Những bất lợi khi học ngoại ngữ hiếm

Theo dõi VGT trên

Tiếng Đức, tiếng Hàn Quốc vừa trở thành ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông. Thực tế hiện nay, ngoài tiếng Anh, các ngoại ngữ còn lại đều gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai đại trà, trong khi đó, bất lợi lớn nhất đối với người học là chương trình học bị cắt khúc.

Những bất lợi khi học ngoại ngữ hiếm - Hình 1

Học sinh lớp chuyên tiếng Hàn, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội trong một giờ học Ảnh: Diệp An

Theo tìm hiểu của phóng viên, Hà Nội đang thí điểm dạy tiếng Đức là ngoại ngữ 1 ở 2 trường THCS là Đống Đa và Trưng Vương, 2 trường THPT là Việt Đức và Kim Liên. Những ngoại ngữ khác như tiếng Trung, Nga, Pháp (không kể hệ song ngữ) chỉ được thực hiện là ngoại ngữ 1 theo chương trình 3 năm ở một số trường THPT, tập trung ở các trường THPT chuyên trực thuộc sở GD&ĐT hoặc các trường đại học (ĐH).

Riêng tiếng Hàn, mới chỉ có duy nhất trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội giảng dạy. Với tiếng Nhật, có 10 trường THCS đưa vào giảng dạy, nên số học sinh của 3 trường tiểu học học ngoại ngữ 1 là tiếng Nhật có thể học tiếp ngoại ngữ này ở cấp THCS có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Cạnh tranh vào đại học

Sự cắt khúc không chỉ diễn ra ở bậc phổ thông mà lên ĐH, cơ hội cho thí sinh học các ngoại ngữ hiếm cũng rất ít. Hiện nay, các trường ĐH mới chỉ tuyển các tổ hợp có môn ngoại ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Video đang HOT

Với tiếng Hàn hay tiếng Đức, mới chỉ có các trường ĐH chuyên đào tạo ngoại ngữ tuyển sinh như trường ĐH Hà Nội, trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội)… Không những thế, với các ngành ngôn ngữ không phổ biến này, đầu vào các trường đều tuyển cả tổ hợp D01 – có tiếng Anh.

Trong đề án tuyển sinh 2020 của trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), do tiếng Hàn chưa được thi tốt nghiệp THPT nên ngành Ngôn ngữ Hàn tuyển sinh các tổ hợp D01 (Toán, Văn,tiếng Anh), D78 (Văn, Khoa học xã hội, tiếng Anh), D90 (Toán, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên). Với các ngành ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Pháp, Nga, dù có được thi nhưng vẫn có 3/4 tổ hợp tuyển sinh lựa chọn môn ngoại ngữ là tiếng Anh (D01, D78, D90).

Tuy nhiên, ngoại ngữ 1 của sinh viên khi trúng tuyển vẫn là ngành ngôn ngữ đã chọn như Pháp, Nga, Trung… Như vậy, dù học tiếng Trung là ngoại ngữ 1 ở phổ thông nhưng lên ĐH, khi chọn ngành Ngôn ngữ Trung, thí sinh vẫn phải cạnh tranh bình đẳng với những học sinh học tiếng Anh là ngoại ngữ 1.

PGS.TS Hà Lê Kim Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, quyết định của Bộ GD&ĐT cho phép tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành ngoại ngữ 1 tại Việt Nam đã mở thêm cơ hội cho thí sinh. Bà nói rằng, ngành ngôn ngữ nào của trường cũng tuyển tổ hợp có môn tiếng Anh và đầu vào đáp ứng được yêu cầu.

Nhưng nếu tuyển được bằng chính ngoại ngữ đó thì sẽ có nguồn tuyển chất lượng tốt hơn, thậm chí là tinh hoa để trở thành các nhà ngôn ngữ học. Theo bà, việc đưa thêm 2 ngoại ngữ không gây thêm áp lực, vì người học được lựa chọn.

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngoại thương, cho hay, tiếng Đức và tiếng Hàn hiện vẫn chưa có trong danh mục tổ hợp xét tuyển của trường, thậm chí ngoại ngữ 2 cũng chưa được. Trường mới đang dạy thí điểm tiếng Hàn như một ngoại ngữ bổ sung.

Tiếng Đức, tiếng Hàn là môn ngoại ngữ bắt buộc có phù hợp?

Nhiều phụ huynh lo lắng trước thông tin môn Tiếng Đức, tiếng Hàn trở thành môn học "bắt buộc" từ lớp 3 đến 12. Các nhà giáo từng thí điểm môn học này nói gì?

