Những cái Tết ‘nhớ đời’ ở trời Tây
Sang Đức sinh sống hơn 30 năm nay, tôi đã trải qua rất nhiều cái Tết xa nhà. Duy có 5 cái Tết mà tôi không thể nào quên được, bởi đó là những khoảnh khắc quan trọng đánh dấu cuộc đời tôi nơi xa xứ. ( Thế Sáng, Đức)
Cái Tết đầu tiên của tôi ở Đức chỉ có duy nhất tờ lịch, không bánh chưng, không mứt, không xôi, không người thân. Ảnh: ảnh tác giả cung cấp
Mùa hè năm 1982 tôi sang Đức theo diện hợp tác lao động. Tôi là người đầu tiên trong dòng họ đi Tây, vì vậy chả có ai cố vấn, mách bảo sang Tây nên mang những đồ đạc gì, hoặc loại đồ khô nào để dùng trong dịp Tết.
Là con cả, bố mất sớm, gia đình đông anh em mà lại ở quê nên có muốn đem thứ gì đó sang Tây cũng thật khó. Mặt khác, trong những năm bao cấp có gì mà đem theo? Tôi mang sang Tây duy nhất có cái màn đơn màu xanh của quân đội. Tôi luôn nghĩ, giấc ngủ quan trọng nên đi đâu cũng kèm theo cái màn, muỗi không đốt!
Đến Berlin vừa đi học vừa đi làm thêm lấy tiền mua áo lông, xe đạp, máy khâu, đường, xà phòng…để gửi về nhà. Chưa kịp viết thư cho bạn ở quê nhà và bạn bè thời đi lính thì Tết Nguyên đán đã đến. Hồi đó, tôi phụ trách công tác thanh niên của “làng Việt Nam” – khu tập thể Gehrensse, Berlin.
Gần Tết tôi lên đại diện Thông Tấn Xã Việt Nam mua lịch về cho anh em trong đơn vị, vì vậy trong phòng của tôi có tờ lịch Việt Nam. Tết có duy nhất tờ lịch, không bánh chưng, không mứt, không xôi, không người thân.
Ở chung phòng với tôi là anh bạn, năm ấy lại đi chơi xa, chỉ có tôi một mình ở nhà. Đúng ngày Tết, tuyết rơi trắng. Sau này tôi nghiệm ra rằng cứ đúng dịp Tết ta là những ngày tại Đức nhiệt độ hạ thấp nhất.
Xuân về rồi mẹ ơi!
Video đang HOT
Gửi bài dự thi “Xuân Quê hương” của bạn
Con một mình đón Tết
Người ta vui nói cười
Con gọi nhỏ: Trời ơi!
Đó là Tết đầu tiên của tôi ở trời Tây.
Sau một thời gian ở Berlin, tôi được điều động về Ludwigsfelde, nhà máy chế tạo xe IFA, phụ trách một đơn vị lao động Việt Nam và làm công tác thanh niên tại tỉnh Potsdam. Ngày mùng một Tết năm 1989, tôi đi chúc Tết một đơn vị ở Wittstock, đến phòng của anh Nguyễn Cảnh Nhu là Tổng đội trưởng.
Vừa vào phòng, tôi thấy mấy thiếu nữ cũng đang chúc tết thủ trưởng, và bắt gặp ánh mắt mang “tiếng sét ái tình” của một trong những người con gái ấy. Sau đó chúng tôi yêu nhau và kết hôn, đến nay vừa tròn 20 năm! Đó là Tết nhớ đời thứ hai của tôi ở Tây.
Khi bức tường Berlin sụp đổ, các nhà máy của Đông Đức phải đóng cửa, công nhân hoang mang, vì không biết thực hư chế độ mới thế nào. Trong hoàn cảnh ấy, tôi và người yêu đi bán hàng rong ở các chợ phiên. Vài ngày trước Tết, chúng tôi nhận được giấy báo phải ra khỏi khu vực nhà ở của nhà máy cũ vì nhà máy giải thể. Không nhà ở, chúng tôi phải tạm trú tại một nhà trọ trong rừng, căn phòng không có bếp nấu. Ngày 30 Tết, tôi vừa đi lấy hàng để bán, vừa tranh thủ mua đôi bánh chưng, thùng mỳ tôm rồi nấu ở một phòng nhỏ dưới tầng hầm. Tết trong hòa bình mà ăn tết dưới tầng hầm như trong chiến tranh. Đó là Tết nhớ đời thứ ba của tôi ở Tây.
Một trong những buổi đón Tết do sứ quán Việt Nam ở Đức tổ chức. Ảnh: Thế Sáng
Lần đầu tiên tôi được sứ quán mời dự đón Tết là năm 1997. Tết năm ấy tổ chức tại tòa thị chính Schöneberg. Chính nơi đây, năm 1960, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là John F.Kennedy đã nói một câu bất hủ, khẳng định sự ủng hộ của Mỹ với thành phố Berlin đang bị chia cắt “Ich bin ein Berliner” – Tôi là một công dân Berlin.
