Những bộ phận của gà ‘độc hơn thạch tín’, thèm đến mấy cũng chớ có ăn
Thịt gà tuy ngon, bổ nhưng những bộ phận như phao câu, cánh, da và nội tạng của gà là những phần cần phải hạn chế, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì…
Ảnh minh họa: Internet
Theo chuyên gia Bùi Hồng Minh, trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà rất bổ dưỡng, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.
Về dinh dưỡng, ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100g ức gà thì có tới 18 g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa chứng rối loạn về tim và ngăn ngừa cholesterol.
Theo quan niệm “nhất phao câu, nhì đầu, cánh” trước đây được hiểu là dùng để chỉ những bộ phận ngon nhất của con gà. Tuy nhiên quan niệm đó đã được các chuyên gia dinh dưỡng thay đổi hoàn toàn dựa trên cách phân tích khoa học và đặc điểm sức khỏe của từng người. Vì thế, những bộ phận như phao câu, cánh, da và nội tạng của gà là những phần cần phải hạn chế, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì…
Ngoài ra khi ăn thịt gà, người dân cũng nên ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.
Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, những bộ phận của gà sau đây cần cân nhắc khi ăn nếu cơ thể bạn không thích hợp để dung nạp:
Cánh gà: Rất nhiều chuyên gia sức khỏe trên thế giới khẳng định thuốc kích thích cơ bắp, hoocmon thường được tiêm ở bộ phận cánh của con gà. Điều này có nghĩa là đây là những bộ phận có nồng độ thuốc cao nhất. Những loại thuốc này có những tác động khủng khiếp đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ vì nó gây thay đổi bài tiết nội tiết tố nữ, khiến các chị em dễ bị mắc ung thư cổ tử cung và ung thư ngực.
Bên cạnh đó, cánh gà là chủ yếu là da và là bộ phận tích tụ khá lớn lượng mỡ dư thừa của gà. Bởi vậy, ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo, lại là lượng chất béo không tốt cho sức khỏe.
Phao câu: Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi.
Lòng gà: Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc,” Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.
Cổ và da gà: Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Đặc biệt khi chúng ta làm món gà quay, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.
Video đang HOT
Tránh kết hợp thịt gà với những thực phẩm sau:
Rau cải: Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.
Ảnh minh họa: Internet
Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí… Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.
Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.
Cá chép: Theo Đông y, thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu mắc phải lấy nước đậu đen uống sẽ khỏi.
Ảnh minh họa: Internet
Tỏi và hành sống: Rất nhiều vùng miền có thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm với vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này. Tuy nhiên, theo đông y thì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.
Ảnh minh họa: Internet
Kinh giới: Thịt gà không nên kết hợp ăn cùng kinh giới, vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình (Hà Nội), những người có chứng bệnh phong cần phải kiêng ăn thịt gà vì loại thịt này hay động phong phát hỏa (gây nóng), ăn vào sẽ phát bệnh. Đó là lý do nhiều người thường nói ăn thịt gà độc.
Mù tạt: Một đáp án khác cho câu hỏi thịt gà kỵ gì đó chính là mù tạt. Thịt gà thuộc nhóm thức ăn có tính ôn, còn Mù Tạt là thực phẩm có tính nóng. Kết hợp hai thứ này sẽ sản sinh rất nhiều năng lượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Muối mè: Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè): Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vùng sẽ động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải sinh bệnh, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Ảnh minh họa: Internet
Quả mận: Mận tính ôn và sáp, nếu ăn thịt gà với mận sẽ sinh ra chứng hoắc loạn (thổ tả) hoặc ngược tật (sốt nóng sốt rét). Cách chữa: Khi ăn phải, nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Thịt chó: Kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết. Nếu bị, uống nước cam thảo sẽ khỏi.
Cơm nếp: Kiêng ăn thịt gà với cơm nếp vì thịt gà ăn với cơm nếp sẽ sinh ra bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán xơ mít). Cách chữa lấy nắm cơm nếp đốt cháy ăn sẽ khỏi.
Ảnh minh họa: Internet
Tôm:Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong – ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn. Ngoài ra, các loại thịt gà cần kiêng ăn cùng với tỏi, rau cải hay gan/bầu dục chó. Nếu ăn cùng sẽ phát ra chứng lỵ; cùng cá chép bị ung nhọt và cùng hành sống sẽ phát chứng trùng hoặc trĩ.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP) (tienphong.vn)
3 thói quen sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể gây tổn thương trầm trọng cho gan
Gan được biết đến như là "trung tâm chuyển hóa vật chất", do vậy sức khỏe của gan vô cùng quan trọng. Nếu có ba thói quen này vào buổi sáng sau khi thức dậy, sẽ làm tổn thương gan hơn uống rượu.