Tiếng Đức, tiếng Hàn là môn ngoại ngữ bắt buộc có phù hợp? - Hình 1

Môn Tiếng Đức, tiếng Hàn sẽ được thí điểm tại các trường phổ thông trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Q.A

Thí điểm chứ không phải là "bắt buộc"

Trong tuần qua, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi nghe tin Bộ GD&ĐT sắp đưa môn Tiếng Đức, tiếng Hàn Quốc trở thành môn ngoại ngữ 1 và bắt buộc phải học từ lớp 3. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng đã lên tiếng xác thực về việc này. Đại diện của Bộ GD&ĐT giải thích, Bộ vừa mới ban hành quyết định về việc thí điểm môn Tiếng Đức, tiếng Hàn trở thành một trong các ngoại ngữ 1.

Cụm từ "bắt buộc" không có nghĩa trở thành môn học bắt buộc với học sinh từ lớp 3 mà là một trong những ngoại ngữ được chọn làm ngoại ngữ 1. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông cùng với các ngoại ngữ khác như Anh, Trung Quốc, Pháp...

Theo Bộ GD&ĐT, nội dung cơ bản của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn, tiếng Đức giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới; hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Việc này giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về các nền văn hóa khu vực các quốc gia nói Tiếng Đức, Tiếng Hàn. Từ đó góp phần hình thành thái độ và tình cảm tích cực đối với các nền văn hóa này để họ thêm trân trọng giá trị văn hóa Việt Nam...

Sau thời gian thí điểm dạy Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.

Để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD&ĐT quyết định thí điểm dạy Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc thí điểm Tiếng Đức, tiếng Hàn sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD&ĐT. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện này để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Học sinh có thêm nhiều lựa chọn

Là người có kinh nghiệm trong công tác tổ chức dạy Tiếng Đức, tiếng Hàn trong nhà trường, thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) lại khá ủng hộ việc thí điểm của Bộ GD&ĐT. Theo thầy Quốc Bình, chúng ta đang bước vào thời kỳ toàn cầu hóa nên ngoại ngữ rất quan trọng, nếu tập trung nhiều vào Tiếng Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp, Nhật... là chưa đủ. Còn đối với Đức, Hàn Quốc là 2 quốc gia chúng ta có quan hệ về nhiều mặt. Nếu trở thành ngoại ngữ 1, dù trở thành ngoại ngữ 1 bắt buộc nhưng vẫn là lựa chọn từ học sinh. Ở nhiều nước còn có thêm quy định ngoại ngữ 2, ngoại ngữ 3 nữa chứ không riêng gì ngoại ngữ 1.

Theo thầy Quốc Bình, việc dạy Tiếng Đức trong trường học không phải là chuyện hiếm, bởi tại Hà Nội có một số trường dạy tiếng Đức có nhiều học sinh tham gia như THPT chuyên ngữ, THPT Việt Đức. Một số trường THCS cũng triển khai dạy ngoại ngữ 2 tiếng Đức và cả thí điểm Tiếng Hàn. Ở giai đoạn thí điểm của Bộ GD&ĐT thì phụ huynh cứ yên tâm, không nên hiểu theo nghĩa "bắt buộc", là bắt buộc học ngoại ngữ chứ không phải là bắt buộc phải học môn đó, lựa chọn hay không là do học sinh.

Việc tổ chức thí điểm, theo thầy Quốc Bình, chỉ tổ chức khi nhà trường có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và học sinh theo học. Ví dụ như Trường THPT Việt Đức nếu như năm 2008 chỉ có 20 - 30 em học Tiếng Đức, đến năm 2018 đã có khoảng hơn 100 học sinh theo học... Trước chỉ học 2 tiết/tuần, sau này các em tự nguyện 6 - 8 tiết/tuần. Chúng tôi còn tư vấn các em học Tiếng Đức để có thêm văn hóa của nước ngoài, vốn ngoại ngữ, đi du học... Trước kia, mở ra Tiếng Hàn là khá lúng túng vì thiếu giáo viên. Có năm Tiếng Đức có học sinh nhiều quá cũng rơi vào tình trạng thiếu giáo viên.

"Có 7 ngoại ngữ để học sinh lựa chọn, đa dạng. Về mặt thuận lợi, xu hướng toàn cầu hóa, cha mẹ học sinh có kiến thức và hiểu biết, các nhà trường đã có cơ sở vật chất, có điều kiện về đội ngũ giáo viên. Có sự chuẩn bị tốt thì triển khai thí điểm rất thuận lợi. Bộ GD&ĐT cũng đã có bộ tiêu chí để thẩm định. Thí điểm không có nghĩa là ào ạt, chỉ có trường có nguyện vọng thí điểm có kế hoạch, lấy ý kiến phụ huynh, khi có đủ học sinh thì được Sở phối hợp để triển khai. Không có khó khăn gì lắm, vì chỉ là thí điểm và chỉ có thể ở là một số trường nào đó", thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ.

