Những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến tính cách mà bạn không thể ngờ đến
Đôi khi chúng ta phải chịu một số người có tính khí cục cằn, thô lỗ. Tuy nhiên hành vi của họ có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe mà hoàn toàn không liên quan đến tâm trạng.
Tâm lý có mối liên quan mật thiết đến thể chất con người. Do vậy chúng ta tuyệt đối không được coi thường điều này. Tuy nhiên những vấn đề sức khỏe nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến tính cách? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Khi khả năng sinh sản của phụ nữ ở giai đoạn cuối cùng, lúc này cơ thể sẽ xảy ra sự biến đổi nội tiết tố. Những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh có thể biểu hiện qua những hiện tượng như nhiều mồ hôi kèm theo khó thở, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, thần kinh căng thẳng,…
Trong giai đoạn tiền mãn kinh điều khiến chị em khó chịu nhất đó chính là thường hay lo lắng, tâm trạng thất thường khó kiểm soát. Để giảm nhẹ những triệu chứng này chị em phụ nữ cần dùng những loại thuốc đặc biệt của chứng mãn kinh. Ngoài ra, cần tuân thủ đúng theo chế độ dinh dưỡng, tập luyện, uống các loại vitamin tổng hợp để cơ thể nhanh chóng ổn định và không còn cảm giác khó chịu.
2. Cường giáp
Khi bị cao huyết áp, cơ thể bị nhiễm độc bởi một lượng hormone dư thừa và các quá trình trong cơ thể lúc này sẽ bị kích thích. Trường hợp này bệnh nhân thường là phụ nữ, họ có thể trải qua những cơn nóng giận vô cớ mà không biết rõ lý do là gì.
Cường giáp thường xảy ra ở phụ nữ khiến phụ nữ nóng giận vô cớ – Ảnh Internet
Nếu như bệnh nhân cư xử giận dữ kèm theo những triệu chứng khác như mất ngủ, loạn nhịp tim, đổ mồ hôi hoặc cao huyết áp thì nên đến trực tiếp bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
3. Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến hoạt động của não và gây ra sự mất cân bằng trong sự trao đổi chất. Hậu quả là khiến bệnh nhân trở nên cáu kỉnh, hay “gây hấn” với mọi người. Thậm chí, có thể có những hành động thiếu suy nghĩ nếu lượng đường tăng vọt.
Nếu bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang giữ những chức vụ lãnh đạo thì họ có thể la mắng nhân viên vì những lý do vô lý. Để giảm thiểu việc này bạn cần điều chỉnh tình huống bằng liệu pháp y tế. Điều quan trọng nhất đó là duy trì chế độ dinh dưỡng, theo dõi hàm lượng đường trong máu thường xuyên.
4. Trầm cảm
Video đang HOT
Đa số chúng ta đều coi thường bệnh trầm cảm và cho rằng do tình huống bất chợt gây nên. Tuy nhiên đây lại là một bệnh thực sự cần được lưu tâm bởi trong cơ thể sản sinh ra hormone endorphin, diễn ra sự thay đổi tính cách của mỗi người.
Bệnh trầm cảm xuất hiện theo nhiều chiều hướng khác nhau – Ảnh Internet
Trầm cảm có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau: người thì thường xuyên lo lắng, trường hợp nặng hơn có thể bùng phát những cơn giận dữ. Nếu trầm cảm đã ở mức độ nặng, cần tìm đến các bác sĩ để thăm khám, không nên chỉ đưa ra những lời động viên sáo rỗng.
Lựa chọn đúng phương pháp điều trị sẽ giúp cải thiện tốt các vấn đề sức khỏe. Đồng thời giúp cho người bệnh thoải mái hơn, không còn cảm giác khó chịu, cáu gắt.
5. Những bệnh về gan và túi mật
Bệnh viêm gan, xơ gan khiến bệnh nhân dễ giận dữ và cáu bởi những nguyên nhân rất đơn giản. Với mỗi trường hợp khác nhau bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Do vậy, bạn cần đưa bệnh nhân đến trực tiếp các cơ sở y tế để thực hiện thăm khám và điều trị.
Nếu bạn thấy tính khí của người cao tuổi thay đổi theo chiều hướng xấu thì đó có thể là những biểu hiện của các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp này, hãy thuyết phục họ tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm.
Nắng Mai
"Thực phẩm thuốc" trong điều trị bệnh cường giáp: Ăn uống đúng để giảm nhẹ bệnh tật
Bệnh cường giáp ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều bệnh nhân. Đây là lời khuyên về dinh dưỡng để hỗ trợ bạn trong khi điều trị bệnh.
Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
Cường giáp thuộc nhóm hội chứng tăng chuyển hóa. Tốc độ trao đổi chất cơ bản được tăng lên và quá trình phân giải protein cũng tăng theo.
Do đó, người bệnh cần cung cấp một chế độ ăn giàu calo, hàm lượng protein cao, cacbonat cao và vitamin cao để bù đắp cho việc tiêu thụ và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, hỗ trợ hiệu quả hơn trong quá trình điều trị cường giáp.
Nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị bệnh thông qua chế độ ăn uống
Trong Đông y, giải pháp ăn uống hỗ trợ để điều trị bệnh được gọi là "thực liệu", tức là trị liệu bằng thực phẩm.
Mỗi khi bạn có một căn bệnh nào đó, bạn buộc phải tìm hiểu xem chế độ ăn uống cần phải thay đổi ra sao, nên ăn gì và không nên/hạn chế ăn gì, từ đó có thể hỗ trợ cơ thể phát triển theo hướng nâng cao thể trạng và loại bỏ/giảm nhẹ bệnh tật.
