Những căn nhà treo trên cây “độc lạ”
Treehotel là một mô hình khách sạn xanh ra đời với tiêu chí “nâng cấp” nhà cây thông thường lên tầm khách sạn tiêu chuẩn thế giới.
Thụy Điển luôn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại châu Âu với rất nhiều danh lam thắng cảnh và đặc biệt là các công trình kiến trúc đặc sắc.
Rất nhiều du khách đến với đất nước Bắc Âu này chỉ để chiêm ngưỡng những tòa nhà độc đáo hay nghỉ lại trong những khách sạn độc nhất vô nhị.
Treehotel là mô hình khách sạn xanh hiện đại (Ảnh: Swedish Lapland).
Treehotel là một mô hình khách sạn xanh ra đời với tiêu chí “nâng cấp” nhà cây thông thường lên tầm khách sạn tiêu chuẩn thế giới cho các du khách thích khám phá. Khách sạn này tọa lạc tại ngôi làng Harads xa xôi, nơi cách vòng Bắc Cực khoảng 50 km về phía Nam.
Được thành lập bởi cặp vợ chồng Kent Lindvall và Britta vào năm 2010, Treehotel cung cấp chỗ ở cho khách du lịch tới Vòng Bắc Cực để tìm kiếm Bắc Cực quang.
Khách sạn nằm ẩn mình giữa rừng thông (Ảnh: Booking).
Khách sạn nằm ẩn mình giữa rừng thông xanh ngát, bao gồm 7 ngôi nhà được thiết kế theo 7 phong cách khác nhau đem lại cho du khách những trải nghiệm khác biệt.
Vật liệu chủ yếu được sử dụng để xây dựng chuỗi nhà cây Treehotel là từ gỗ và nhôm. Mỗi ngôi nhà được thiết kế với những giá đỡ đặc biệt có thể đảm bảo cho cây vẫn sống và phát triển một cách bình thường.
7th Room là căn nhà mới nhất của Treehotel (Ảnh: Snhetta).
7th Room là căn nhà mới nhất của Treehotel, được hoàn thành vào tháng 1/2017. Ngôi nhà treo trên một cây thông cao cách mặt đất 10 mét có tầm nhìn ra Lapland, sông Lule và hừng đông phương bắc.
7th Room có sân thượng cho phép khách ngủ dưới những vì sao. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Bắc Âu độc đáo. Ranh giới giữa trong nhà và ngoài trời bị xóa nhòa, khiến ngôi nhà trở thành một phần của khu rừng.
Nhà gương Mirrorcube (Ảnh: Dezeen).
Nhà gương Mirrorcube với tường được làm hoàn toàn bằng kính phản chiếu tán lá xung quanh tạo nên vẻ đẹp siêu thực giữa bạt ngàn rừng xanh. Thang lên nhà được cột bằng dây và gỗ, đeo bám vào những chiếc cây xung quanh.
Nhà tổ chim Birds Nest (Ảnh: Swedish Lapland).
Nhà Birds Nest là tổ hợp những cành cây được sắp xếp khéo léo thành một tổ chim khổng lồ vô cùng ấn tượng. Cầu thang dẫn lên nhà được thiết kế có thể thu gọn lại. Bên trong nhà hoàn toàn bằng gỗ tấm đã mài mịn với 4 giường ngủ khác nhau. Các cửa sổ tròn nhỏ được che phủ bởi các nhánh cây bên ngoài.
Nhà cabin (Ảnh: Island Razed).
Video đang HOT
Cabin treo trên cây là nơi du khách có thể phóng tầm nhìn ra thung lũng sông Lule. Một cabin hoàn hảo hòa mình giữa thiên nhiên là nơi tuyệt vời nhất để du khách tận hưởng một buổi bình minh đúng nghĩa.
Nhà UFO (Ảnh: Departures).
Nhà UFO được thiết kế giống như một chiếc đĩa bay nép mình giữa những tán cây. Cầu thang có thể thu gọn dẫn lên ngôi nhà 5 phòng ngủ ở độ cao hơn 6 mét. UFO được làm từ vật liệu composite.
Nhà Dragonfly (Ảnh: Arctic Direct).
Nặng gần 20 tấn, nhà Dragonfly được thiết kế bởi kiến trúc sư Phần Lan Rintala Eggertsson Architects vào năm 2013. Nó được nâng đỡ bởi 6 cây thông. Cấu trúc được bao phủ trong các tấm kim loại gỉ.
Nhà Blue Cone thân thiện với người khuyết tật (Ảnh: Booking).
Blue Cone được bao phủ trong các ván lợp làm từ gỗ bạch dương nhiều lớp. Được thiết kế vào năm 2010, sàn nhà được kết nối với mặt đất bằng một đường dốc nhẹ, những du khách khuyết tật cũng có thể ra vào dễ dàng.
Treehotel sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời (Ảnh: Treehotel).
Toàn bộ nhà của Treehotel đều sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời. Du khách sẽ được sử dụng nhà tắm chung cùng với phòng tắm hơi riêng biệt ở trên mặt đất vì nếu lắp đặt hệ thống nước cho từng ngôi nhà ở trên cây sẽ phá hủy khu rừng.
20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới theo "tỉ lệ vàng"
Hãy cùng chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới xét theo chuẩn mực "tỉ lệ vàng".
Sử dụng khái niệm "tỉ lệ vàng" của người Hy Lạp cổ đại, một công ty kiến trúc của Anh - Roofing Megastore đã tìm ra 100 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới.
Hình ảnh của những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới đã được phân tích dựa trên chuẩn mực "tỉ lệ vàng", thông qua một phần mềm được thiết kế chuyên biệt nhằm phân tích và tìm ra những công trình ấn tượng nhất xét theo chuẩn mực đã có từ hàng ngàn năm.
Kết quả phân tích cho thấy những công trình kiến trúc hiện đại dường như không tuân thủ chặt chẽ theo những quan niệm truyền thống về vẻ đẹp xét theo chuẩn mực "tỉ lệ vàng", bởi chỉ có 6/20 công trình đẹp nhất thế giới xét theo chuẩn mực này được xây dựng sau thế kỷ 19.
Và cũng chỉ có 1/4 trong số 50 công trình kiến trúc lọt top bình chọn này được xây dựng sau thế kỷ 19. Trước việc các công trình kiến trúc hiện đại dường như không đạt tới chuẩn mực "tỉ lệ vàng", kiến trúc sư người Anh Chris Bradley chia sẻ với tờ tin tức Daily Mail rằng: "Tỉ lệ vàng chỉ là một trong rất nhiều công cụ tính toán đối với các kiến trúc sư để họ tính toán không gian.
"Không thể chỉ sử dụng một công thức để áp dụng cho mọi không gian, các công trình của chúng ta càng lúc càng trở nên đa dạng, phức tạp, giống như chính con người vậy. Nhiều khi, chính kiến trúc sư muốn công trình của họ trở nên mất đi sự cân đối hoàn hảo, đó là chủ ý của họ.
"Việc các công trình hiện đại xuất hiện ít trong danh sách 'tỉ lệ vàng' này chỉ chứng tỏ rằng tỉ lệ ấy không còn là chuẩn mực duy nhất hữu dụng.
"Giờ đây, giá trị của một công trình còn nằm ở việc chúng ta thiết kế nên một không gian đáp ứng hữu dụng những nhu cầu thực tế, phản ánh những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta, những thích ứng với khí hậu bản địa và phong cách kiến trúc vùng miền. Đó cũng là một dạng thức của vẻ đẹp. Mỗi kiến trúc sư đều có sự khác biệt, và mỗi sự khác biệt đều chứa đựng vẻ đẹp".
Chiêm ngưỡng 20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới xét theo chuẩn mực "tỉ lệ vàng":
Nhà thờ Thánh Paul, Anh, hoàn thành vào năm 1710, đạt 72,28% chuẩn mực "tỉ lệ vàng".
Khách sạn Marina Bay Sands của Singapore xây dựng hoàn thành vào năm 2010, đạt 70,88% chuẩn mực "tỉ lệ vàng".
Tu viện Westminster của Anh xây dựng hồi năm 1745, đạt 70,50% "tỉ lệ vàng".
Cung điện Osaka của Nhật Bản hoàn thành vào năm 1583, đạt 70,38% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Thánh Basil của Nga xây dựng hoàn tất năm 1561, đạt 69,10% "tỉ lệ vàng".