Tết được tổ chức tại hội trường rộng, trần cao, bề thế, trên sân khấu có cành đào đan xen cành mai khoe sắc và hàng chữ” Chức Mừng Năm Mới” bằng tiếng Việt và tiếng Đức. Các chính khách, người dân, sinh viên, người Việt, bè bạn các nước cùng nâng ly chúc mừng năm mới. Cùng với chương trình văn nghệ là cỗ Tết Việt Nam có bánh chưng, bánh nem, giò, chả, trái cây các loại.
Lần đầu tiên tôi được đón Tết đông vui như thế. Đó là Tết nhớ đời thứ tư của tôi ở Tây. Năm 2010, tôi về Việt Nam có việc của gia đình và sang Đức năm ngày trước Tết. Trước khi bay, tôi mua hơn hai chục loại báo xuân, nhìn đống báo đã thấy không khí Tết.
Tôi mua một cây đào rất nhiều nụ, có nụ đã mở cánh đón xuân. Cậu em ở quê có sáng kiến bỏ hết đất, lấy giẻ tẩm nước, cuốn vào gốc, vào rễ rồi lấy báo cũ bọc, cho vào cát xong chuyển sang Đức ngon lành. Sang đây tôi cho cây vào chậu đổ đất chuyên dùng, tưới nước âm ấm. Đúng ngày 30 Tết, hoa đồng loạt khoe sắc chào xuân. Trên tường tươi nguyên tờ lịch năm mới, cả nhà mặc quần áo đẹp chụp ảnh. Mâm cỗ Tết có cả dưa hành, chân giò ninh măng, nồi đông, xôi gấc, xôi trắng, chè con ong, mứt Tết, hoa đào.
Bữa cơm Tết hôm đó gần xong, cậu con thứ hai của tôi tự nhiên hỏi” “Papa, ngày xưa nhà mình có Tết như thế này không?”. Tôi âu yếm kể cho con và cả nhà nghe chuyện “Những cái Tết không quên của tôi”. Nghe tôi kể xong, những giọt nước mặt cứ thế lăn dài trên má con trai. Bữa cơm hôm đó còn có gia đình em trai tôi từ xa cùng về liên hoan. Sau bữa cơm, tôi mở ví lấy những tờ tiền mới nhất vừa đổi, lì xì mở hàng cho cả nhà. Vợ tôi rất vui vì cũng được mừng tuổi.
Cả nhà rộn ràng đón xuân năm 2011. Ảnh: tác giả cung cấp
Tết ở Tây mà tôi cứ ngỡ như ở quê nhà, làng quê Vân Cốc của tôi bên bờ sông Hồng lộng gió! Đó là Tết nhớ đời gần đây nhất của tôi ở trời Tây.
Theo VNE
Nhật bắt kẻ ném bom khói vào lãnh sự Hàn Quốc
Một người Nhật vừa bị cảnh sát bắt giữ vì tấn công Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc ở thành phố Kobe.
Đền tưởng niệm chiến tranh Yasukuni ở Tokyo. Ảnh: ST
Cảnh sát tỉnh Hyogo cho hay, Masao Jitsui, một người đàn ông thất nghiệp 40 tuổi, đã ném lựu đạn khói vào Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc ở Kobe lúc 21h55 (giờ địa phương) tối 4/1.
Vụ tấn công không gây ra thương vong và nghi phạm đã bị bắt giữ ngay tại hiện trường.
Jitsui thừa nhận với cảnh sát rằng ông hành động như trên vì không hài lòng trước quyết định của một tòa án Hàn Quốc gần đây khi từ chối yêu cầu dẫn độ từ phía Nhật Bản đối với Liu Qiang. Liu là một công dân Trung Quốc đã ngồi tù 10 tháng vì tội đốt phá sứ quán Nhật Bản ở Seoul.
Nhật Bản đã đề nghị dẫn độ Liu, viện dẫn đến một cuộc tấn công, đốt phá khác mà ông này gây ra với thiệt hại không đáng kể tại đền tưởng niệm chiến tranh Yasukuni, Tokyo, hồi tháng 12/2011. Đền này là nơi tưởng niệm những người Nhật thiệt mạng trong Thế chiến II, trong đó có cả các tội phạm chiến tranh.
Tuy nhiên, tòa án Hàn Quốc cho rằng Tokyo có thể sẽ truy tố Liu vì quan điểm chính trị chống lại quá khứ quân phiệt của Nhật Bản, hơn là vì hành vi tấn công trên. Tội phạm chính trị vốn không phải là đối tượng trong hiệp ước dẫn độ mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký kết.
Ngoài những tranh cãi liên quan đến lịch sử, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang mâu thuẫn về vấn đề chủ quyền đối với nhóm đảo Dokdo/Takeshima mà Seoul đang nắm quyền kiểm soát ở vùng biển giữa hai nước.
Theo xahoi
Hàn Quốc cách chức 'tình nhân' trùm CIA Seoul vừa quyết định rút lại chức danh "lãnh sự danh dự" của Jill Kelley, trung tâm vụ bê bối tình ái liên quan đến ông David Petraeus, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Cựu giám đốc CIA David Petraeus và Jill Kelley. Ảnh: Zumapress "Chúng tôi đang thực hiện các thủ tục cần thiết để cách chức...