Những cách học được teen “kết” nhất
Nhiều thầy cô đang có xu hướng đổi mới phương pháp dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh khi lên lớp. Cùng “zoom” vào những tiết học đánh gục lối mòn “thầy giảng – trò… ngáp, thầy đọc – trò chép” nhé!
Cách giảng mà học sinh được nói… thoải mái
Nếu suốt 45 phút mà chỉ ngồi nghe không được hoạt động gì sẽ khiến nhiều bạn “ngứa chân ngứa tay”, chẳng thế mà hình thành thói quen nói chuyện trong lớp. Nhưng với những cách học như thuyết trình hay học theo kiểu tranh luận thì khác hẳn. Thay vì mỗi người mỗi việc, người ngồi ngáp, kẻ ngồi ghi. Giờ đây với phương pháp học rất “Tây” này, mọi người đều có thể tha hồ… nói nói nói. Thế nhưng không phải nói chuyện đâu nhé, mà nói về bài học của mình.
Những vấn đề trong bài đều được đưa ra để nhìn nhận bài học một cách dễ dàng hơn. Như cô bạn Tú Trinh (trường Lương Thế Vinh) chia sẻ: “Thầy giáo Sinh của bọn tớ trẻ nhưng dạy rất hay và rất tâm lí. Thầy luôn biến những buổi giảng bài khô cứng thành những tiết học nghiên cứu và cho mọi người nói ra những suy nghĩ của mình. Phần cuối, thầy đúc kết lại vấn đề và hướng dẫn bọn tớ học bài. Bài thầy ghi không nhiều, nhưng để lại nhiều dấu ấn trong suy nghĩ học sinh”.
Không chỉ thế, nhiều môn học còn có 50% là học tại phòng LAB của trường với máy chiếu và tai nghe rất đầy đủ. Những trang thiết bị này giúp công việc thuyết trình trở nên dễ dàng hơn. Cả lớp sẽ được xem những đoạn phim không có phụ đề để luyện kĩ năng nghe, hiểu. Các nhóm sẽ được phân công ra chuẩn bị bài giảng và trình bày lại cho cả lớp nghe không khác gì giáo viên đứng lớp. Thầy cô sẽ vừa chấm điển trình bày, diễn đạt, vừa chấm điểm kiến thức và nội dung chuẩn bị. Chắc chắn rằng, cách học này vừa dễ kiếm những con điểm cao, vừa thú vị nữa ý.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học những điều vui và gần gũi với cuộc sống
Video đang HOT
Học trò thích nhất là những câu chuyện của thầy cô trên lớp, nhất là những câu chuyện vui. Nhiều thầy cô đã đoán bắt tâm lí này và đã lồng những bài học khô cứng thành những câu chuyện cười gần gũi với cuộc sống. Như những môn tự nhiên như Toán, Lí, Hóa thì thầy cô thường nhắc đến những hiện tượng vui trong cuộc sống. Còn khi học môn tự nhiên, như môn Văn mà một số bạn cho rằng cực kì nhàm chán thường gây mê cho học sinh thì giờ khác hẳn.
Bạn Minh Quân (trường Bùi Thị Xuân) chia sẻ: “Tớ là con trai nên rất ngán học Văn. Thế nhưng đó là chuyện trước kia. Giờ tiết học Văn của bọn tớ trở thành tiết học được mong chờ nhất. Bởi mỗi tác phẩm văn học đều biến thành giờ tranh luận, hoặc sân khấu. Bọn tớ sẽ nhập vai những nhân vật trong tác phẩm và để dễ dàng nhớ toàn bộ nội dung và ý nghĩa. Còn nếu không tham gia trên sân khấu thì bọn tớ cũng ngồi dưới để trở thành những nhà bình phim. Vui khỏi nói”.
Việc học Văn tưởng chừng rất khô khan, nếu chỉ học “chay” và bắt các teen học thuộc lời thoại của nhân vật để chú thích trong bài Văn thì quả là một “cực hình”. Thế nhưng giờ đây, mọi chuyện đã hoàn toàn đổi mới rồi ý. Các teen đánh giá cách học này mang lại hiểu quả cực cao. Nó làm cho việc nhớ tác phẩm và lời thoại nhân vật cũng trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa việc đóng vai nhân vật sẽ tạo ra các góc nhìn mới và cảm nhận sâu sắc hơn tác phẩm mà mình đang học.
Phương pháp học này chưa được áp dụng nhiều tại các trường Việt Nam. Ở nước ngoài, hình thức học tập như thế này hiện rất thông dụng, kể cả các em học sinh cấp bậc tiểu học cho đến đại học. Hầu hết các trường Quốc tế hay các trường nước ngoài lại rất thường dạy theo cách học ở ngoài trời, hay các chuyến đi thực tế. Bởi chỉ khi áp sát thực tế, các teen mới nhìn nhận được vấn đề và giải quyết nó một cách tốt nhất. Nó cũng là một cách kết hợp thú vị giữa va chạm trên lí thuyết và thực tế.
Mỹ Loan (học sinh trường Quốc tế quận 2) cho biết: “Trường tớ hằng năm đều tổ chức những buổi học tập, nghiên cứu ngoài trời. Vừa qua, tớ được đi tham quan rừng quốc gia Nam Cát Tiên và được tận mắt chứng kiến những điều kì diệu của cuộc sống. Thấy cả những điều mà có lẽ sách vở chưa hoàn toàn lột tả hết được. Tớ rất háo hức cho những buổi học dã ngoại như thế. Vừa vui, vừa ý nghĩa”.
Tuy nhiên, vì vấn đề chi phí và tổ chức còn khó khăn, không phải teen nào cũng được tham dự những tiết học sinh động như vậy. Nhưng không phải vì thế mà cách học này không được các teen quan tâm và đánh giá cao. Nó đang là một trong những kiểu học được teen thích nhất hiện nay đấy.
Theo PLXH
Giúp teen 12 học tốt
Đây là nỗi lo của rất nhiều sinh viên năm 1. Bởi không phải ai cũng sáng tạo ra phương pháp học riêng và tự tin thực hiện theo đúng kế hoạch.
Nhưng nếu có vài kĩ năng tự học cơ bản, thì bạn không cần phải căng thẳng... Tùy bạn sắp xếp lịch học và tự đặt mục tiêu cho mình, kèm theo các phương pháp tham khảo sau đây
Tư duy, phân tích sâu hơn một vấn đề
Các môn như: triết học, xã hội học, tâm lý học... đều khiến bạn hơi khó khăn trong việc nắm bắt vì những định nghĩa hơi trừu tượng, phức tạp và khó hình dung. Do vậy, nên tập trung vào các ví dụ mà giảng viên đưa ra. Từ ví dụ cụ thể ấy, bạn hãy biết liên tưởng và kết hợp từ kiến thức có được để hiểu sâu hơn về định nghĩa ấy..., đồng thời tìm thêm các trường hợp khác mà bạn nghĩ ra...
Chẳng hạn như đối với môn tâm lý, bài tập đưa ra là: "Có nên lên án hành vi của người đang say rượu hay không?", bạn cũng nên tự tạo thêm một số bài tập khác dựa trên thực tiễn, tự phân tích, đúc kết, bạn sẽ cảm thấy việc học thú vị hơn.
Đừng ù lì và chỉ biết tiếp thu lời giảng một cách máy móc. Chủ động, tích cực và linh hoạt hơn trong cách tiếp cận kiến thức, bạn hiểu bài nhanh hơn và việc học cũng chất lượng hơn.
Đọc và đọc
Đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tranh thủ tìm thêm những quyển giáo trình phục vụ cho việc học... Chẳng cần phải thuộc lòng như thời phổ thông, cũng không nhất thiết đọc từ đầu đến cuối theo trình tự. Hãy đọc xem như giải trí, bồi bổ tri thức cho tâm hồn, thích phần nào đọc phần đó. Nhưng đọc phải hiểu và suy ngẫm, đọc phải ghi vào đầu.
Khi học mà bạn không đọc trước tài liệu, bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều vấn đề khó hiểu. Chịu khó đọc trước, bạn sẽ ít phải tư duy, và cũng theo kịp lời giảng hơn.
Tự diễn đạt quan điểm bằng lời
Khi có một vấn đề trong bài được đặt ra, bạn phải tự diễn đạt ra bằng lời và nói lên quan điểm ấy bằng cách xung phong chẳng hạn. Nếu không, bạn có thể tự nói với chính mình, hoặc ghi ra giấy. Việc này khiến não bộ phải hoạt động liên tục và cách diễn đạt của bạn cũng sẽ trôi chảy hơn, phục vụ tốt khi kì thi gần bắt đầu
Nên "quan trọng hóa vấn đề" một tí
Tất nhiên không phải suốt ngày lo lắng, thấp thỏm trong tuyệt vọng mà chẳng hành động gì để cải thiện. Tuy nhiên, bạn phải có trách nhiệm với việc học của mình và tránh những tác động bên ngoài (lười học, tâm lí không ổn định, bị rủ rê cúp tiết, buông thả bản thân...). Hãy xem việc học đại học cũng quan trọng như khi bạn đang học lớp 12 vậy. Vẽ ra viễn cảnh nếu phải thi lại nhiều môn bạn sẽ thế nào, ra sao, từ đó sẽ chăm chỉ hơn và nghiêm túc hơn khi đã trở thành sinh viên.
Tự chọn môi trường học tập cho mình
Hãy kết bạn với những ai có cùng quan điểm, sở thích và cách học giống bạn, tự rèn luyện bản thân trong khuôn khổ (thay vì đi chơi thì vào thư viện, thay vì ngồi online thì đọc sách tham khảo, dù môn học có chán đến mấy cũng phải ráng đến lớp nghe giảng...). Chỉ cần tạo cho bản thân môi trường học tập tốt, thì bạn cũng sẽ gặt hái được kết quả như mong đợi.
Theo Dân trí
Sinh viên và nỗi khổ của việc khác biệt ngôn ngữ Sinh viên thường phải thuyết trình khá nhiều nên để tìm cho mình một đại diện để nói thì là cả một vấn đề. Chẳng lẽ lại để một bạn nói giọng đặc sệt tiếng địa phương để thuyết trình? Bước vào thế giới sinh viên nghĩa là teen sẽ phải đối diện với sự thay đổi về môi trường, lối sống... Trong...