Những bí mật của thầy cô lần đầu được bật mí
Thầy cô giáo cũng có rất nhiều điều cần giãi bày đấy nhé.
Các học sinh vẫn luôn kính trọng thầy cô giáo như những người hết sức sáng suốt và “biết tuốt”, những con người hoàn hảo luôn có những quyết định đúng đắn và có nhiệm vụ truyền cảm hứng cuộc sống cho các học sinh. Tuy nhiên, sự thực thì các thầy cô giáo cũng chỉ là người bình thường như chúng ta thôi và các thầy cô cũng có rất nhiều bí mật “khó nói” đấy nhé. Một nhóm các bạn học sinh Singapore đã phỏng vấn một số thầy cô giáo đến từ nhiều trường khác nhau, và tìm ra những “bí mật” nho nhỏ sau đây.
1. “Tôi sẽ không thừa nhận là mình không biết”
Thầy Mohammad Malek, giáo viên dạy Vật Lý tại một trường cấp 2 thú nhận rằng: “Thầy sẽ không bao giờ nhận là mình không biết câu trả lời cho các câu hỏi của học sinh. Thầy có cách đảo ngược vấn đề rất thú vị. Đôi khi có học sinh nào đó hỏi tôi một câu quá khó, tôi sẽ không để lộ ra là mình không biết câu trả lời. Thay vào đó, tôi sẽ chọn một em học sinh giỏi mà tôi nghĩ em ấy biết câu trả lời.”
Nếu như bạn học sinh này cũng “bó tay”, thì thầy sẽ yêu cầu học sinh tự tìm lấy đáp án giống như một bài tập về nhà. Trong lúc các học sinh tự mình “chiến đấu”, thầy giáo cũng sẽ nghiên cứu câu trả lời và đưa ra đáp án vào buổi học sau. “Chỉ cần các học sinh tôi đang dạy không nhận ra “bí kíp” nho nhỏ này, thì tôi tin rằng phương pháp này có hiệu quả rất tốt đến việc tự học của các em.” – thầy Mohammad bật mí.
2. “Tôi cảm thấy lo lắng khi nghe các học sinh cười sau lưng mình”
Cô giáo dạy Toán – Catherine Chee thường rất lo lắng và tự xem xét lại bản thân xem có làm điều gì sai sót hay không mỗi khi nghe thấy tiếng học sinh rúc rích cười lúc mình viết bảng. Cô tự hỏi không biết quần áo mình có bị lệch hay có gì đó lạ trên mặt mình không.
Video đang HOT
“Mỗi lần chuyện này xảy ra, tôi thường đột nhiên im lặng. Các học sinh nghĩ rằng tôi đang tức giận vì các em ấy cười, nhưng thật ra không phải vậy, tôi chỉ lo lắng thôi. Phương pháp này rất hiệu quả, chỉ cần bạn không nói gì và nhìn vào các học sinh, chúng sẽ yên lặng ngay lập tức.” – cô Catherine nói.
Các thầy cô cũng có những bí mật hết sức thú vị đấy
3. “Tôi có nói xấu học sinh”
Thầy giáo Chin, người không muốn tiết lộ tên đầy đủ, thú nhận rằng đã có lần thầy cho rằng một học sinh của mình bị… tâm thần. Chuyện xảy ra khi thầy mới trở thành giáo viên.
Thầy Chin ngại ngùng kể: “Khi tôi đang giảng bài trước lớp, em học sinh nữ đó lập tức tháo khăn buộc lên đầu, hoặc cầm tóc mình vắt qua vắt lại như đuôi ngựa, hành động cố bắt chước một con búp bê ngoẹo cổ. Điều này khiến tôi thầm nghĩ không biết em ấy có vấn đề gì về thần kinh hay không. Tôi đem chuyện này kể với các đồng nghiệp, họ cười phá lên và rất nhiều người tò mò muốn nhìn cô bé ấy.”
Đến tận bây giờ thầy Chin vẫn không rõ cô học sinh đó làm như vậy là để thu hút sự chú ý hay bị… có vấn đề thật. Tuy nhiên, cô bé đó đã giúp thầy nhận ra rằng mình cần rộng mở hơn với học sinh và đón nhận một vài hành động kì quặc của các em.
