Những cách chào hỏi thân mật bằng tiếng Anh
Thay vì “Hello”, “How are you”, bạn có thể dùng rất nhiều cách diễn đạt khác để chào thân mật như “Hey”, “What’s new” hay “How’s your day”?
1. Hey/ Hey man/Hi
Bạn có thể sử dụng “Hey” và “Hi” để chào ai đó thay vì “Hello”. Cả hai đều được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng. Trong khi “Hi” thích hợp để sử dụng trong mọi tình huống thông thường, “Hey” dành cho những người từng gặp. Nếu nói “Hey” với một người lạ, bạn có thể khiến người đó bối rối vì họ sẽ cố nhớ lại lần gặp nhau trước đây.
Bạn cũng có thể thêm “man” vào cuối “Hey” khi chào nam giới. Một số người cũng dùng “Hey man” khi tình cờ gặp và chào những phụ nữ trẻ hơn, nhưng chỉ làm điều này nếu bạn biết rất rõ về họ.
Hãy nhớ rằng “Hey” không phải lúc nào cũng có nghĩa là “Hello”. Nó cũng có thể được sử dụng để kêu gọi sự chú ý của ai đó.
Ảnh: Shutterstock.
2. How’s it going/ How are you doing?
Đây là những cách thông thường để thay thế “How are you” (Bạn có khoẻ không)? Nếu bạn đang cố tỏ ra đặc biệt lịch sự, hãy dùng “How are you”. Ngược lại, bạn có thể sử dụng các cách nói thay thế này để chào mọi người.
Video đang HOT
Khi ai đó chào hỏi theo cách này, bạn có thể trả lời là “It’s going well” hoặc “I’m doing well” tuỳ thuộc vào câu hỏi. Hoặc không, bạn có thể dùng “Good” mặc dù nó không đúng ngữ pháp.
Giống như khi trả lời câu “How are you?”, bạn cũng có thể thêm vào phần trả lời của mình phần hỏi “And you” (Còn bạn thì sao)?
3. What’s up/What’s new/What’s going on?
Đây là một số cách chào thân mật khác, ý hỏi “Có gì mới không” nhằm thay thế cách hỏi quen thuộc “How are you?”, thường được sử dụng khi tình cờ gặp một người bạn đã gặp trước đây. Mọi người sẽ trả lời là “Nothing” hoặc “Not much” (Không có gì/không có gì nhiều). Hoặc nếu cảm thấy phù hợp, bạn có thể mô tả ngắn gọn bất kỳ điều gì mới hoặc thú vị đang diễn ra, sau đó hỏi lại “What about you” (Còn bạn thì sao?) để tiếp tục cuộc trò chuyện.
4. How’s everything/How are things/How’s life?
Sử dụng các câu hỏi kiểu “Cuộc sống của bạn thế nào”, “Mọi thứ ra sao” là cách phổ biến khác để chào hỏi khi gặp người mà bạn đã biết từ trước. Để trả lời, bạn có thể dùng “Good” hoặc “Not bad” (Tốt/Không tệ). Và tất nhiên, bạn cũng có thể chia sẻ ngắn gọn bất kỳ tin tức gì thú vị về cuộc sống của mình tuỳ thuộc vào tình huống, trước khi hỏi lại “What about you”?
5. How’s your day/How’s your day going?
Câu hỏi này nghĩa là “Ngày hôm nay của bạn thế nào”, cũng là cách để chào hỏi với những người bạn gặp thường xuyên, thời điểm thường là vào cuối ngày. Ví dụ, bạn có thể hỏi đồng nghiệp một trong hai câu hỏi này vào buổi chiều hoặc người thu ngân ở cửa hàng tạp hóa vào mỗi buổi tối.
“It’s going well” là câu trả lời đúng ngữ pháp, nhưng nhiều người chỉ trả lời đơn giản là “fine”, “good” hoặc “alright”.
6. Good to see you/Nice to see you
“Thật tốt khi được gặp bạn” là lời chào thông thường, được sử dụng với bạn bè, đồng nghiệp hoặc những thành viên gia đình mà lâu rồi không gặp.
Những người bạn thân thường ôm nhau khi chào nhau, đặc biệt khi không gặp nhau trong một thời gian dài. Vì vậy, bạn có thể sử dụng lời chào này kèm theo một cái ôm hoặc bắt tay tuỳ vào mối quan hệ của bạn với người ấy.
