Những bài viết đã thắp lên ngọn lửa yêu thương, thắm đượm nghĩa tình thầy – trò
Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường thân yêu đã nhận được nhiều tình cảm của giáo giới và xã hội. Đây là những kỷ niệm đẹp về mái trường, đã và đang chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa.
Giờ lên lớp của cô trò Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT), ông Đặng Văn Bình, cho rằng: Đây thực sự là những bức tranh sống động tô điểm lại tình cảm tốt đẹp của học sinh, đối với các thầy cô và mái trường mến yêu.
Giá trị thông tin của những bài viết thật sống động, giàu tình cảm, đáng quý và rất đáng trân trọng. Cuộc thi thực sự đã góp phần nâng cao nghĩa thầy trò, mang tính giáo dục cao, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với trường, lớp và thầy cô.
Thầy cô là người chắp cánh cho những thế hệ học trò bay cao, bay xa
Thật xúc động khi được đọc những bài viết trong đó là hình ảnh những em học sinh ngày đầu tiên cắp sách đến trường, giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè. Đó là những năm tháng qua gắn bó với của cả thầy cô và học trò trong một mái trường với những kỷ niệm của một thời không thể nào quên, đong đầy hạnh phúc.
Đó là những ngôi trường, lớp học gắn bó tuổi học trò với những vui buồn, chắp cánh cho ta trưởng thành. Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Thầy cô giúp ta trưởng thành, thầy cô chính là những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình.
Là Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh được coi như Việt Nam thu nhỏ với núi cao, đảo xa và đô thị phát triển, nhà giáo Nguyễn Thị Thúy đã cảm nhận được sự trân quý của những tình cảm, kỷ niệm về mái trường và thầy cô. Bà chia sẻ: Thầy cô cũng chính là người giúp ta nuôi dưỡng những ước mơ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Mái trường và thầy cô là những mảnh ghép của bức tranh sống động về tình nghĩa thầy trò.
Video đang HOT
Giờ lên lớp của cô trò học sinh dân tộc vùng cao Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Chính vì thế kỷ niệm với mái trường luôn là dấu ấn đẹp trong lòng mỗi người. Ở nơi đó, thầy cô chính là cha mẹ thứ hai, gắn bó chia ngọt sẻ bùi cũng học sinh. Thầy cô chính là những người giữ lửa và thổi ngọn lửa đam mê, khát vọng học tập và lao động bùng cháy trong mỗi học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì thế, thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi mái trường là “ngôi nhà thứ hai” của mỗi con người. Bởi ở đó chúng ta được tiếp nhận tri thức, được rèn luyện đạo đức, nó còn là nơi gieo mầm ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, cho ta cảm nhận được tình thầy trò, bạn bè khăng khít. Những bài viết thực sự là tâm sự của các thế hệ thầy trò, đã và đang gắn bó, trưởng thành từ mái trường thân yêu, mãi nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc để bước tiếp trên đường đời đầy gian nan, thử thách.
Ước gì không có lớp chọn!
Một số thầy cô dạy lớp đại trà có lúc cảm thấy cô đơn trong mỗi giờ lên lớp, nói nhẹ học sinh không nghe, dạy thì học sinh không học, la rầy thì không được phép.
Cho dù từ lâu ngành giáo dục đã bỏ mô hình lớp chọn, lớp điểm trong các trường phổ thông nhưng thực tế nhiều trường học vẫn đang tồn tại mô hình này bằng nhiều hình thức khác nhau.
Lớp chọn có nghĩa là những lớp có nhiều học sinh tích cực trong học tập, em này đua em kia và đương nhiên là lớp học sẽ dễ đi vào quy củ, nền nếp. Những lớp này thường hiếm xảy ra tình trạng học sinh quậy phá và đương nhiên cũng chẳng có thầy cô nào gặp sự cố trong giảng dạy.
Những lớp đại trà, phần lớn là học sinh yếu về học lực, nghịch ngợm nhiều hơn. Từ em này sang em khác dẫn đến lớp thường xuyên mất trật tự, nhiều học sinh không thực hiện yêu cầu của giáo viên trong học tập.
Từ đó, nếu thầy cô không kiềm chế được cảm xúc, có những lời lẽ nóng nảy sẽ rất dễ dẫn đến việc thầy chán trò, trò chán thầy và có khi còn dẫn đến chuyện trò chống đối, không hợp tác với thầy cô đứng lớp.
Những sự cố về tình thầy trò rất hiếm xảy ra ở lớp chọn (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Lớp chọn vẫn đang ngầm tồn tại ở các nhà trường
Dù không nói ra nhưng từ lâu các trường vẫn có những lớp chọn, lớp mũi nhọn và học sinh vào học các lớp này phần lớn là những học sinh có học lực tốt hoặc là những em được phụ huynh gửi gắm.
Vì thế, khi con em mình vào học những lớp chọn nên phụ huynh cũng có một sự đầu tư rất lớn và đa phần cha mẹ rất quan tâm đến việc học tập của con em mình hàng ngày.
Những lớp chọn thường được xếp vào các lớp A1, A2, A3...càng về sau thì thường là những lớp học sinh yếu hơn về học lực nhưng nổi bật hơn về nghịch ngợm, vi phạm nội quy trường lớp.
