Những ‘cái được’ của ngành giáo dục năm 2017
Năm 2017 đánh dấu nhiều bước đi đột phá cũng như những thay đổi lớn của ngành giáo dục, thể hiện từ những thay đổi trong cách dạy, cách học, cách thi, đặc biệt là những chính sách dành cho giáo viên, học sinh và sinh viên.
ảnh minh họa
Báo điểm lại những sự kiện nổi bật nhất của ngành giáo dục trong năm 2017.
Hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (Ảnh Nguyễn Nam)
Thành công của Kỳ thi THPT Quốc gia 2017
Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đã diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho thí sinh và phụ huynh, giảm thiểu tiêu cực. Đặc biệt, kỳ thi đã được chuyển về cho các địa phương chủ trì, tổ chức với nguồn lực chủ yếu của địa phương. Cái được lớn nhất của kỳ thi năm nay là tiết kiệm chi phí chung cho cả xã hội từ việc ăn, ở, đi lại…
Kỳ thi cũng hạn chế được tối đa tiêu cực trong thi cử. Số thí sinh vi phạm quy chế thi cũng giảm rõ rệt. Năm 2017, toàn kỳ thi có 72 thí sinh bị đình chỉ thi, trong khi đó năm 2016 có 328 thí sinh bị đình chỉ.
Đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay tại kỳ thi Olympic quốc tế 2017
Chưa có năm nào mà thành tích của các đoàn Việt Nam dự thi Olympic quốc tế lại “đẹp” và làm nức lòng người như năm nay. Cả 5 đoàn Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tin học 2017 đều đạt “kỳ tích” cao nhất kể từ ngày tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế đến nay. Toàn kỳ thi, đoàn Việt Nam có 22 thí sinh tham dự, trong đó có 21 thí sinh giành huy chương; 1 thí sinh được tặng bằng khen.
Video đang HOT
Môn Toán có 6 thí sinh tham dự, cả 6 thí sinh đều giành huy chương. Trong đó có 4 huy chương vàng; 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Đoàn Việt Nam xếp thứ 3 trong tổng số 112 quốc gia tham dự. Môn Hóa có 4 thí sinh tham dự, 3 thí sinh giành huy chương vàng; 1 thí sinh giành huy chương bạc. Đoàn Việt Nam xếp thứ 2 trong tổng số 76 quốc gia tham dự. Môn Vật lý có 5 thí sinh tham dự, 4 thí sinh giành huy chương vàng; 1 thí sinh giành huy chương bạc. Đoàn Việt Nam xếp thứ 5 trong tổng số 86 quốc gia tham dự. Môn Sinh học có 4 thí sinh tham dự, 1 thí sinh giành huy chương vàng; 2 thí sinh giành huy chương bạc và 1 thí sinh được nhận bằng khen. Môn Tin học có 3 thí sinh tham dự, 1 thí sinh giành huy chương vàng; 2 thí sinh giành huy chương đồng. Đoàn Việt Nam xếp thứ 17 trong tổng số 84 quốc gia tham dự.
Những trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định quốc tế
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa TP.HCM đã được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp trao chứng nhận kiểm định cơ sở đào tạo vào ngày 17/10/2017.
Đây là những trường đại học đầu tiên của Việt Nam được một tổ chức quốc tế kiểm định, đánh giá và công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế.
Để được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định của HCERES, 4 trường đại học Việt Nam đã có một quá trình phấn đấu bền bỉ, luôn lấy chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học làm mục tiêu hàng đầu trong tất cả các hoạt động. Kết quả này được HCERES của Pháp kết luận đạt chuẩn kiểm định trường đại học với hiệu lực 5 năm.
Siết chặt quy chế đào tạo tiến sĩ
Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 18/5/2017, thay thế quy chế ban hành năm 2009 và sửa đổi, bổ sung năm 2012.
Theo đó, cấu trúc của quy chế mới ngắn gọn hơn, đảm bảo nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo với các yêu cầu cụ thể về ngoại ngữ, minh chứng về công bố khoa học cao hơn đối với ứng viên dự tuyển, nghiên cứu sinh, người hướng dẫn. Quy chế cũng bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong việc quản lý nghiên cứu sinh, trách nhiệm của Hội đồng chấm luận án, của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh trong trường hợp có khiếu kiện về nội dung và chất lượng của luận án.
Mặt khác, Quy chế mới ban hành cũng đòi hỏi nghiên cứu sinh phải chứng minh được năng lực ban đầu về nghiên cứu khoa học của mình thông qua những công trình đã công bố trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, để đảm bảo đầu ra, Quy chế cũng yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công trình nghiên cứu được công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện hoặc trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện trong quá trình làm nghiên cứu sinh tại cơ sở đào tạo và trước thời điểm luận án được thông qua ở đơn vị chuyên môn.
Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Ngày 27/7, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã thông qua Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể. Chương trình GDPT tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại). Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Đồng thời, chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp:
Năm 2017, Bộ GD-ĐT trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành với một số thay đổi đáng chú ý là xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất miễn học phí hết THCS
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành đã đề xuất mở rộng đối tượng miễn học phí đến hết cấp THCS thay vì hiện nay mới chỉ miễn đến hết cấp tiểu học. Tờ trình nêu rằng, có nhiều ý kiến đóng góp là cần tiếp tục quán triệt thực hiện Hiến pháp 2013 và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục. Căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS và phân luồng.
Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách để thực hiện phổ cập giáo dục tới cấp THCS. Trên cơ sở đó, dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí là học sinh THCS trong hệ thống trường công lập hiện hành. Theo đó, mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc Trung ương quản lý. Riêng các cơ sở ngoài công lập, các trường chất lượng cao thì được phép chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
Tính đến năm học 2016 – 2017, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đi học là 92,16%, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học là 98,75%; cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non được cải thiện; trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao.
Hết tháng 3/2017, đã có 80,17% số trẻ mẫu giáo, 85,5% số trẻ 5 tuổi được hỗ trợ ăn trưa tại lớp; 41,04% số trường mầm non được đánh giá đạt chuẩn kiểm định cấp độ 1 trở lên…. 99,1% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện, 100% đơn vị cấp tỉnh đã hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
Bỏ các cuộc thi không cần thiết
Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương tinh giảm những cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh phổ thông bắt đầu từ tháng 5/2017. Theo đó, từ năm học 2017 – 2018, các Sở GD-ĐT không được sử dụng kết quả này để tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp. Bộ GD-ĐT cũng sẽ không cấp xác nhận thành tích của giáo viên, học sinh được Sở cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế.
Được biết, trước đó tháng 12/2016, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT rà soát lại việc tổ chức các cuộc thi đang triển khai tại địa phương. Kết quả cho thấy có quá nhiều cuộc thi, chồng chéo, gây áp lực cho giáo viên và học sinh.
Theo Congly.vn
Giáo dục nghề nghiệp sẽ có bứt phá trong năm 2018
Năm 2017, ngành giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã đạt được những thành quả hết sức tích cực, đây là bước tiền đề khả quan cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và giai đoạn tới: đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN và gắn đào tạo nghề với việc làm bền vững.
Thực hành nghê cơ khí động cơ ô tô Trường CĐ cơ điện Hà Nội
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), tinh đên hêt năm 2017, mạng lưới 1974 cơ sở giao duc nghê nghiêp (GDNN) đa tuyển sinh, đạt trên 2,09 triêu ngươi. Nhận thức của xã hội, của các bậc phụ huynh và các em học sinh đa co chuyên biên tich cưc khi quyết định con đường tương lai chính là học nghề, lập nghiệp. Kết quả tuyển sinh cho thấy bước đầu đã có sự thay đổi nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh và cá nhân học sinh khi quyết định con đường nghề nghiệp tương lai của con em mình và chính các em học sinh qua con đường học nghề, lập nghiệp.
Chất lượng đào tạo nghề được khẳng định thông qua việc Việt Nam 3 lần đạt nhất toàn đoàn trong các cuộc thi tay nghề ASEAN; học sinh, sinh viên Việt Nam đã giành được nhiều huy chương, chứng chỉ xuất sắc tại các cuộc thi tay nghề khu vực ASEAN và thế giới. Chất lượng dạy nghề nước ta đang từng bước tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế (Năm 2017, tại Kỳ thi tay nghề thế giới tại Abu - Dhabi thuộc các tiểu Vương quôc Ả rập thống nhất (UAE), Đoàn Việt Nam đã chính thức đạt 1 HCĐ và 5 chứng chỉ xuất sắc). Kỹ năng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp cac cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được nâng lên; lao động qua đào tạo nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện (lĩnh vực viễn thông, dầu khí, cầu đường....); khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ này đạt trên 90%, đặc biệt có ngành, nghề đạt tỷ lệ 100%.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh của hệ thống Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2018 theo Tổng Cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh, cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền tổng thể cho năm 2018, trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền hỗ trợ công tác tuyển sinh; Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền trên truyền hình, đài tiếng nói, báo giấy, báo điện tử, internet, ấn phẩm... Tuyên truyền đến các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đối tượng vừa học vừa làm; các Vụ, đơn vị của Tổng cục cần xây dựng nội dung tuyên truyền làm tài nguyên để triển khai công tác tuyên truyền như: Thông tin tuyển sinh, Mô tả nghề nghiệp, Cẩm nang chọn trường- chọn nghề, học nghề - khởi nghiệp, Hỏi đáp về Giáo dục nghề nghiệp, Tờ rơi về Giáo dục nghề nghiệp... Song song với đó là duy trì và mở rộng phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức hội, các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông để đa dạng hơn về nội dung và hình thức tuyên truyền. Phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc thông tin tuyển sinh, đưa thông tin các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào phiếu đăng ký tuyển sinh. Sớm làm việc với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để cùng phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền.....
Cũng theo TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, thực hiện mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, ngành sẽ thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp, trong đó 3 nhóm giải pháp đột phá là: Trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội; nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GDNN; Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng, gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội. "Một số giải pháp này đã và đang triển khai thực hiện, một số giải pháp cụ thể cần được Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030." - TS Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh.
Trong năm 2018 và giai đoạn tới, giáo dục nghề nghiệp sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý nhà nước về GDNN; nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN các cấp; xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật GDNN và các luật có liên quan theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện GDNN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực GDNN; hoàn thiện cơ chế tự chủ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN; Tập trung tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp. Cơ sở GDNN chủ động xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp đủ điều kiện trực tiếp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc; Tăng cường quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước, thống nhất thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo kết quả đầu ra. Chỉ tổ chức đào tạo khi dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của việc làm sau khi học xong.
Theo Baodansinh.net
Học sinh Thành phố Hồ Chí Minh được nghỉ tết Mậu Tuất 12 ngày Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức thông báo, học sinh thành phố sẽ được nghỉ tết Mậu Tuất 2018 12 ngày. Học sinh Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nghỉ tết Mậu Tuất 12 ngày (ảnh minh họa: P.L) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hồng...