Những cặp vợ chồng thường xung đột vặt vãnh do thiếu sót 3 điều
Một cặp đôi hay mâu thuẫn thì có thể xảy đến một màn cãi vã bất chấp nguyên nhân dẫn đến nó có thể nhỏ như thế nào.
Sau khi kết hôn, nhiều cặp đôi vợ chồng cảm thấy sốc vì cuộc sống không như họ tưởng tượng. Khi còn yêu thì hai bên tình cảm thắm thiết, về chung một nhà lại thường cãi vã vì những vấn đề vặt vãnh. Điều này vô cùng ảnh hưởng đến tâm trạng của người trong cuộc cũng như làm tình cảm hai bên bị khủng hoảng.
Nhưng cũng không phải cặp đôi nào cũng rơi vào tình cảnh ấy. Có nhiều cặp đôi đã chuẩn bị kỹ càng những hành trang để bước vào cuộc hôn nhân. Cùng với đó, họ biết cách điều chỉnh hành vi, giúp mối quan hệ hài hòa hơn.
Bởi vậy, nếu cặp vợ chồng nào thường xuyên cãi vã vặt vãnh vì những chuyện nhỏ xíu có lẽ là do 3 thiếu sót sau trong mối quan hệ của mình.
1. Không có đối thoại bình đẳng
Mặc dù chúng ta luôn chủ trương bình đẳng nam nữ nhưng trong nhiều gia đình, tình trạng bất bình đẳng vẫn xảy ra. Ở đó, địa vị gia đình của đàn ông và phụ nữ thường được xác định bởi khả năng kiếm tiền của họ.
Trường hợp đàn ông làm chủ gia đình, có quyền quyết định tất cả mọi việc là phổ biến hơn cả. Nó cũng là tình trạng của đa số gia đình hiện nay và đàn ông trong nhà lại thường gia trưởng, có tính áp đặt. Bởi thế, các cuộc trò chuyện, bàn bạc giữa hai bên vợ chồng không thể nào bình đẳng được. Vì nguyên nhân ấy dẫn đến xung đột nhỏ nhặt và các cuộc cãi vã thường xuyên diễn ra.
Bên có địa vị thấp hơn thì lên tiếng chống đối, bên địa vị cao sẽ cố gắng đàn áp. Tình trạng gia đình sẽ căng thẳng và việc cãi cọ, xích mích là “như cơm bữa”.
Bởi vậy, môi trường đối thoại bình đẳng giữa hai vợ chồng vô cùng quan trọng. Nếu đối thoại dựa trên tình trạng không bình đẳng sẽ dần đến kết quả khó thuận hòa cho cuộc hôn nhân.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
2. Vợ chồng không biết cách điều chỉnh sự thiếu hụt của bản thân
Ai mà chẳng có khuyết điểm. Với những người đã kết hôn, những khuyết điểm ấy mới bộc lộ rõ nét hơn vì có người chung sống một nhà, sớm chiều chung đụng. Bất cứ khuyết điểm nào cũng có thể thành “ngòi nổ” cho mâu thuẫn.
Bởi thế, cả nam giới và nữ giới nên nhận ra rằng thiếu sót của bản thân có thể ảnh hưởng đến tình cảm của họ và đối phương. Bởi thế, bạn hãy nhìn nhận lại bản thân mình, nhận ra mình thiếu sót và dễ dàng gây rắc rối cho hôn nhân ở điều gì rồi tìm cách giải quyết chúng.
Thật ra khuyết điểm thì ai cũng có, chúng cũng chẳng phải điều gì quá mức ghê gớm nếu bạn muốn và cố gắng tìm cách sửa chữa.
Nhận ra bản thân mình như thế nào, cái sai của bản thân ở đâu và có ý thức sửa chữa sẽ là một cách giúp hôn nhân tránh đi những màn cãi vã trong cuộc sống bắt nguồn từ thiếu sót đó.
Ảnh minh họa.
3. Không biết đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ
Trên đời này không có ai là hoàn hảo chứ chưa nói đến một cặp đôi hoàn hảo. Tất cả những cặp vợ chồng kiểu gì cũng có xung đột nảy sinh, dù ít dù nhiều. Một số cặp đôi có thể bao dung và thấu hiểu cho nhau, một số khác thì không.
Sự bao dung, thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của nhau để suy nghĩ vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta có thể suy nghĩ về mọi thứ theo quan điểm của người bạn đời.