7. Long time no see/It’s been a while
Những lời chào này được sử dụng khi bạn không gặp ai đó trong thời gian dài, đặc biệt là nếu gặp người đó bất ngờ. Vậy thời gian dài là bao lâu? Nó phụ thuộc vào tần suất bạn thường gặp người đó. Ví dụ, bạn thường gặp người nào đó hàng tuần nhưng sau đó vài tháng không gặp họ, bạn có thể sử dụng những câu này để chào.
Thông thường, những câu này thường được theo sau với một câu hỏi như “How are you/How have you been/What’s new”?
Học võ để chống tảo hôn
Mỗi ngày, các bé gái, phụ nữ trẻ tập trung ngoài sân nhà Maritsa, nằm ở ngoại ô thủ đô Harare, để tập võ và thảo luận về nạn tảo hôn.
Dưới sự hướng dẫn của Natsiraishe Maritsa, 17 tuổi, mọi người hăng hái làm các động tác taekwondo như kéo căng chân, đá, đấm. Sau giờ học, mọi người ngồi thành vòng tròn để chia sẻ về những nguy hiểm của nạn tảo hôn.
Bế con trên tay, những phụ nữ bị ép lấy chồng từ rất sớm bộc bạch về vất vả của mình. Họ kể lại những lần bị bạo hành lời nói, thể chất; ảnh hưởng sức khỏe sau những lần mang thai, thậm chí là bị cưỡng hiếp trong hôn nhân.
Maritsa cho biết, trong lớp học võ, em mượn tiếng nói của những người vợ để khuyên ngăn các cô gái tránh quan hệ tình dục và kết hôn sớm.
Năm 2018, khi thấy bạn bè đồng trang lứa bỏ học để kết hôn, Maritsa nảy ra ý tưởng dạy võ cho các cô gái. Học võ từ năm 5 tuổi, từng giành nhiều huy chương taekwondo, Maritsa đã kêu gọi từ những em bé bốn tuổi đến những phụ nữ đã có con tham gia lớp học. Qua việc học võ và chia sẻ của những người có kinh nghiệm về nạn tảo hôn, Maritsa hy vọng nâng cao sự tự tin và ý thức bảo vệ bản thân cho các cô gái. Đến nay, lớp học đã có thêm sự tham gia của phái mạnh.
Natsiraishe Maritsa bên bộ sưu tập huy chương taekwondo. Ảnh: AP
Tháng 12/2020, Zimbabwe thông báo phong tỏa toàn quốc để hạn chế sự lây nhiễm của Covid-19 nên các lớp học của Maritsa tạm dừng. Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, Maritsa cho biết sẽ tiếp tục lớp học để đấu tranh chống nạn tảo hôn.
Maritsa nhận xét để xây dựng nhận thức về tầm nguy hiểm của nạn tảo hôn cho các cô gái rất khó. Tuy nhiên, em được tiếp thêm sức mạnh sau khi chứng kiến nhiều người tham gia lớp học thay đổi suy nghĩ như Pruzmay Mandaza, 21 tuổi, bạn của Maritsa. Sau một thời gian học võ, Mandaza quyết định quay lại trường học tập bất chấp sự phản đối của chồng.
"Từ tuyệt vọng, nhiều bà mẹ trẻ trong lớp của tôi đã lấy lại can đảm, kể câu chuyện của mình để khuyên ngăn các cô gái. Thật khó khăn nhưng chúng tôi phải đấu tranh đẩy lùi vấn nạn này", Maritsa nói.
Luật pháp của Zimbabwe quy định để được kết hôn, cả nam và nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nạn tảo hôn vẫn phổ biến ở quốc gia Nam Phi này. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ước tính 30% trẻ em gái tại quốc gia này kết hôn trước khi đủ 18 tuổi.
Trong bối cảnh Covid-19, nạn tảo hôn và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng tại Zimbabwe và trên khắp châu Phi. Trong một số gia đình nghèo, việc gả con gái giúp giảm bớt gánh nặng. Sính lễ của nhà trai có thể giúp nhà gái tạm thời thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Cảnh báo nạn quấy rối các thiếu nữ trên mạng thời Covid-19 Tình trạng quấy rối trên mạng đang gây nhiều tác hại đối với các thiếu nữ, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Môi tường mạng là nơi nhiều thiếu nữ dễ bị quấy rối - REUTERS Theo nghiên cứu của tổ chức Plan International, có đến 68% các thiếu nữ ở Philippines từng bị quấy rối trên mạng, đặc biệt là...