1. Vào buổi sáng nhịn tiểu dễ gây "thảm họa lớn" cho gan
Bởi vì buổi sáng sau khi thức dậy, chất độc trong cơ thể sẽ tích tụ trong nước tiểu, nếu không kịp thời bài tiết nước tiểu ra ngoài, sẽ khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. Điều quan trọng phải biết rằng, gan chính là cơ quan chuyển hóa chất độc, nếu tích lũy nước tiểu trong thời gian dài, sẽ làm tăng gánh nặng giải độc gan, dẫn đến ngộc độc gan.
Ngoài ra khi nhịn tiểu, các dây thần kinh giao cảm cũng bị kích thích. Khả năng di chuyển của gan bị suy giảm, do đó không chỉ làm tăng áp lực của gan, mà lực cản của các mạch máu cũng tăng lên, dẫn đến sự gia tăng hàm lượng gốc tự do trong gan, cuối cùng gây ra các bệnh về gan.
2. Không ăn sáng ảnh hưởng đến gan và mật
Nếu bạn không ăn sáng sẽ rất có hại cho sức khỏe, bởi không ăn sáng sẽ khiến lượng đường trong máu quá thấp, lúc này khiến glycogen trong gan được cơ thể huy động, đồng thời hoạt động của insulin cũng tăng lên, điều này gián tiếp làm tăng gánh nặng cho gan và cuối cùng gây ra những bất thường về gan.
Lâu dài không ăn sáng hoặc khoảng thời gian giữa hai bữa ăn quá dài, mật được giữ lại trong túi mật quá lâu, không được sử dụng. Nước trong đó bị hấp thụ, dịch mật ngày càng trở nên nhớt, dịch mật nhớt sẽ dần hình thành sỏi mật. Hành vi này thường ngày mặc dù không nhìn thấy, nhưng lâu ngày cũng sẽ làm tổn thương gan, thận.
Không ăn sáng ảnh hưởng đến gan và mật.
3. Uống trà vào buổi sáng
Mặc dù uống trà có tác dụng tốt trong việc cải thiện trạng thái tinh thần của bạn, nhưng nếu bạn uống trà không đúng lúc, không những không có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn tăng gánh nặng cho gan ở mức độ nhất định. Đặc biệt là uống trà đặc vào buổi sáng sau khi thức dậy, trong trà có thành phần caffeine, sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Mặc dù gan người không có dây thần kinh cảm giác đau, nhưng đây cũng là một mặt rất bất lợi, khiến bệnh gan không dễ phát hiện, dẫn đến bệnh không ngừng phát triển và cuối cùng đe dọa đến tính mạng.
Mặc dù uống trà có tác dụng tốt trong việc cải thiện trạng thái tinh thần của bạn, nhưng nếu bạn uống trà không đúng lúc, không những không có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn tăng gánh nặng cho gan ở mức độ nhất định.
Không muốn gan bị bệnh thì phải sớm thay đổi những thói quen xấu sau đây
Uống rượu quá mức: Rượu có thể gây kích thích lớn cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc và trao đổi chất của gan và gây gánh nặng cho gan.
Thường xuyên thức khuya: Nếu bạn thức khuya trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải độc và chuyển hóa của gan. Hy vọng rằng bạn có thể thay đổi thói quen xấu là thức khuya.
Uống quá nhiều thuốc: Nếu thời gian dài dùng lượng lớn thuốc, uống quá nhiều thuốc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Nếu thời gian dài dùng lượng lớn thuốc, uống quá nhiều thuốc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Tức giận: Y học Trung Quốc cho rằng, thường xuyên tức giận sẽ làm tổn thương gan. Nếu bạn thường xuyên tức giận, nó sẽ dẫn đến ứ đọng gan, ảnh hưởng đến việc giải độc và chuyển hóa của gan, và cũng sẽ gây gánh nặng lớn cho gan.
Nguồn: Aboluowang/baodansinh
Sai lầm khi ăn tối vừa sinh bệnh vừa giảm tuổi thọ, rất nhiều người Việt mắc Có khá nhiều căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ của bạn do chính thói quen ăn uống không đúng vào buổi tối. Ảnh minh họa: Internet Ăn tối trễ Một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày, viêm loét đường ruột, sỏi mật chính là ăn tối quá muộn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ...