Những cánh én nhỏ đưa xuân đến vùng cao
Câu lạc bộ của kỹ sư Nguyễn Bình Nam đã kêu gọi ủng hộ để xây dựng ba điểm trường tại các vùng cao đặc biệt khó khăn ở Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Ý tưởng xây dựng phòng học, phòng nội trú cho học sinh tại những điểm trường vùng cao của CLB Bạn thương nhau chỉ ra đời sau những chuyến thiện nguyện suốt dọc dài các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi… của nhóm.
Nguyễn Bình Nam kể năm 2010, sau một chuyến đi chơi xa cùng nhau, Nam cùng một số người bạn cùng quan điểm “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, đã lập nên CLB Bạn thương nhau.
Nối dài những yêu thương
CLB luôn tìm đến những vùng khó khăn nhất của các tỉnh miền Trung để giúp đỡ. Bình quân mỗi năm nhóm thực hiện khoảng 5-6 chuyến đi, với giá trị quà mỗi chuyến đi từ khi bắt đầu chỉ gần 20 triệu đồng, sau đó đã lên đến hơn 70 triệu đồng/chuyến.
Đi nhiều, quan sát tỉ mỉ, rồi hỏi han cả chuyện học, sinh kế của người dân, Nguyễn Bình Nam nhận thấy, so với trẻ em ở dưới xuôi, HS những vùng sâu, vùng xa hầu như đều học tập trong điều kiện quá khó khăn, thiếu thốn.
“Em chợt nghĩ, những món quà mình mang đến cho các em chỉ mang đến niềm vui trong chốc lát, chỉ giúp người dân giải quyết những khó khăn tạm thời.
Và nhóm bắt đầu tính đến cách thức hỗ trợ bền vững hơn. Tính lui tính tới thì thấy rằng chỉ có việc học, mới có thể giúp các em nhận thức phải thay đổi cuộc sống khó khăn này bằng chính nỗ lực của các em!”, Nguyễn Bình Nam nói.
Và đó cũng là lúc Nam cùng các bạn của mình xác định sẽ chuyển hướng cải thiện điều kiện học tập cho HS vùng cao bằng cách đầu tư xây dựng trường lớp.
Bằng quyết tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, Nguyễn Bình Nam và CLB Bạn thương nhau đã cùng với những người đồng hành làm nên kỳ tích mà như Nam chia sẻ là “đến mình cũng không tưởng nổi”: Trong 3 năm, xây dựng được 3 điểm trường tại địa bàn cực kỳ khó khăn với 10 phòng học, 3 phòng nội trú cho GV và phòng nội trú cho HS.
Xây trường ở vùng tâm mưa
Công trình đầu tiên và cũng là công trình đáng nhớ nhất của Nguyễn Bình Nam và CLB Bạn thương nhau là điểm trường của trường tiểu học Kim Đồng tại Nước Ui – Xã miền núi Trà Mai (Nam Trà My, Quảng Nam).
Video đang HOT
Nam Trà My được xem là túi mưa thứ 2 của cả nước, chỉ sau Bạch Mã. Với mục đích ban đầu thay thế điểm trường cũ vì phòng ốc đã xuống cấp nghiêm trọng, Nam cùng với một nhóm trong CLB Bạn thương nhau đã đến tận điểm trường để chụp hình, lấy thông tin và làm việc với nhà trường xin được đăng thông tin này lên mạng để kêu gọi.
Câu lạc bộ Bạn thương nhau giúp xây dựng điểm trường mới khang trang cho các em học sinh vùng cao.
Trường đồng ý, Nam cùng các bạn tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương, ban giám hiệu trường để cấp đất và xây dựng. Đến khi hoàn tất mọi thủ tục thì số tiền kêu gọi cũng đủ với dự kiến ban đầu là hơn 50 triệu đồng.
Thế nhưng, đến khi thi công, Nam và các thành viên trong CLB mới bắt đầu “thấm đòn” và hiểu vì sao những điểm trường này dù đã xuống cấp nhưng lại khó khăn trong việc đầu tư sửa chữa.
Bình Nam kể: “Chị cứ hình dung thế này, thợ chỉ có thể làm việc mỗi ngày 3 tiếng, từ 6h đến gần 9h sáng, sau đó bắt buộc phải nghỉ vì mưa như trút nước cả ngày.
Mà để vận chuyển vật liệu xây dựng vào đến nơi cũng vô cùng vất vả và khủng khiếp. Cuộc sống nơi này quá tách biệt với bên ngoài, đường sá đi lại khó khăn nên ngay cả nước uống, thức ăn cho thợ cũng là vấn đề nan giải”.
