Những cách ăn sữa chua sai trầm trọng mà nhiều người hay mắc phải
Sữa chua là một món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ vì đây là món ăn ngon mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn sữa chua đúng và hiệu quả nhất. Vậy, những ai không nên ăn sữa chua? Và nên ăn sữa chua như thế nào?
Sữa chua là món ăn ngon, bổ dưỡng, phù hợp cho mọi lứa tuổi nên được nhiều chị em nội trợ lựa chọn cho gia đình mình. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein, glucid, lipid, các muối khoáng và vitamin.
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, dù tốt như vậy nhưng khi sử dụng, bạn cũng cần biết cách ăn sữa chua một cách hợp lý để không gây hại cho sức khỏe.
Phối hợp sữa chua với mọi loại thức ăn
Đây chính là sai lầm cực lớn khi ăn sữa chua bởi nếu bạn kết hợp sữa chua cùng với những thực phẩm gia công từ thịt có hàm lượng chất béo cao như lạp sườn, xúc xích thì sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình. Nguyên nhân là bởi axit sunphurơ H2S03 trong những loại thực phẩm này có thể kết hợp với amin trong sữa tạo nên một chất gây ung thư.
Ăn sữa chua để giảm cân
Trên thực tế ăn sữa chua không hề giúp giảm cân. Lợi ích mà sữa chua mang lại cho những người đang muốn giảm cân là tạo ra cảm giác no bụng, nhờ đó có thể giảm bớt lượng thức ăn trong bữa ăn sau đó. Thế nhưng năng lượng có trong sữa chua còn cao hơn cả sữa thông thường nên nếu bạn ăn nhiều thì cân nặng chẳng những không giảm mà còn tăng.
Tưởng rằng ai cũng có ăn sữa chua
Sữa chua hỗ trợ cho tiêu hóa, điều tiết sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, làm đẹp da. Tuy nhiên, sữa chua không thích hợp cho tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với những người bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Những người bị tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, viêm tụy cũng không nên ăn sữa chua có đường và chất béo, vì nó sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua, bởi hệ thống tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, hàng rào niêm mạc dạ dày chưa hoàn hảo, acid dạ dày hoạt động là thấp, vì vậy không thể tiêu hóa sữa chua.
Video đang HOT
Ăn sữa chua lúc đói
Khi đói, tác dụng của sữa chua sẽ bị giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân là bởi tính axit trong dạ dày càng dễ tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua.
Vì thế tốt nhất bạn nên ăn sữa chua khoảng 2 giờ sau bữa ăn, bởi đây là lúc dịch dạ dày đã được pha loãng, độ PH trong dạ dày cũng thích hợp cho vi khuẩn sữa sinh sôi.
Nghĩ rằng sữa chua tốt hơn sữa
Nhiều người tin rằng sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa. Những trên thực tế, sự khác biệt giữa hai loại sữa này không phải là rất lớn.
Ăn bao nhiêu cũng được
Môt sô người đặc biệt thích sữa chua, nhưng nêu ăn it thi tôt, còn ăn nhiêu thi co thê dân đên tăng cân.
Hơn nữa, ăn quá nhiều sữa chua khiến các axit dịch vị tăng quá mức gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và các enzym tiêu hóa. Tình trạng dư thừa axit dạ dày còn khiến bạn lanh bung, cồn cào, đầy bụng.
Ăn sữa chua sau ăn có giúp tiêu hóa? Nhiều người hiểu sai, ăn thời điểm này mới tốt nhất
Nhiều người tin rằng ăn sữa chua ngay sau bữa ăn có thể giảm cân, tốt cho tiêu hóa. Điều này liệu có chính xác?
Trong cuộc sống, mọi người luôn quen ăn một cốc sữa chua sau bữa ăn và ăn sữa chua khi rảnh rỗi, vì sữa chua vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.
Trên thực tế, vi khuẩn axit lactic đóng vai trò lớn nhất trong sữa chua. Đây là một loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể con người, ức chế sự phát triển và sinh sản của mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, chống táo bón, giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim do xơ vữa động mạch vành,...
Đặc biệt nhiều người tin rằng ăn sữa chua sau khi ăn có thể giúp tiêu hóa và giảm cân. Vì vậy, nhiều người đã hình thành thói quen ăn sữa chua sau bữa ăn. Mặc dù sữa chua rất tốt nhưng liệu dùng nó sau bữa ăn có thực sự đạt hiệu quả như nhiều người tin.
Có nên uống sữa chua ngay sau bữa ăn không?
Không nên ăn sữa chua ngay sau bữa ăn. (Ảnh minh họa)
Trả lời: Bạn không nên ăn sữa chua ngay sau bữa ăn.
Bản thân sữa chua đã chứa rất nhiều calo, nếu hoàn toàn là sữa chua tự làm, bạn sẽ thấy nó có vị chua đặc biệt. Còn khẩu vị của người hiện đại thì ít ai chấp nhận được độ chua như vậy nên sẽ mua những loại sữa chua đã được thêm hương vị ngọt để dễ ăn hơn.
