vàng. "Đó là quyết định đúng đắn. Nó đã giúp mọi người sống chung với không chỉ HIV và AIDS mà với bất kỳ căn bệnh nào, bạn có thể sống tiếp và sống có ích", huyền thoại 62 tuổi chia sẻ. Tuy nhiên, chặng đường trở lại với bóng rổ của Magic Johnson không hề dễ dàng. Nhiều đồng nghiệp không thoải mái với ý tưởng chơi bóng cùng một VĐV dương tính với HIV. Ngay cả đồng đội Karl Malone trên tuyển Olympic cũng bày tỏ sự lo ngại khi thi đấu với Johnson sau khi ông bị một vết thương trên sân trong một trận đấu. Vì sự phản đối của các đồng nghiệp, Magic Johnson giải nghệ lần nữa trước khi quay lại với bóng rổ năm 1996 rồi nghỉ hưu lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng.
Tới nay, tình hình sức khỏe của huyền thoại bóng rổ ổn định. Ông vẫn phải uống thuốc mỗi ngày. "Một ly cocktai thuốc, mỗi ngày một lần. Trước đây là ba lần mỗi ngày, giờ chỉ còn một lần thôi. Và mọi thứ thật tuyệt". Magic Johnson chia sẻ.
Magic Johnson sinh năm 1959, là một trong những tượng đài của làng bóng rổ thế giới. Ông từng năm lần vô địch giải bóng rổ nhà nghề NBA trong màu áo Los Angeles Lakers, ba lần được bầu là cầu thủ hay nhất mùa của NBA. Năm 1996, ông được vinh danh là một trong 50 cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử NBA. Sau khi giải nghệ, ông có thời gian làm Chủ tịch của chính CLB cũ - Lakers.
WHO: Châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 Ngày 8/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 do đại dịch COVID-19 đã làm chậm nỗ lực giảm mạnh hơn nữa tỉ lệ nhiễm HIV ở châu lục này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ruaraka, Kenya....