Học sinh vào học các lớp chọn cũng là một niềm hãnh diện với bạn bè nên các em thường rất cố gắng học tập để bằng các bạn trong lớp. Chính vì đây là những em học giỏi, ít quậy phá và được quản lý, đầu tư tốt của gia đình nên các em thường rất chăm chỉ, tích cực học tập.
Cũng vì vậy, những học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi cũng chủ yếu rơi vào các lớp chọn, rất hiếm có trường hợp lớp đại trà- đó là một thực tế mà rõ nhất là khi học sinh bước vào cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Những thầy cô dạy các lớp chọn phần lớn là những thầy cô tổ trưởng chuyên môn hoặc là những người thân thiết của lãnh đạo nhà trường.
Họ dạy các lớp này rất nhẹ nhàng, không mất sức sau mỗi buổi dạy mà uy tín được tăng lên bởi các phong trào học tập, thi đua, thi học sinh giỏi... thì đều là học sinh lớp chọn của trường tham gia và đạt giải.
Năm này qua năm khác, những thành tích nối tiếp thành tích, những thầy cô dạy lớp chọn càng nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh.
Ở chiều ngược lại, giáo viên dạy các lớp đại trà thì hàng ngày phải đối diện với một bộ phận học sinh không chịu học hành, vào lớp là nói chuyện và rất ít khi ghi chép bài, làm bài tập, thậm chí không hợp tác với thầy cô.
Vất vả, mệt nhọc của người thầy sẽ nhanh chóng tan biến khi vào lớp mà học sinh tích cực học tập nhưng nỗi buồn sẽ đọng lại sau mỗi buổi dạy nếu hôm đó có nhiều học sinh quậy phá, không chịu học hành.
Tuy nhiên, nếu xử lý không khéo thì thầy cô rất dễ bị mang vạ vào thân.
Nhưng, khéo như thế nào đây khi mà điểm số đến thời điểm cho phép thì giáo viên phải hoàn thành nhưng học sinh không chịu hợp tác trong học tập. Cho điểm 0 thì không đành mà còn phải giải trình đủ chuyện.
Lớn tiếng nạt học sinh thì bây giờ không được phép, lỡ may học trò ghi âm thì bị kỷ luật như chơi. Nhưng mềm dẻo thì dễ gì những học sinh này nghe lời...
Nhiều lúc quay lên bảng ghi bài là học sinh ở dưới nói chuyện nhưng rồi cũng phải lờ đi vì những quy định khắt khe của ngành là không được phê bình học trò đã được quy định rõ trong Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hiệu lực từ ngày 1/11/2020!
Chấm dứt lớp chọn sẽ giảm được áp lực cho thầy cô và xã hội ít phải chứng kiến những chuyện buồn giáo dục
Nếu nhà toàn ngành giáo dục bỏ được mô hình lớp chọn trong trường không chuyên sẽ đem lại sự công bằng cho các lớp, cho học sinh và ngay cả với đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường.
Bỏ lớp chọn, học sinh sẽ ít phải học thêm hơn, các em không phải ganh đua với nhau quá nhiều. Trong các lớp học có sự tương quan về học lực. Những em học giỏi có thể cùng chung tay với thầy cô kèm những em học sinh yếu.
Những bạn quậy phá được xếp ngồi chung, học chung, chơi chung với những bạn học giỏi, ngoan hiền sẽ giúp các em kiềm chế được tính cách và có thể cố gắng để bằng bạn, bằng bè.
Bởi, những lớp đại trà học với nhau phần lớn là những em nghịch ngợm, ít có động lực học tập nên học sinh rất dễ buông xuôi để hòa đồng với bạn bè.
Năm này yếu, sang năm cứ thế đuối dần dẫn đến các em mất dần về kiến thức, đến lớp chủ yếu là để gặp bạn bè và chơi với nhau còn học hành thì ít chú trọng vì các em biết rằng kiểu gì thầy cô cũng tổng kết đủ điểm và được lên lớp.
Trong khi, những thầy cô vào những lớp học như vậy cũng chán nản vì chỉ quán xuyến, giữ trật tự lớp cũng mất phần lớn thời gian của tiết học...Trong quá trình giảng dạy thì lớp học thụ động, học sinh ít khi phát biểu xây dựng bài.
Vì thế, một số thầy cô dạy lớp đại trà có lúc cảm thấy cô đơn trong mỗi giờ lên lớp, nói thì học sinh không nghe, dạy thì học sinh không học, la rầy thì không được phép mà không khéo lại mang họa vào thân.
Mỗi năm, Sở, Phòng Giáo dục về các trường thanh tra, kiểm tra nhiều lần nhưng chỉ tiếc lãnh đạo ngành không mấy khi kiểm tra hồ sơ học sinh, học bạ học sinh ở những lớp đầu khối để chấn chỉnh tình trạng lớp chọn ở các trường phổ thông!
Vì thế, lớp chọn vẫn hình thành, duy trì và những bất công, bất cập vẫn tồn tại, vẫn xảy ra hàng ngày.
Nâng cao chất lượng giáo viên mầm non - đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Ngành GD Mầm non đề ra mục tiêu tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; tuyển dụng đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ... Trẻ học tại Trường MN Hồng Ca (Trấn Yên - Yên Bái) trên đường đến trường. Ảnh: Ngọc Dư Đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ trong bối cảnh hội nhập...