4. “Tôi cho phép học sinh gọi mình bằng tên riêng”
Cô giáo Ratna chia sẻ việc cô cho phép học sinh gọi mình bằng tên riêng thay vì chỉ nói “thưa cô” khiến học sinh cảm thấy gần gũi hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc gọi tên riêng sẽ giúp học sinh quên đi cảm giác thầy cô là người “áp đặt” và buộc chúng phải thực hiện các quy định. Bầu không khí thân thiện sẽ khiến các học sinh cởi mở hơn.
“Mặc dù vậy, rất nhiều các giáo viên lớn tuổi và truyền thống đã góp ý với tôi rằng như vậy sẽ rất khó cho tôi quản lý học sinh.”
Qua các lời tâm sự của thầy cô trên, chúng ta đều nhận ra rằng không chỉ có học sinh mới có nỗi lo lắng, khuất mắc hay các vấn đề nan giải. Thầy cô cũng rất khó khăn, thậm chí nhiều lúc còn áp lực bởi chính đám học sinh nghịch ngợm như chúng ta. Vì thế, các bạn cũng thỉnh thoảng nên “hiểu” và “bắt tâm lí” thầy cô của mình đi nha.
Theo PLXH
Trung Quốc: Cô giáo bắt học sinh tự tát nhau để... phạt
Đầu tuần, tờ "Nhật báo Nam Kinh Hiện đại" đăng tin: một giáo viên ở Trung Quốc bị tố cáo đã bắt học sinh tự tát vào mặt nhau để tự trừng phạt thói vô kỷ luật của các em.
Ngày 16/12, anh Hu - người chú của một học sinh có tên Xiao Xue, 9 tuổi, học lớp 2 trường Oriental (ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) thấy trên mặt cháu mình có nhiều vết lằn đỏ nên mới gặng hỏi chuyện.
Em Xiao Xue kể rằng cô giáo Gu đã bắt một bạn trai học cùng lớp tát vào mặt em vì tội vô kỷ luật. Nhưng Xiao Xue không nói rõ đã bị tát bao nhiêu cái, chỉ nói rằng bạn thôi tát khi mặt em đã đau rát.
Anh Hu liền gọi điện thoại hỏi cô giáo Gu. Cô Gu thừa nhận hành động đó song cho rằng làm như thế tốt cho học sinh. Sau khi bị phản ánh lên ban giám hiệu nhà trường thì cô Gu mới chịu xin lỗi.
Anh Hu không cho Xiao Xue đi học nữa vì sợ cháu mình bị tổn thương thêm về tâm lý. Anh Hu cũng cho biết rằng cháu anh không phải là nạn nhân duy nhất.
Cô Shi Yongju, hiệu trưởng trường Oriental, nói: "Chúng tôi lấy làm xấu hổ vì vụ việc này. Chính tôi cũng thấy không thể chấp nhận được hành động đó".
Cô Shi Yongju cho hay không nắm rõ đã có bao nhiêu em học sinh bị trừng phạt như thế. Cô chỉ thấy 3 em trên mặt có vết lằn đỏ và các em này đều đã được đưa đến bệnh viện khám, trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý.
Cô giáo Gu và hiệu trưởng Shi Yongju đều bị tạm đình chỉ công tác. Ông Qian Chunying, làm việc tại Sở giáo dục địa phương cho biết: "Hành vi của cô giáo Gu là vi phạm pháp luật. Sở chỉ thị cho trường giáo dục lại đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên và sẽ thu hồi lại giấy phép hoạt động của trường nếu như không xử lý nghiêm vụ việc này."
Theo ĐVO
Tất bật đón Ngày Nhà giáo VN 20/11 Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang cận kề, các hoạt động thi văn nghệ, thể thao... đón ngày "Tết" thầy cô đang diễn ra sôi nổi tại nhiều điểm trường học. Có mặt tại điểm Trường THPT Giá Rai (thị trấn Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) vào ngày chủ nhật vừa rồi, phóng viên Dân trí ghi nhận không khí tại...