Tòa nhà Casa Mila, Tây Ban Nha, bắt đầu xây dựng từ năm 1912, đạt 68,64% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Florence của Ý xây dựng hồi năm 1436, đạt 67,52% "tỉ lệ vàng".
Đền Taj Mahal của Ấn Độ xây dựng hồi năm 1653, đạt 67,45% "tỉ lệ vàng".
Công trình "Ngôi nhà nhảy múa" của Séc, xây dựng hồi năm 1996, đạt 66,87% "tỉ lệ vàng".
Lâu đài Neuschwanstein của Đức xây dựng hồi năm 1886, đạt 63,10% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Cologne của Đức xây dựng hồi năm 1880, đạt 61,69% "tỉ lệ vàng".
Vương Cung Thánh Đường Thánh Peter nằm ở Vatican xây dựng hồi năm 1626, đạt 61,47% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ Thánh Louis của Mỹ xây dựng hồi năm 1850, đạt 58,10% "tỉ lệ vàng".
Petra, Jordan, xây dựng hồi thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đạt 57,12% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ lớn Brasilia của Brazil được xây dựng hồi năm 1970, đạt 55,79% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ Hồi giáo Faisal ở Pakistan xây dựng hồi năm 1986, đạt 55,23% "tỉ lệ vàng".
Nhà Trắng của Mỹ xây dựng hồi năm 1800, đạt 53,31% "tỉ lệ vàng".
Cổng Brandenburg của Đức được xây dựng hồi năm 1791, đạt 52,56% "tỉ lệ vàng".
Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập xây dựng hồi năm 2560 trước Công nguyên, đạt 52,35% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Milan của Ý xây dựng từ năm 1386 và hoàn tất vào năm 1965, đạt 50,30% "tỉ lệ vàng".
Người Hy lạp cổ đại đã tìm ra một tỷ lệ vàng (Phi = 1,618) mà họ cho rằng nắm giữ vẻ đẹp của vạn vật. Tỷ lệ ấy được đem áp dụng trong kiến trúc, hội họa và để đánh giá vẻ đẹp con người.
Tỷ lệ vàng là một phương trình toán học mà người Hy Lạp cổ đại từng sáng tạo ra với niềm tin rằng tỷ lệ này sẽ đem lại vẻ đẹp cho tất cả những sáng tạo kiến trúc, hội họa, thậm chí là đong đếm được cả vẻ đẹp nhan sắc con người.
Nhiều danh họa nổi tiếng trong lịch sử hội họa đã biết tới tỷ lệ vàng và đem áp dụng trong sáng tạo nghệ thuật, chẳng hạn như danh họa Leonardo Da Vinci thường sử dụng tỷ lệ vàng để khắc họa cơ thể người.
Những họa sĩ, kiến trúc sư nổi tiếng của thế kỷ 20 như kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier, danh họa người Tây Ban Nha Salvador Dalí cũng từng sử dụng tỷ lệ vàng trong sáng tác.
Nguyên lý đứng sau tỷ lệ vàng, đó là tỷ lệ của một gương mặt, một cơ thể, hay một công trình càng gần với con số 1,618, thì vẻ đẹp sẽ càng trở nên hoàn hảo, lý tưởng.
Tỷ lệ vàng nghe qua có vẻ "bí hiểm" nhưng thực tế cũng không quá phức tạp. Ví dụ, nếu chiều dài gương mặt của bạn chia cho chiều rộng gương mặt ra được con số 1,618 thì coi như hoàn hảo, còn nếu tỷ lệ gần đạt được tới con số này cũng đã là rất lý tưởng.
Thêm những ví dụ khác, như chiều dài - chiều rộng của môi, chiều dài sống mũi - chiều rộng cánh mũi... Những con số này đem chia cho nhau ra được 1,618 thì có thể bạn đã sở hữu đôi môi hoặc chiếc mũi hoàn hảo.
15 công trình "thiên nhiên" khiến bạn muốn vòng quanh thế giới luôn và ngay Khi ngắm những khách sạn sinh thái tuyệt đẹp, thân thiện với môi trường này, bạn sẽ muốn xách ba lô lên và đi ngay lập tức. Làng tuyết Igloo, Stockhorn, Thụy Sĩ Ngôi làng được xây dựng lại mỗi mùa đông, các công trình kỳ diệu, phòng nghỉ được làm hoàn toàn từ băng tuyết đem đến trải nghiệm độc đáo cho...