Ngày 9/2/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) môn Tiếng Hàn, Tiếng Đức - ngoại ngữ 1 hệ 10 năm thí điểm. Trong phần đặc điểm môn học có nêu rõ: Môn Tiếng Hàn là ngôn ngữ 1 "bắt buộc" trong chương trình GDPT, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Bộ GD&ĐT cho biết, sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ sẽ đ.ánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học Tiếng Hàn, Tiếng Đức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phát hiện 1 sao nữ Vbiz làm trái quy định khi đến dự cưới Midu và Minh Đạt?
20:10:21 30/06/2024
Hoa hậu Khánh Vân và chồng sắp cưới: Dính như sam suốt 5 năm trong mọi hoạt động
20:00:13 30/06/2024
Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?
16:22:11 30/06/2024
Nữ nghệ sĩ Việt đình đám: Đang có chồng vẫn làm đám cưới với người khác, U50 trẻ đẹp, tài sản khủng
19:42:39 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Cãi nhau với chồng tôi bỏ đi và tắt cả điện thoại, sáng mở lên đã thấy 23 cuộc gọi nhỡ, về nhà thì thấy phông rạp đã dựng, một cái đám tang trong hối hận
17:46:13 30/06/2024
Nhân vật được nhắc tên nhiều nhất sau tập 1 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Đẹp, tài năng, đời tư siêu kín tiếng
20:04:08 30/06/2024
Triệu Lộ Tư bị "sao nhí đẹp nhất Trung Quốc" vượt mặt, nỗ lực "đổ sông đổ bể"
16:25:32 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

NSƯT Chí Trung hạnh phúc thông báo tin vui

Sao việt

22:25:16 30/06/2024
Sáng 30/6, NSƯT Chí Trung đăng khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình và thông báo vừa chào đón thành viên mới là cháu nội thứ 2.

Đặc sắc đêm trình diễn áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc

Thời trang

22:23:51 30/06/2024
Nhà thiết kế Nguyễn Lan Vy và Hội Việt - Hàn mang đến bộ sưu tập áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc có chủ đề Sắc hoa hội tụ với nhiều màu sắc, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.

Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'

Tv show

22:07:26 30/06/2024
Tự Long lớn giọng vì lo lắng phần đồng diễn đầu thất bại. Anh nhắc nhở Tuấn Hưng vì ca sĩ đàn em là ca sĩ lâu năm nhưng chưa thuần thục động tác

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

Tin nổi bật

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

Elden Ring bất ngờ được mở đường để làm phim, chỉ cần duy nhất một điều kiện

Mọt game

21:48:39 30/06/2024
Việc chuyển thể các tựa game lên phim ảnh đang ngày càng trở nên phổ biến cũng như mang tới thành công cho không ít thương hiệu. Không quá khó để lấy ra các dẫn chứng trong thời gian gần đây.

HLV Slovakia tuyên bố sẽ làm nên 'cơn địa chấn' trước tuyển Anh

Sao thể thao

21:32:50 30/06/2024
Cuộc so tài Anh - Slovakia diễn ra lúc 23h tối nay (30/6). Mặc dù bị đ.ánh giá thấp hơn nhưng HLV Slovakia tuyên bố vẫn sẽ chơi tấn công trước Anh và sẽ làm nên cơn địa chấn.

Điều tra vụ người đàn ông đi xe máy b.ị đ.âm gục từ sau lưng

Pháp luật

21:29:38 30/06/2024
Người dân phát hiện người đàn ông nằm gục trên đường ở TP Phan Thiết với vết đ.âm chảy nhiều m.áu ở lưng. Công an đang tiến hành điều tra vụ việc.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 49: Vũ tuyên bố thắng Nghĩa

Phim việt

20:54:57 30/06/2024
Trong trích đoạn giới thiệu Trạm cứu hộ trái tim tập 49, sự tự tin của Vũ trước Nghĩa giờ đã có cơ sở chứ không còn mông lung trong tư tưởng như trước nữa. Vũ (Thanh Long) và Nghĩa (Quang Sự) hẹn gặp nhau trong sân tập b.ắn cung.

Xuất hiện phim ngôn tình Hoa ngữ ngọt như mía lùi, nhìn cặp chính chỉ muốn xin vía yêu

Hậu trường phim

20:53:00 30/06/2024
Mới đây, cái kết HE của bộ phim ngôn tình Tôi ở đỉnh cao đợi cậu đã được leak lên mạng xã hội và thu hút nhiều sự chú ý.

Tôi được nhắc đến nhiều mỗi lần đám bạn nhậu của chồng tụ tập

Góc tâm tình

20:11:44 30/06/2024
Họ bảo tôi hay kêu ca, không cho chồng đi quá nhiều so với các bà vợ khác, có phải tôi quá ghê gớm và ích kỷ không?Vợ chồng tôi bằng t.uổi, học chung từ thời cấp ba,

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

Thế giới

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.