Chính vì vậy mà sữa chua sẽ có rất nhiều đường, sau khi ăn vào bụng không những không giúp tiêu hóa được mà còn gây no, khiến tổng lượng calo cả ngày vượt tiêu chuẩn gây nguy cơ béo phì.
Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua
1. Ăn sữa chua trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 2 giờ sau bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn ăn sữa chua sau bữa ăn, dịch vị sẽ bị loãng và độ pH tăng lên từ 3 đến 5. Môi trường này rất thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn axit lactic.
2. Vào buổi sáng và tối, tránh lẫn vào thức ăn khác, có thể bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, kích thích nhu động ruột, đi tiêu trơn tru hơn.
3. Ăn sữa chua sau khi tập để tăng cơ
Ăn sữa chua sau khi tập thể dục có thể kích thích bài tiết insulin và thúc đẩy quá trình tổng hợp protein trong cơ bắp. Sữa chua cũng chứa một lượng canxi tốt, một khoáng chất quan trọng giúp xây dựng xương.
Tốt nhất, sau khi tập luyện vất vả, bạn nên chọn một bữa ăn nhẹ kết hợp của carbohydrate và protein chất lượng cao để nạp năng lượng.
Đó là lý do tại sao bạn nên kết hợp sữa chua nguyên chất với trái cây tươi hoặc đông lạnh để có một bữa ăn nhẹ sau khi tập luyện hiệu quả. Bằng cách này, bạn cũng có thể tránh được lượng đường bổ sung không bổ dưỡng có trong sữa chua có đường. Nhớ chọn sữa chua nguyên chất, tự nhiên. Thành phần duy nhất nên là sữa hoặc kem và vi khuẩn sống.
Ăn sữa chua sau khi tập thể thao sẽ tốt cho cơ bắp và xương. (Ảnh minh họa)
Những thời điểm không nên ăn sữa chua
1. Ăn khi bụng đói
Nói chung, độ pH của dịch dạ dày của con người là từ 1 đến 3, và độ pH dưới 2 khi nhịn ăn, trong khi độ pH của sự phát triển của vi khuẩn axit lactic hoạt động trong sữa chua là trên 5,4. Nếu bạn uống sữa chua khi bụng đói, vi khuẩn lactic rất dễ bị axit dịch vị tiêu diệt, ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của sữa chua.
Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để uống sữa chua là trong vòng 2 giờ sau bữa ăn, lúc này giá trị pH của dịch vị nói chung đã tăng lên khoảng 5, thích hợp hơn cho sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn axit lactic, phát huy tác dụng chăm sóc sức khỏe của sữa chua.
2. Khi đang dùng thuốc
Tốt nhất không nên uống thuốc trước và sau khi uống sữa chua, đặc biệt là thuốc erythromycin, chloramphenicol, sulfa và các thuốc kháng sinh khác để tránh vi khuẩn axit lactic trong sữa chua chết đi hoặc giảm sức sống. Bạn cũng không nên uống trà đậm đặc trước và sau khi uống sữa chua.
Những lưu ý khác khi ăn sữa chua
- Ăn sữa chua với trái cây còn tốt hơn vừa tăng hương vị lại bổ sung thêm dinh dưỡng.
- Không đun nóng: Vi khuẩn axit lactic hoạt động trong sữa chua sẽ chết nếu đun nóng hoặc pha loãng với nước sôi, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị độc đáo mà còn làm mất dinh dưỡng
- Uống quá nhiều: Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao và chứa vi khuẩn axit lactic có lợi cho sức khỏe, nhiều người cho rằng uống nhiều thì có lợi và vô hại. Trên thực tế, tiêu thụ quá nhiều sữa chua sẽ gây dư thừa tạm thời một số chất dinh dưỡng và có thể gây rối loạn chuyển hóa, đặc biệt, nếu tiêu thụ quá nhiều axit lactic sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật gốc trong đường ruột, điều này sẽ gây ra một số bệnh đường ruột.
Ăn sữa chua quá nhiều sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật gốc trong đường ruột. (Ảnh minh họa)
Những người không hợp với sữa chua?
1. Bệnh tiểu đường: Y học chỉ ra rằng sữa chua không thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường, vì các thành phần trong sữa chua có xu hướng làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân tiểu đường.
2. Bệnh nhân xơ vữa động mạch: Nguyên tắc cũng giống như trên, chỉ khác là bệnh nhân xơ vữa động mạch kiêng kỵ nhiều hơn, và sữa chua là một trong số đó.
3. Bệnh nhân viêm loét dạ dày: Sữa chua có tính axit hơn và làm mòn dạ dày nhiều hơn.
4. Người có hàm răng không khỏe: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần của sữa chua có chứa các nguyên tố có hại cho răng, nếu bạn không đánh răng sau khi uống sữa chua thì rất có thể răng của bạn đã bị ăn mòn.
5. Những người bị dị ứng với sữa.
Sử dụng sữa chua như thế nào cho tốt? Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt còn có giá trị chữa bệnh, nhất là các bệnh về đường ruột, lưu ý chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn. Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột...