Những căn bệnh thường gặp ở âm đạo, chị em không thể không cảnh giác
Nhiễm nấm hay nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Nếu không muốn bị viêm âm đạo, chị em cần chú ý những dấu hiệu dưới đây.
Đau âm hộ mãn tính
Đau âm hộ (vùng xung quanh âm đạo) trong thời gian dài không phải do nhiễm trùng. Đau âm hộ mãn tính có thể liên quan đến hormon, hoặc các vấn đề thần kinh như tổn thương, tăng mật độ sợi thần kinh ở âm đạo. Bạn có thể cảm thấy đau, bỏng rát, ngứa hoặc khó chịu.
Đau âm hộ xảy ra ngẫu nhiên, xuất hiện khi tập thể dục, quan hệ tình dục hoặc mặc quần lót quá chật hay bó sát.
Cách duy nhất để chuẩn đoán bệnh và tìm hiểu nguyên nhân là bạn cần tới gặp bác sĩ, tránh mặc quần áo chật hoặc ngồi quá lâu. Vật lý trị liệu hoặc phản hồi sinh học cũng giúp bạn giảm đau nhanh hơn.
Theo bác sĩ phụ khoa Arlene Kelber tại Bệnh viện Đại học Stony Brook, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này là do một sinh vật nhỏ có tên Trichomonas vaginalis. Bạn có thể nhận thấy khí hư màu vàng và bọt, đau hoặc ngứa âm đạo hay không có triệu chứng nào. Khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám, kiểm tra âm đạo. Bệnh nay dễ dàng được chữa khỏi bằng kháng sinh, cả bạn và chồng/bạn tình cũng cần được điều trị, tránh giao hợp trong khi chữa bệnh.
Video đang HOT
Nhiễm khuẩn âm đạo (BV)
Nhiễm khuẩn âm đạo khác với các bệnh nhiễm trùng khác vì không phải là các tác nhân từ bên ngoài gây ra. Nó thực sự phát triển quá mức và biến đổi các vi khuẩn có trong âm đạo. Nguyên nhân mất cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu chưa được làm rõ nhưng thụt rửa âm đạo và làm chuyện ấy cũng là lý do gây bệnh. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng xuất hiện như khí hư màu xám, mùi nặng. Nhiễm khuẩn âm đạo rất phổ biến và nó có thể xuất hiện khi bạn ít quan hệ tình dục.
Sưng ở vùng kín có nhiều nguyên nhân khác nhau như lông mu mọc ngược hay tẩy lông thường xuyên. Hoặc do tình trạng nang Bartholin. Phụ nữ thường có hai tuyến Bartholin bên trong âm đạo, có vai trò bôi trơn âm đạo. Những tuyến này bị tắc sẽ gây sưng và nhiễm trùng. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với một tuyến đường âm đạo bên trong gọi là tuyến Skene.
Giãn tĩnh mạch âm hộ
Theo Phó giáo sư Raquel B. Dardik, triệu chứng này xảy ra khi môi âm hộ của bạn bị giãn phồng ra. Chỗ phồng có màu xanh và gây khó chịu. Giãn tĩnh mạch âm hộ thường xảy ra trong thai kỳ (phổ biến hơn ở lần mang thai thứ hai), khi kích thước của tử cung cùng khối lượng máu tăng, đứng trong một thời gian dài sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng thêm.
Nếu bạn đang mang thai, hãy đặt chân lên và thư giãn càng nhiều nhất có thể. Thông thường, giãn tĩnh mạch âm hộ sẽ mất sau khi bạn sinh con. Bơi lội và chườm lạnh giúp giảm áp lực của tử cung vào tĩnh mạch của bạn và cải thiện lưu lượng máu.
Nếu như băng vệ sinh, dụng cụ kiểm tra âm đạo định kỳ hay dương vật khiến bạn đau đớn, có thể bạn bị co thắt đau âm đạo. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, khiến bạn bị co thắt và đau âm đạo và không thể tiếp tục quan hệ. Nguyên nhân của co thắt âm đạo chưa được làm rõ, nhưng có thể có liên quan đến thói quen lạm dụng tình dục trong quá khứ hoặc bị tổn thương âm đạo.
Bác sĩ phụ khoa sẽ giúp bạn điều trị vấn đề này bằng biện pháp vật lý và tâm lý. Những bài tập Kegel làm căng cơ khung chậu cũng là giải pháp hiệu quả.
Theo Prevention
Chuột rút trong kỳ 'đèn đỏ' có thể báo hiệu các bệnh nguy hiểm sau với chị em
Ngoài đau bụng kinh hay buồn nôn, nhiều chị em phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên những cơn đau do chuột rút lại có thể cảnh báo các căn bệnh nguy hại đến sức khỏe.
U xơ tử cung
Theo Tiến sĩ Alyssa Dweck - Bác sỹ sản phụ khoa ở Mount Kisco (New York, Mỹ), nếu bạn bị đau nhức và khó chịu ở vùng bụng, rất có thể đã mắc ung xơ tử cung. Những cơn đau này thường bắt nguồn từ sưng viêm vùng kín hoặc do các khối u chèn ép lên tử cung của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để chữa trị kịp thời.
Viêm vùng chậu (PID)
Cơn đau dai dẳng, liên tiếp là dấu hiệu của viêm vùng chậu (PID) - một bệnh nhiễm trùng tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Ngoài ra, những căn bệnh tình dục như lậu hay do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên cũng dẫn tới viêm vùng chậu. Cơn đau này nhẹ, không rõ ràng nhưng không thoải mái. Tuy nhiên vào thời kỳ "đèn đỏ"khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.
Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn hãy đi khám phụ khoa và tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như uống thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị, mô sẹo có thể hình thành trong bộ phận sinh dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
U nang buồng trứng xoắn
U nang buồng trứng ở thể xoắn gây đau nhói ở một bên bụng và làm giảm lưu lượng máu ở buồng trứng. Cơn đau này gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Nếu không phẫu thuật hay điều trị kịp thời có thể làm vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc, mất máu,...
Lạc nội mạc tử cung
Những cơn đau mà thuốc không thể điều trị có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này khiến mô nội mạc tử cung di chuyển đến các cơ quan khác như buồng trứng, ống dẫn trứng. Theo thời gian, các mô này có thể phát triển thành u nang lành tính và gây đau rát, chảy máu.
Theo Womenshealth
Tiết lộ thời điểm "yêu" tốt nhất nếu bạn muốn có con Các chuyên gia Bệnh viện Đại học Zurich đã phân tích mẫu tinh dịch của 7.068 nam giới, tuổi từ 25 đến 40, đang điều trị vô sinh. Các mẫu được kiểm tra chéo về mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng, tính di động liên tục và hình thái bình thường. Các nhà khoa học cho rằng tinh trùng có đồng...