Năm 2014, Bình Nam cùng các bạn mình đã xây dựng phòng nội trú cho trường tiểu học – THCS Trà Khê (Tây Trà, Quảng Ngãi) và xây dựng chương trình Bữa ăn miền núi cho học trò trường này, với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng.
Năm học 2016-2017 này, chương trình Bữa ăn miền núi của CLB lại tiếp tục tại 4 điểm lẻ thuộc trường tiểu học số 2 của xã Trà Phong (Tây Trà) với 100 học sinh được hỗ trợ bữa ăn, bữa cơm có thịt đã không còn là điều hiếm hoi với HS nơi đây.
Công trình trường học thứ hai được CLB Bạn thương nhau kêu gọi xây dựng năm 2015 là điểm trường Tăk Rân (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam), gồm 2 phòng học xây, 3 phòng học gỗ lợp la-phông, lót gạch men và một phòng nội trú cho giáo viên.
Suốt quãng thời gian thi công công trình này, Bình Nam ăn chay đến khi hoàn tất.
“Bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm đều dồn vào công trình này. Đây là điểm trường xa nhất, khó khăn nhất nhưng cũng khiến cho anh em càng thêm quyết tâm. Khi mọi thứ xong mình mới thở phào nhẹ nhõm. Tổng giá trị công trình từ đóng góp của mọi người là hơn 555 triệu đồng”, Nam cho biết.
Đầu năm học mới 2016-2017 này, thầy trò ở điểm trường Trà Cương (xã Trà Nham, Tây Trà) phấn khởi được dạy học trong các phòng học mới với 3 phòng học xây kiên cố cùng một phòng nội trú cho giáo viên được xây dựng từ nguồn đóng góp của các thành viên CLB Bạn thương nhau.
Với hơn 2 tháng thi công, với số tiền 563 triệu đồng từ 243 bạn/nhóm bạn từ các nơi gửi về giúp đỡ. Bình Nam xúc động khi nói về điểm trường này: “Trà Cương là một vùng núi khó khăn của Quảng Ngãi, nằm sâu trong những ngọn núi hiểm trở, ở đây hầu hết là người đồng bào Kor, đời sống bà con ở đây còn rất nhiều thiếu thốn.
Để đến được Trà Cương này, mình và các bạn phải đi qua một cung đường rất khó khăn, chỉ cách đỉnh đèo Eo Chim khoảng 15 km nhưng đi mất một tiếng rưỡi xe U-oát nếu trời nắng ráo, còn nếu gặp mưa, bị lầy thì phải mất gần 3 tiếng đồng hồ.
Và như vậy, các bạn từ mọi miền đất nước đã cùng chung tay vẽ thêm một điều kỳ diệu cho bức tranh cuộc sống – điều kỳ diệu về sự sẻ chia của tình người”.
Theo Hà Nguyên / Giáo Dục & Thời Đại
Xúc động trước câu chuyện ông bố vác cam đi bán dọc đường lên trường con gái để có tiền...
Số cam cũng bán được hết, ông cũng vừa lên đến trường con gái học với bộ dạng thảm thương không để đâu cho hết. Bộ quần áo cũ mèm, nhàu nhĩ, đôi chân bị phồng rộp, tứa máu trong đôi giày vải cũ mèm.
Ông sốt ruột quá, sợ con không về được nhưng cũng không dám nói với con cam hỏng hết sợ con lo. (Ảnh minh họa)
Một tay ôm con gái nhỏ, một tay bốc đất đắp mộ cho vợ, lòng ông như tan nát. Mái ấm nhỏ đang rộn rã tiếng cười vui ấy mà một cơn bạo bệnh đã phá vỡ tất cả, vui dập đi nguồn hạnh phúc của ông. Ông lúc này, thực sự chỉ muốn chết. Nhưng...
Tiếng khóc khát sữa của cô con gái nhỏ vang lên, kéo ông về thực tại. Phải rồi, ông vẫn còn một đứa con gái cơ mà. Ông buông xuôi thì ai sẽ nuôi dạy nó, chăm sóc cho nó đây. Chẳng phải vợ ông đã dồn hết sức lực của mình để bảo vệ nó hay sao. Tại sao ông có thể dễ dàng buông xuôi được. Vì người vợ hiền đã mất, ông cố nén đau thương, vực mình dậy để lo cho con gái nhỏ.
5 năm sau...
Ai cũng khuyên ông đi bước nữa để có người thay ông đỡ đần chuyện nhà cửa, con cái. Với lại ông còn trẻ, không thể sống cô đơn mãi như thế cho đến lúc về già được. Nhưng ai nói gì ông cũng không động lòng. Những người phụ nữ đến với ông có tốt đến mấy cũng không lấy được cái gật đầu của ông. Bây giờ ông chỉ có cô con gái nhỏ là tất cả. Hạnh phúc của nó chính là của ông.
