Những bản sao kỳ quan thế giới ở Trung Quốc
Nhiều phiên bản kiến trúc là di sản thế giới được xây dựng ở Trung Quốc nhằm thu hút khách du lịch và nhà đầu tư.
Một nông dân vác bồ cào đi bộ trên con đường bùn đất ngang qua “tháp Eiffel” ở khu đô thị Tianducheng thuộc thành phố Hàng châu, tỉnh Chiết Giang. Tianducheng bắt đầu được xây dựng vào năm 2007 và được biết đến như bản sao của thành phố Paris với tháp Eiffel cao 108 m cùng nhiều công trình có kiến trúc kiểu Pháp.
Khu vực này được thiết kế làm nơi ở cho ít nhất 10.000 người nhưng hiện Tianducheng vẫn hoang vắng. Truyền thông địa phương gọi nơi đây là “thị trấn ma”. Ảnh: Aly Song/reuters.
Con kênh chảy qua trung tâm làng Florentia ở quận Vũ Thanh, ngoại ô thành phố Thiên Tân. Trung tâm mua sắm này ước tính trị giá 220 triệu USD được xây dựng trên khu vực trước đây từng là một cánh đồng ngô rộng 200.000 m2. Các công trình mọc lên ở đây nhái kiến trúc của Italy với mái vòm Florentine, những cây cầu, kênh lớn và một tòa nhà giống đấu trường La Mã. Ảnh: David Gray/Reuters.
Các công nhân đang làm việc trên giàn giáo gần bản sao có kích thước thực bức tượng Nhân sư ở công viên tại thành phố Trừ Châu, tỉnh An Huy. Ảnh: China Daily TPX/Reuters.
Video đang HOT
Công nhân Trung Quốc đi qua công trình mô phỏng tháp nghiêng Pisa ở Thượng Hải. Ảnh: China Photos/Reuters.
Du khách tới tham quan bản sao cầu Cảng Sydney và Nhà hát Opera Sydney tại Công viên Thế giới ở Bắc Kinh. Ảnh: David Gray/Reuters.
Khải Hoàn Môn, một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp, xuất hiện tại tỉnh Giang Tô. Phiên bản thu nhỏ này ở Trung Quốc cao 10 m. Ảnh: Stringer/Reuters.
Đền Karnak của Ai Cập với những hình điêu khắc đặc trưng trên các cột chống “có mặt” tại công viên Wanguo của thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Công viên này bị bỏ hoang cách đây 14 năm. Ảnh: Stringer/Reuters.
Phiên bản Nhà Trắng của Mỹ tại công viên Thế giới ở Bắc Kinh. Ảnh: Claro Cortes/Reuters.
Làng Hallstatt của Áo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Một tập đoàn khoáng sản Trung Quốc đã đưa ngôi làng nổi tiếng này về Trung Quốc khi xây dựng một phiên bản mới ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters.
Báo chí địa phương cho biết tập đoàn khoáng sản này đã chi 940 triệu USD để xây dựng công trình gây tranh cãi và hy vọng sẽ thu hút du khách cùng nhà đầu tư. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters.
Bình Minh
Theo VNE
Tượng bị IS phá ở Iraq chỉ là bản sao
Các bức tượng cổ bị các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phá hủy trong đoạn video chỉ là bản mô phỏng, còn các tượng thật được bảo đảm an toàn tại Baghdad.
Các bức tượng IS phá hủy chỉ là bản sao. Ảnh: Telegraph
"Không bức tượng nào bị IS phá hủy là bản gốc", đài Deutsche Welle dẫn lời Fawzye al-Mahdi, người đứng đầu cơ quan quốc gia bảo vệ di tích cổ của Iraq, cho biết.
Theo ông al-Mahdi, các bức tượng là bản sao bằng thạch cao, một số bản gốc quý giá đang được bảo toàn trong Bảo tàng Baghdad, số khác nằm ở bảo tàng của các nước khác trên thế giới.
Atheel Nuafi, người đứng đầu thành phố Mosul, Iraq, nơi đang nằm trong tầm kiểm soát của IS, cũng cho biết hầu hết các tượng cổ bị IS phá hủy là bản sao, nhưng có hai bức là thật.
Tuyên bố của ông al-Mahdi xác nhận thông tin do các nhà khảo cổ về giá trị thực của các bức tượng. Mark Altaweel, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ tại University College, London, Anh, cho rằng có các thanh sắt bên trong các bức tượng, trong khi những tượng thật không có.
Các phiến quân IS cuối tháng trước đăng tải đoạn video cho thấy chúng phá hủy những cổ vật vô giá tại thành phố Mosul, gồm đồ tạo tác từ thời kỳ Assyrian và Hellenistic, niên đại khoảng vài thế kỷ trước Công nguyên.
Giới chức Iraq cho biết các phiến quân quá khích hủy hoại hai thành phố cổ Nimrud và Hatra, các di tích có niên đại hàng nghìn năm. IS tuyên bố chúng phá hủy các biểu tượng văn hóa "vi phạm luật Hồi giáo".
Nhóm phiến quân cực đoan còn được cho là kiếm lời lớn từ việc bán các cổ vật trên thị trường chợ đen. Đây là một trong những nguồn thu chính của IS, cùng với việc bán dầu và gây quỹ từ nước ngoài.
Khánh Lynh
Theo VNE
Mátxcơva đòi bản sao bằng chứng tham chiến của lính Nga ở Ukraine Mátxcơva đã yêu cầu Ukraine cung cấp bản sao các giấy tờ hộ chiếu, thẻ căn cước mà Tổng thống Petro Poroshenko hôm qua khẳng định là của lính Nga tham chiến tại miền Đông. Tuy nhiên, Kiev vẫn chưa đáp ứng yêu cầu này. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trưng bằng chứng lính Nga tham chiến ở Ukraine. (Ảnh: Facebook) Hãng tin...