Sau đây là lời khuyên ăn uống dành cho người bị bệnh cường giáp.
1, Tăng lượng calo nhiều hơn bình thường
Chúng ta đều biết rằng khi mắc bệnh cường giáp, cơ thể sẽ tăng chuyển hóa, đó là lý do nhiều người bị gầy/sút cân nhanh hơn. Trong tình huống này, lượng calo ăn vào của mỗi người có thể cần điều chỉnh dựa vào tình trạng thực tế, dấu hiệu lâm sang và khả năng hấp thụ của người bệnh.
Thông thường, một số người sẽ phải tăng lượng calo từ 50% đến 70% so với người bình thường. Mỗi người nên ăn khoảng 12,55 14,64MJ (3000 - 3500kcal) mỗi ngày (bình thường là từ 2000 - 2500 kcal). Tránh ăn quá nhiều trong một lần, thay vào đó nên tăng lượng ăn đúng bữa, 3 bữa ăn chính bình thường, thêm 2 đến 3 lần trong bữa ăn phụ.
Khi điều trị lâm sàng được thực hiện, việc cung cấp năng lượng (calo) và các chất dinh dưỡng khác phải được điều chỉnh liên tục cho phù hợp với điều kiện điều trị thực tế. Việc ăn nhiều hơn bao nhiêu nên dựa vào chỉ số cân nặng của bạn theo hướng dẫn của bác sĩ.
2, Tăng tinh bột (nhóm thực phẩm chứa carbohydrate)
Nếu bạn sút cân nhiều, nên tăng lượng cung cấp carbohydrate một cách thích hợp, thường chiếm 60% đến 70% tổng năng lượng ăn vào trong ngày.
Hàm lượng protein nên cao hơn người bình thường và có thể là 1,5-2g /kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày; không nên ăn quá nhiều protein (chất đạm) từ nguồn động vật bởi vì thịt cá thường có chất kích thích, do vậy thực phẩm động nên chiếm khoảng 33,3% tổng lượng protein (tương đương 1/3 chất đạm động vật và 2/3 chất đạm từ thực vật). Hàm lượng chất béo trong bữa ăn nên duy trì ở mức bình thường hoặc ít béo.
3, Duy trì khẩu phần ăn có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhiều loại
Nên chuẩn bị bữa ăn cho người bị cường giáp với nhiều món ăn đa dạng, chất dinh dưỡng phong phú, tăng cường cung cấp khoáng chất, đặc biệt là kali, canxi và phốt pho, v.v., nếu bị tiêu chảy, bạn càng đặc biệt phải chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp.
Chọn thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C, ăn thêm gan, nội tạng động vật, rau lá xanh tươi với lượng thích hợp và bổ sung các chế phẩm vitamin (dạng thuốc) nếu cần thiết.
Mục đích của liệu pháp dinh dưỡng là điều chỉnh mức tiêu thụ gây ra bởi quá trình trao đổi chất và cải thiện tình trạng của toàn cơ thể thông qua việc bổ sung lượng calo cao, protein cao, vitamin và canxi và phốt pho cao.
Nên lưu ý trong chế độ ăn
1, Công thức 3 thứ nên nhiều, 1 thứ nên hạn chế, 1 thứ phù hợp
Trong đó, công thức 3 nhiều bao gồm: Hàm lượng calo nên nhiều hơn, hàm lượng chất đạm (protein) nhiều hơn, và hàm lượng vitamin nhiều hơn.
Một chất cần hạn chế đó là ít i-ốt
Thứ 3 là bổ sung hàm lượng canxi và phốt pho thích hợp.
2, Tăng số lượng bữa ăn
Để điều chỉnh mức tiêu thụ của cơ thể ở mức hợp lý, mỗi ngày ngoài ba bữa ăn chính, bạn nên tăng cường ăn nhẹ vào giữa giờ, việc này giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóa của cơ thể, bổ sung dinh dưỡng tối ưu hơn.
3, Phân bổ và điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bệnh cường giáp
Thực phẩm nên ăn: Nên dựa theo thói quen ăn uống và chế độ ăn uống thông thường của bệnh nhân, có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột, như gạo, mì, bánh từ gạo, bánh từ bột mì, khoai tây, bí ngô, v.v.
Bổ sung các loại thực phẩm động vật như thịt dê, thịt bò, thịt lợn.
Bổ sung các loại rau củ quả tươi, thực phẩm giàu canxi và phốt pho, chẳng hạn như sữa. Khi bạn có chỉ số kali thấp, bạn có thể chọn các loại thực phẩm giàu kali như cam, táo và các loại trái cây khác.
Thực phẩm nên tránh/hạn chế: Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa iốt như tảo, rong biển, muối iốt, v.v.
Thực phẩm nên ăn ít: Chất xơ. Thực phẩm chứa nhiều cellulose nên được hạn chế ở mức thích hợp. Bệnh nhân cường giáp thường đi kèm với đại tiện nhiều lần hoặc tiêu chảy. Do đó, thực phẩm có nhiều chất xơ nên được hạn chế để giảm tần suất đi đại tiện.
Theo Health/39/nhipsongviet
Những 'đại kỵ' khi ăn tôm không phải ai cũng biết Tôm là món ăn rất bổ dưỡng nhưng lại phải đặc biệt lưu ý khi ăn. Bởi có những người nên hạn chế ăn tôm, hoặc tốt nhất là không ăn trong thời gian có các dấu hiệu sức khỏe không bình thường. Ảnh minh họa: Internet Tôm là một món ăn rất giàu protein, nhưng lại chứa lượng chất béo rất thấp...