Những bệnh ung thư dễ tấn công đàn ông
Tìm hiểu để phát hiện, giúp gia tăng cơ hội bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ung thư là điều cần thiết.
Ảnh: Shutterstock
Tuyến tiền liệt. Dấu hiệu để nhận biết ung thư tuyến tiền liệt thường không rõ ràng. Để chắc chắn, cần thực hiện khám trực tràng. Loại ung thư này được nghi ngờ có liên quan đến PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt). Kháng nguyên này được sản xuất tự nhiên trong tuyến tiền liệt nhằm giúp hóa lỏng tinh dịch. Nếu phát hiện PSA cao hơn bình thường thì nên cảnh giác. Ngoài ra, “không nên nhầm lẫn ung thư tuyến tiền liệt với các biểu hiện: tiểu nhiều, gắt, tiểu ngập ngừng…, bởi những dấu hiệu này có thể liên quan đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc hẹp niệu đạo”, Christopher Saigal, bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu tại Đại học California – Los Angeles (UCLA), Mỹ cho biết.
Phổi. Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến, nhưng thường được phát hiện khá muộn vì các dấu hiệu ban đầu khá giống một số bệnh thông thường như dị ứng, cảm lạnh và cúm. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong cao cho nam giới. Ung thư phổi thường chỉ được phát hiện khi người bệnh nghi ngờ và bác sĩ yêu cầu chụp X quang phổi để kiểm tra. Ezra Cohen, bác sĩ tại Đại học Y khoa Chicago (Mỹ), phân tích dấu hiệu để nhận biết ung thư phổi là ho kéo dài, về sau có thể ho ra đờm hoặc máu, chán ăn và sụt cân, mệt mỏi, khó thở, tức ngực.
Đại trực tràng. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên là đại tiện ra máu, không đau, máu sẫm màu, phân có chất nhầy. Kèm theo đó là các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đau hậu môn dai dẳng, muốn đại tiện, sau khi đi xong vẫn còn cảm giác phải đi lần nữa, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, đầy hơi, chán ăn. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, trĩ, rò hậu môn, kiết lỵ, polyp đại tràng; vì vậy cần làm các xét nghiệm để biết chính xác. Theo bác sĩ chuyên khoa Ruột và dạ dày của Trung tâm ung thư Fox Chase ở Philadelphia (Mỹ), hơn một nửa trường hợp bị ung thư trực tràng không được phát hiện sớm, nên khi thấy một trong những dấu hiệu mang tính chất “chỉ điểm”, bạn cần nhanh chóng tiến hành làm các xét nghiệm để có phương pháp trị liệu.
Video đang HOT
Bàng quang. Ung thư bàng quang là loại u ác tính phát sinh tại niêm mạc bàng quang. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 150.000 người tử vong vì căn bệnh này, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 3 – 4 lần so với nữ. Đi tiểu ra máu mà không thấy đau là triệu chứng chính và thường gặp nhất khi bị ung thư bàng quang. Trường hợp máu có trong nước tiểu kèm với đau thường là do nhiễm trùng hoặc sỏi. Đặc điểm nhận dạng thứ 2 là tiểu đứt quãng. Brian Rini, bác sĩ chuyên khoa tại Viện Lâm sàng các bệnh ung thư Taussig (Cleveland, Mỹ), cho biết ung thư bàng quang thường xảy ra sau tuổi 40 và chủ yếu trong nhóm tuổi từ 50 – 70.
Hạch bạch huyết. Giống như các loại ung thư khác, ung thư hạch bạch huyết xảy ra khi các tế bào bạch huyết phát triển và sinh sản mất kiểm soát. Khi bệnh tấn công, người bệnh không thấy đau, hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng sưng lên và không có dấu hiệu giảm đi trong một vài tuần. Ung thư bạch huyết còn có các triệu chứng không đặc hiệu khác, chẳng hạn: sốt, lạnh run, sụt cân không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi đêm, lơ mơ, ngứa ngáy (không phát ban). Xét nghiệm máu là điều cần thiết để xác định mức độ phát triển của bệnh trước khi tiến hành làm sinh thiết.
Theo TNO
Cách phòng chống viêm tuyến tiền liệt
Các chất kích thích như hành lá, tỏi sống, hạt tiêu, ớt sẽ làm giãn nở mạch máu và tắc nghẽn các cơ quan nội tạng, tuyến tiền liệt cũng không ngoại lệ.
1. Rời xa đồ ăn cay
Những người bị viêm tuyến tiền liệt thường có sở thích ăn cay, đến khi phát bệnh nặng mới chịu hạn chế. Tuy nhiên, khi bệnh thuyên giảm, sở thích của họ tái diễn - nguyên nhân quan trọng gây viêm tuyến tiền liệt.
2. Tránh hút thuốc
Mọi người đều biết, hút thuốc có hại cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết nó còn ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt. Thực tế, trong thuốc lá có nhiều chất độc hại như nicotine, hắc ín, nitrosamine, carbon monoxide... Chúng không những trực tiếp ảnh hưởng đến mô tuyến tiền liệt, mà còn tác động đến vòng tuần hoàn máu của tuyến tiền liệt. Nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn.
3. Cai rượu
Chuyên gia cho biết, rượu là đồ uống có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Bình thường mọi người hay thấy hiện tượng vừa uống một chén rượu mặt đã đỏ gay, đấy là kết quả của giãn nở mạch máu do rượu. Đối với các cơ quan nội tạng mà bên ngoài không nhìn thấy, rượu còn gây tắc nghẽn toàn bộ hệ thống, tuyến tiền liệt cũng không ngoại lệ.
4. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ làm tăng tần suất bài tiết nước tiểu, giảm viêm nhiễm đường tiết niệu và kết sỏi. Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất 1 lít nước, ăn nhiều rau xanh để đại tiểu tiện thông suốt.
5. Tránh "chuyện ấy" quá độ
Điều này sẽ giúp bạn phòng chống được tình trạng sung huyết và tắc nghẽn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nam giới cũng không nên ngừng hoàn toàn, bởi dịch tuyến tiền liệt là thành phần chủ yếu của tinh dịch. Cấm quan hệ, dịch tuyến tiền liệt sẽ không thể bài tiết ra ngoài, làm gia tăng nguy cơ tích tụ chất này trong cơ thể. Đặc biệt là với người trên 50 tuổi, chuyện ấy 1-2 lần/tháng là hợp lý.
6. Không ngồi xe đạp hoặc xe máy quá lâu
Nam giới nên hạn chế ngồi hai phương tiện này để giảm ma sát lên tuyến tiền liệt. Nếu phải thường xuyên sử dụng, bạn nên cách 2 tiếng lại dừng vận động 10-15 phút, để cải thiện vòng tuần hoàn máu của tầng sinh môn. Ngoài ra, bạn cũng nên tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Theo VNE
Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Để bảo vệ tuyến tiền liệt, nam giới trên 55 tuổi nên ăn mỗi ngày khoảng 200 g bông cải, 2 quả cà chua tươi hoặc một chén xốt cà chua. Viêm tuyến tiền liệt (TTL) là loại bệnh thường gặp ở đàn ông, phần nhiều do nhiễm khuẩn ở niệu đạo, tinh nang, mào tinh hoàn hoặc các vùng lân cận trực...