18 năm sau...
Bây giờ ông chỉ có cô con gái nhỏ là tất cả. Hạnh phúc của nó chính là của ông. (Ảnh minh họa)
Con gái ông càng lớn càng xinh xắn, đáng yêu và giống ý đúc mẹ nó. Ai nhìn cũng phải tấm tắc khen, ông cũng thấy được an ủi phần nào. Con gái ông còn học rất giỏi nữa. Nhưng con bé không có ý định học đại học chỉ vì lý do nhà quá nghèo. Con bé định tốt nghiệp cấp 3 xong sẽ ở nhà kiếm việc làm đỡ đần bố vì ông cũng già yếu sau bao nhiêu năm một mình lăn lộn nuôi con.
Ông làm sao có thể đồng ý được chứ. Con gái ông nhát định phải đi học, phải đỗ đại học, ông tin đó không chỉ là mong mỏi của ông mà còn là của người vợ đã mất nữa. Thấy bố quyết tâm quá, con bé cũng không thể từ chối, hơn nữa, bản thân nó cũng rất ham học. Rồi đi học, nó sẽ kiếm tiền để phụ giúp bố nó.
Tiễn con gái lên trường, quay về mà ông cứ ngậm ngùi mãi. Những tháng ngày không có con gái bên cạnh với ông thực sự khó khăn. Không phải về mặt vật chất mà về mặt tinh thần. Hàng ngày bố con ra vào trò chuyện, bây giờ có mình ông thui thủi mà Tết nhất đến nơi...
Ở nhà dù vất vả đến mấy ông cũng cố gắng tằn tiện, gom góp hàng tháng gửi lên cho con gái 3 triệu, còn bản thân mình ra sao cũng được. Mỗi lần con gọi điện về ông đều nói ông ở nhà vẫn ổn nhưng thực ra ông không ổn chút nào nhưng vì con, ông vẫn phải cố gắng.
Vườn cam năm nay sai quả quá, bán xong vụ cam này, bố con ông sẽ có một cái Tết rất khá. Ai mà ngờ được...
Trận mưa đá lớn mấy ngày làm tan nát hết cả. Ông nhìn vườn cam tan hoang mà xót xa. Chủ buôn chê cam xấu không chịu mua. Ông chỉ còn cách mang ra chợ bán lẻ. Nhưng khổ nỗi dân quanh vùng đều trồng cam nên giá bèo bọt quá. Đúng ấy thì con gái nhỏ gọi điện về kêu ông gửi tiền lên sớm cho con bé mua vé tàu về quê ăn Tết không thì không kịp.
Ông sốt ruột quá, sợ con không về được nhưng cũng không dám nói với con cam hỏng hết sợ con lo. Vậy là ông đánh liều gùi cam đi bán trên đường lên trường con vì đợi bán xong số cam này thì chắc vé tàu cũng hết mất. Đường lên trường con gái rất sầm uất, ông hy vọng, sẽ bán được nhiều hơn. Vậy là ông lên đường với xe cam lớn. Ban ngày thì ông bán cam, tối đến thì vào chợ ngủ. Ngoài bán cam ra thì ai thuê gì ông cũng làm. Và rồi...
Số cam cũng bán được hết, ông cũng vừa lên đến trường con gái học với bộ dạng thảm thương không để đâu cho hết. Bộ quần áo cũ mèm, nhàu nhĩ, đôi chân bị phồng rộp, tứa máu trong đôi giày vải cũ mèm. Con gái nhỏ nhận được điện thoại bố gọi, lao ngay ra ngoài để rồi nhìn cảnh đó mà chẳng cầm được nước mắt. Bạn bè cô bé, ai cũng ngưỡng mộ vì cô bé có một người cha tuyệt vời, vĩ đại như vậy. Rồi chẳng ai bảo ai, mỗi người góp một chút lại để ông không phải đi bộ về quê nữa mà được ngồi chung một chuyến tàu với con gái. Tình người, tình phụ tử ấm áp đã làm sáng bừng cả một vùng trời giá lạnh rồi.
Theo blogtamsu
Vừa cưới 1 tuần, tôi đã trả lại căn biệt thự cùng số tiền hơn 10 tỷ cho mẹ chồng... Tôi đã nghĩ mình sống tốt là sẽ được đáp lại. Nhưng chuyện mẹ chồng nàng dâu vẫn mãi là chuyện muôn thủa không thể nào tránh được đặc biệt là một người bị mẹ chồng ghét bỏ sẵn như tôi. ảnh minh họa Tôi sinh ra ở quê nên thật sự tôi cũng biết thân biết phận của mình chứ cũng không...