Những biện pháp hiệu quả giúp giảm tích nước cơ thể
Nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể và đóng vai trò sống còn trong nhiều chức năng quan trọng, như kiểm soát thân nhiệt, hoạt động não bộ và tống chất thải khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, tích trữ quá nhiều nước trong cơ thể có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, phù nề, đặc biệt là ở vùng bụng và tứ chi. Tuy tình trạng tích nước thường là tạm thời và dễ chữa khỏi, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng về tim, thận hoặc gan.
Do đó, nếu hiện tượng tích nước kéo dài hơn 1 tuần thì nên đi khám ngay. Còn nếu thấy tình trạng tích nước chỉ nhẹ và không có dấu hiệu bệnh lý gì, bạn có thể áp dụng những cách giảm tích nước đơn giản mà hiệu quả nhanh sau đây:
Tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu kali cũng giúp giảm tích nước.
Giảm ăn mặn. Dung nạp quá mức natri từ muối ăn, cũng như các thực phẩm chứa nhiều muối, có thể gây tích nước cơ thể. Vì vậy, cần giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày bằng cách tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời ăn nhiều rau củ và các loại hạt khô không rang với muối.
Tiêu thụ thực phẩm giàu kali và magiê. Kali là khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm kiểm soát tình trạng cân bằng nước. Nhờ tác dụng cân bằng nồng độ natri trong cơ thể và tăng sản xuất nước tiểu, khoáng chất này giúp đẩy lùi tình trạng tích nước. Một số thực phẩm giàu kali gồm chuối, cà chua, đậu, bơ, cải xoăn và cải bó xôi.
Tương tự, tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu magiê (như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá màu xanh đậm, các loại hạt và sô-cô-la đen) cũng làm giảm sự tích nước. Theo một nghiên cứu, bổ sung 200mg magiê/ngày giúp những phụ nữ có triệu chứng tiền kinh nguyệt nhẹ giảm nguy cơ tích nước cơ thể.
Bổ sung vitamin B6. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Caring Sciences, vitamin B6 có hiệu quả làm giảm tình trạng tích nước ở phụ nữ mắc Hội chứng tiền kinh nguyệt. Những thực phẩm giàu vitamin B6 có chuối, hạt óc chó, khoai tây và thịt.
Tập thể dục. ây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tình trạng tích nước tạm thời. Thực hiện bất kỳ bài tập nào tăng tiết mồ hôi đều giúp giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể. Nhưng nhớ phải uống bù nước để đảm bảo cơ thể không bị mất nước quá mức sau khi vận động.
Video đang HOT
Phòng ngừa căng thẳng tinh thần (stress). Trạng thái stress quá mức sẽ làm tăng lượng cortisol, hoóc-môn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tích nước trong cơ thể. Không chỉ vậy, nồng độ cortisol tăng cao còn dẫn đến làm tăng lượng hoóc-môn chống bài niệu ADH, vốn kiểm soát tình trạng cân bằng nước trong cơ thể. Do đó, nếu kiểm soát tốt mức độ stress, bạn có thể duy trì nồng độ cortisol và ADH thích hợp, nhờ đó cũng cân bằng lượng nước trong cơ thể.
Ngủ đủ giấc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ ảnh hưởng đến các dây thần kinh giao cảm ở thận, phụ trách duy trì tình trạng cân bằng lượng natri và chất dẫn lưu trong cơ thể. Vì thế, ngủ đủ giấc cũng giúp cơ thể duy trì lượng nước hợp lý và giảm thiểu nguy cơ tích nước.
Giảm dùng tinh bột – đường (carb) tinh chế. Tiêu thụ carb tinh chế làm tăng lượng đường huyết và insulin. Trong khi đó, lượng insulin cao khiến cơ thể giữ lại nhiều muối hơn và dẫn đến tích trữ quá nhiều chất dẫn lưu. ể giảm tích nước cơ thể, cần tránh dùng các loại carb tinh chế như ngũ cốc chế biến sẵn, đường ăn và bột mì trắng.
Uống trà bồ công anh. Nhờ đặc tính lợi tiểu tự nhiên, bồ công anh là thảo mộc được tin dùng như loại thuốc thay thế để chữa trị tình trạng tích nước. Một nghiên cứu cho thấy rằng những người dùng 3 liều chiết xuất lá bồ công anh trong 24 giờ đã tăng sản xuất nước tiểu.
Dùng thức uống chứa caffeine, như cà phê và trà. Caffeine có tính lợi tiểu nhẹ, nên dung nạp chất này cũng làm tăng sản xuất nước tiểu và giảm lượng nước tích trữ trong cơ thể. Lưu ý là chỉ nên dùng ở lượng vừa phải.
Ngoài ra, có thể giảm tích nước cơ thể bằng cách sử dụng các loại thảo mộc có đặc tính lợi tiểu tự nhiên như rau ngò rí, hoa dâm bụt, cỏ đuôi ngựa, râu bắp.
Vết loét ở lưỡi nhiều tháng không khỏi: Coi chừng bệnh lý nguy hiểm!
Các triệu chứng của ung thư lưỡi thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu.
Ung thư lưỡi là u ác tính nguyên phát tại lưỡi, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy (chiếm>95%). Đây là bệnh ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng (chiếm 30-40%). Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi.
Các triệu chứng của ung thư lưỡi
Giai đoạn đầu
Các triệu chứng chính của ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu là lưỡi đau và hình thành nốt loét trên lưỡi.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: đau ở hàm hoặc họng, đau khi nuốt, cảm giác như có thứ gì đó bị mắc trong họng, cứng lưỡi hoặc hàm, gặp vấn đề nuốt hoặc nhai thức ăn, mảng đỏ hoặc trắng hình thành trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi, tê trong miệng, ra máu lưỡi mà không có lý do, u cục trên lưỡi không biến mất.
Các triệu chứng của ung thư lưỡi tương tự như các bệnh ung thư miệng khác, và chúng cũng có thể không rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.
Ngoài ra, còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; ra máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn.
Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ ra máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Giai đoạn tiến triển
Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ ra máu, thậm chí có thể gây ra máu trầm trọng.
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Các chuyên gia chưa hiểu đầy đủ lý do tại sao một số người lại bị ung thư lưỡi. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cụ thể có thể làm tăng khả năng mắc bệnh là:
- Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá
- Uống rượu nhiều
- Chế độ ăn ít trái cây và rau, nhiều thịt đỏ hoặc thực phẩm chế biến sẵn
- Nhiễm virus papilloma người (HPV)
- Có tiền sử gia đình mắc ung thư lưỡi hoặc miệng
- Từng bị ung thư trước đó, đặc biệt là ung thư tế bào vảy khác
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ăn trầu, tiếp xúc với một số hóa chất cụ thể (amiăng, axit sunfuric và formaldehyde...
Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh lý gây tử vong hàng đầu vì ăn sai cách Theo thống kê, Việt nam có khoảng 25% dân số mắc bệnh lý về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt trong những năm gần đây độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. 4/10 trường hợp tử vong hàng năm là do bệnh lý tim mạch Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, mỗi năm có đến 17,5 triệu người...