Những bài học về sức khỏe không thể bỏ lỡ
Cuốn sách ‘Bác sĩ tốt nhất của nhà mình’ không chỉ là những câu chuyện được góp nhặt từ trải nghiệm của bác sĩ Trần Quốc Khánh, mà còn truyền tải nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh được nhiều người yêu mến gọi tên “ bác sĩ nghìn like” hay “ bác sĩ quốc dân” vì thường xuyên chia sẻ thông tin, kiến thức bổ ích về y khoa. Qua những bài viết trên mạng xã hội, anh lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người, đặc biệt là các bệnh nhân.
Suốt hành trình 10 năm làm nghề, bác sĩ Khánh gặp nhiều trường hợp người bệnh được đưa đến cơ sở y tế khi đã quá muộn. Chính vì trăn trở đó, anh quyết định tổng hợp tất cả bài viết, kinh nghiệm, nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe thường thức để thực hiện cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình.
Cuốn sách không chỉ là những câu chuyện được góp nhặt từ cuộc sống và trải nghiệm của chính bác sĩ Trần Quốc Khánh, mà còn truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa giúp độc giả tự dành thời gian suy ngẫm về thói quen chăm sóc sức khỏe của bản thân và vui sống với tinh thần lạc quan mỗi ngày.
Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình tập hợp những bài viết chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe thường thức. Ảnh: Thu Huệ.
Bác sĩ Khánh sinh ra ở vùng rừng núi xã Thanh Đức (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), một xã rẻo cao, giáp với biên giới Lào. Tuổi thơ anh trải qua quãng thời gian đi học tiểu học cách nhà 18 km. Vì gia cảnh khó khăn, anh còn phải xa cha mẹ từ năm lên 8 tuổi.
Video đang HOT
Vượt qua những thử thách đó, bản thân anh đã nỗ lực không ngừng để được tuyển thẳng vào Đại học Y Hà Nội và bây giờ trở thành phẫu thuật viên thần kinh cột sống tại bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức.
Trong cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình, bác sĩ Khánh đã chia sẻ kiến thức y học thường thức hữu ích như cách phòng tránh ung thư, trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng của rượu bia với sức khỏe, sự cần thiết của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, chế độ ăn uống có lợi, những bài tập về xương khớp và cột sống… giúp người đọc có một cái nhìn đúng đắn về tình hình sức khỏe của bản thân.
Đúng như tên gọi Bác sĩ tốt nhất của nhà mình, cuốn sách như một “bác sĩ” hữu ích cho mỗi gia đình, giúp mỗi thành viên trang bị kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe ở mức cơ bản.
“Tôi tin rằng độc giả sẽ thấy thú vị khi đọc từng trang sách và tự thấy mình trưởng thành hơn nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, để qua đó tự nâng cao sức khỏe cho chính mình và những người thân trong gia đình”, bác sĩ Khánh nói.
Thuộc dòng sách cung cấp kiến thức y khoa nhưng cuốn sách không phải là lý thuyết chuyên ngành, càng không phải phác đồ điều trị, mà đơn giản chỉ là những lời khuyên, chia sẻ từ hiểu biết, kinh nghiệm của bác sĩ Khánh.
Qua từng bài viết, bạn đọc sẽ có thể tự “nội soi” sức khỏe của bản thân. Vì thế, tác giả cũng không quên nhắn nhủ: “Về cơ bản, sức khỏe và cuộc sống do chính chúng ta định đoạt. Xin mỗi người hãy chủ động chăm sóc và gìn giữ sức khỏe của mình thông qua lối sống, vận động thể dục thể thao, đọc sách, nuôi dưỡng đời sống tinh thần và tạo thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm vì đó là con đường bền vững và thông minh nhất để chúng ta khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần”.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh. Ảnh: FBNV.
Bác sĩ tốt nhất của nhà mình được viết bằng văn phong hóm hỉnh, nhẹ nhàng như lời tâm tình cùng độc giả. Bên cạnh việc cung cấp chi tiết kiến thức y học, cuốn sách còn lồng ghép nhiều câu chuyện ý nghĩa khiến mỗi lời tư vấn sức khỏe trở nên sâu sắc, chân thực hơn.
Ra mắt bạn đọc đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh (tháng 6/2021), cuốn sách như một cẩm nang đồng hành và hướng dẫn độc giả trên chặng đường chăm sóc sức khỏe bền vững.
“Kiến thức là biển trời mênh mông còn nhận thức của mỗi con người luôn chỉ là hạt cát nhỏ bé. Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân nhưng nếu mỗi người ý thức được vấn đề để cùng chung tay thực hiện thì trong một tương lai không xa, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người dân sẽ được cải thiện một cách rõ ràng”, bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ.
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp ngành y ở mức cao nhất
Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ Y tế cho biết khi xây dựng chế độ tiền lương mới, Bộ đề nghị Chính phủ tăng chế độ phụ cấp ngành y ở mức cao nhất.
Những thông tin trên là nội dung trong văn bản Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Trước đó, cử tri Thái Nguyên gửi nội dung kiến nghị, trong đó " đề nghị tăng phụ cấp nghề lên 80 - 100% đối với nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh; điều chỉnh tăng phụ cấp thường trực với cán bộ y tế".
Quyền Bộ trưởng cho biết Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nêu rõ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Khi xây dựng chế độ tiền lương mới, Bộ Y tế đã có báo cáo trình Chính phủ, trong đó đề nghị thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với ngành y tế theo tinh thần Nghị quyết 27 và Nghị quyết số 107 của Chính phủ. Ngoài ra, chức danh bác sĩ, bác sĩ Y học dự phòng, Dược sĩ đề nghị xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.
Ngoài ra, Bộ Y tế đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, trong đó đề nghị áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng, y tế cơ sở, đang trình các cơ quan có thẩm quyền để ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc "Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững" diễn ra sáng 21/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, chế độ tiền lương, thu nhập đối với cán bộ y tế còn nhiều khó khăn, thời gian qua, tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khu vực công lập.
Chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành Y tế chưa bảo đảm, chưa tương xứng với quá trình đào tạo và mức độ công việc. Trong khi đó, Nghị quyết số 20-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ quan điểm: " Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt".
Do đó, tại hội nghị, Bộ Y tế đề nghị Chính phủ có chính sách quy định hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt các ngành, chuyên ngành khó tuyển, các ngành phục vụ cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở.
Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ trong đó tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%.
Chính phủ sớm xem xét và ban hành Nghị quyết về giải pháp, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản. Thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế. Chức danh Bác sĩ, Bác sĩ Y học dự phòng, Dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.
Khi nào cần cắt bao quy đầu? Bao quy đầu là vùng da bao quanh dương vật. Vùng da này bao trọn quanh đầu dương vật khi nam giới còn nhỏ và thường sẽ tự động tụt xuống vào thời điểm từ 4 - 5 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bao quy đầu không tự tụt xuống thì có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Trung...