Nhiều khi suy nghĩ vấn đề nào đó, con người đều tự cho mình là trung tâm. Mâu thuẫn xảy đến ai cũng cho rằng mình đúng, bên kia sai. Nhưng sự mù quáng này trong hôn nhân sẽ dẫn đến hàng loạt cuộc cãi vã, xung đột dù chỉ từ việc nhỏ nhất.
Bởi thế, khi vợ chồng xung đột, các cặp đôi nên đặt mình vào vị trí của đối phương, nhìn vấn đề từ quan điểm của họ để suy nghĩ và hành động, tránh dẫn đến xích mích không đáng có.
Nhà giáo dục Liên xô Sukhomlinsky từng viết: “Tình yêu đích thực không chỉ cần tình yêu mà còn cần sự thấu hiểu thế giới nội tâm của nhau”.
Hi vọng rằng, các cặp đôi đang có thiếu sót trong suy nghĩ, hành động hãy tự thay đổi bản thân mình để không khiến mối quan hệ mệt mỏi vì những cuộc cãi vã.
Biếu mẹ đẻ ít tiền, hôm sau bà đưa lại luôn cho con dâu
Sao mẹ lại đưa hết tiền chồng tôi biếu cho chị dâu chứ?
Tôi lấy chồng xa nhà cả ngàn km, đã 7 năm nay chưa được về thăm quê ngoại. Do sinh liên tiếp 2 đứa con, bận rộn công việc và điều kiện kinh tế không có nên tôi chưa thể về quê.
Năm nay, kinh tế gia đình khá, tôi đã dành ra được một khoản kha khá và đưa cả nhà về thăm quê ngoại. Ngày gặp lại mẹ và mọi người tôi đã bật khóc. Lưng mẹ đã gù, tóc bạc trắng, đi lại khó khăn.
Mẹ bảo mấy năm nay sức khỏe yếu, phải đi bệnh viện suốt, sợ tôi lo lắng nên không dám báo tin. Mẹ nói vợ chồng tôi cứ yên tâm công tác, bà còn khỏe lắm. Với lại ở nhà đã có vợ chồng anh trai chăm sóc, chúng tôi không phải bận tâm đến mẹ.
Ngày hôm qua, lúc đi ngang qua phòng mẹ, thấy mẹ và chị dâu đang nói chuyện nên tôi dừng lại lắng nghe. Tôi sững sờ khi biết mẹ đã cho chị dâu toàn bộ số tiền vợ chồng tôi biếu hôm trước.
Đợi chị dâu ra khỏi phòng, tôi đã vào trong nói chuyện với mẹ. Tôi bảo biếu tiền để bà lo bồi bổ sức khỏe, sao lại cho chị dâu hết. Anh chị trẻ khỏe làm ra tiền, còn mẹ không làm ra tiền mà lại cho tiền chị dâu là sao.
Mẹ bảo vợ chồng anh trai tôi cũng khó khăn, mỗi tháng được hơn 10 triệu mà đủ thứ trông vào. Mẹ không làm ra tiền, chi tiêu đám hiếu hỉ hay ăn uống sinh hoạt đều do anh chị bỏ ra hết. 7 tháng trước mẹ nằm viện một tuần, toàn bộ tiền thuốc và viện phí đều do chị dâu trả.
Từ sau đợt nằm viện đó, mẹ quyết định sau này ai biếu tiền đều đưa hết cho chị dâu giữ hết. Vì vậy bà đã đưa luôn 12 triệu mà vợ chồng tôi biếu cho chị dâu. Mẹ bảo chị dâu là người biết nghĩ, đối xử rất tốt với mẹ, tôi không phải lo lắng gì hết.
Mẹ thương con cháu là rất tốt nhưng cũng phải biết giữ cho bản thân chút tiền làm của riêng. Không thể đưa hết tiền rồi phải sống phụ thuộc được. Tôi có nên khuyên mẹ tự tiết kiệm chút ít hay cứ để bà thoải mái làm theo ý mình?
Đằng sau một cuộc hôn nhân tốt đẹp thường ẩn chứa ba "bí mật" Hôn nhân chẳng có đôi nào là bình yên cả đời, điều cốt lõi là hãy học cách tìm ra và giải quyết vấn đề sau khi cãi vã thay vì trốn tránh thực tại bằng việc ly hôn. Hôn nhân là sự kiện cả đời của mỗi người. Họ sẽ lựa chọn người phù hợp nhất, tổ chức hôn lễ rồi lập...