Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công

Theo dõi VGT trên

Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị khám chữa bệnh không mượn máy hoặc đặt máy trong viện khiến người bệnh, các cơ sở y tế “tiến thoái lưỡng nan”.

Để “chia lửa” cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện do thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thì việc xã hội hoá, liên doanh liên kết, đặt máy và mượn máy là một giải pháp.

Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 59 tỉnh, thành đã thực hiện lắp đặt hơn 3.400 máy y tế “xã hội hóa”. Nhưng gần đây, Bộ Tài chính liên tiếp có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khám chữa bệnh không mượn máy hoặc cho phép máy đặt trong viện. Không phải ngẫu nhiên mà đơn vị quản lý tài chính đưa ra yêu cầu này. Tuy nhiên, động thái này khiến người bệnh, các cơ sở y tế và cả nhân viên y tế “tiến thoái lưỡng nan”.

Phóng viên phỏng vấn bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, về những kiến nghị, đề xuất cho việc đặt, mượn máy tại hệ thống bệnh viện công lập.

- Thưa bà, sau một thời gian dài thực hiện, theo bà, mặt tích cực của mô hình xã hội hóa và liên doanh liên kết đặt máy, gửi máy tại các bệnh viện công được thể hiện như thế nào?

Tôi nghĩ ai cũng thấy được lợi ích lớn nhất chính là cho người bệnh. Trên thực tế kinh phí chúng ta đầu tư cho ngành y tế còn rất hạn chế, chưa kể là với những thủ tục; chủ trương cấp kinh phí, dự trù kinh phí để thành lập đề án cho đến lúc tiến hành đấu thầu và mua được máy có thể kéo dài hàng năm trời. Nếu làm một thống kê thì số lượng máy móc, trang thiết bị được các bệnh viện mua bằng t.iền ngân sách hoặc tự chủ bệnh viện chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi bây giờ hơn 90% là máy xã hội hóa.

Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công - Hình 1

Bà Phạm Khánh Phong Lan.

- Có thể nói việc liên doanh liên kết cũng như hợp tác đặt máy và cho mượn máy tại các bệnh viện công đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nói chung, nhưng theo bà, vì sao Bộ Tài chính liên tiếp có công văn yêu cầu không thực hiện máy mượn hoặc cho phép máy đặt trong bệnh viện công lập?

Khi nhìn một sự vật hiện tượng, tôi nghĩ cần phải nhìn nhiều chiều. Việc liên doanh liên kết đặt máy mang lại hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Nhưng đi kèm theo nó là những rủi ro về pháp lý, và đúng như Bộ Tài chính nói là hình thức này chưa được quy định trong pháp luật.

Nhưng điều tôi không thống nhất với Bộ Tài chính là cách giải quyết. Nếu chưa có trong luật, thì hãy tổng kết đ.ánh giá và đưa vào trong luật. Bây giờ chúng ta phải cho nó một cơ sở pháp lý, bởi mục tiêu cao nhất của chúng ta là phục vụ người bệnh.

Một điều băn khoăn nữa là nếu Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị khám, chữa bệnh không mượn máy hoặc cho phép đặt máy trong viện thì liệu Nhà nước có bảo đảm là sẽ trang bị đủ và kịp thời máy móc; trang thiết bị cho bệnh viện đủ đáp ứng được yêu cầu của bệnh nhân hay không? Và đương nhiên nếu như chúng ta cấm trong hệ thống công lập thì sự việc cũng sẽ tái diễn giống như tình trạng thuốc hiện nay.

Video đang HOT

Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công - Hình 2

Hệ thống máy đặt, máy mượn từ các công ty trúng thầu hóa chất hoạt động hiệu quả tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

- Theo bà, điều gì đang cản trở sự quản lý minh bạch các thiết bị xã hội hóa và dịch vụ xã hội hóa?

Theo quan điểm của tôi, chúng ta đang ở một tình thế mà tất cả đều mang tính tương đối. Tôi chọn làm sao để phục vụ cho bệnh nhân được nhiều nhất và đương nhiên tiêu cực tới đâu thì chúng ta là đó xử lý tới đó, nhưng phải có một nền pháp lý rõ ràng.

Còn bây giờ các bệnh viện hầu như ngưng trệ, mua máy mới thì không dám; máy đáng sử dụng thì cũng phập phù không biết tới ngày nào bởi bảo hiểm y tế “khóa van” chi trả đối với bệnh nhân.

- Vậy bà bình luận như thế nào về việc Bộ Y tế, Bảo hiểm Y tế và Bộ Tài chính đẩy “quả bóng” trách nhiệm trong việc tiến hành xem xét, chấn chỉnh lại các liên doanh liên kết và cho mượn máy?

Từ Bộ Y tế cho tới Bảo hiểm cho tới Bộ Tài chính không thấy bộ nào phân tích đ.ánh giá một cách tổng hợp để thấy được là hơn 90% số bệnh viện của chúng ta đang sử dụng máy đặt.

Bây giờ, cứ hết Bộ này, Bộ kia quản không được nhưng mà chỉ đưa ra được những lý giải để trốn tránh trách nhiệm. Bộ Tài chính trả lời không có trong luật. Vậy tại sao hàng chục năm nay hình thức mượn máy, cho phép đặt máy trong bệnh viện vẫn hiện hữu? Nếu trái pháp luật thì tại sao Bộ Tài chính không cảnh báo, không cấm ngay từ đầu.

Còn bây giờ đã cho các đơn vị thí điểm thì anh phải có tổng kết đ.ánh giá, phải kết luận giữa mặt lợi mặt hại, cái nào quan trọng hơn thì chúng ta phải là tiến hành làm. Không phải tự nhiên mà tất cả bệnh viện với một cơ chế như nhau, nhưng có bệnh viện thì lại được nhiều bệnh nhân tín nhiệm. Bởi vì ở đấy không những có bác sĩ giỏi mà còn phải có máy móc trang thiết bị hiện đại và có thuốc tốt.

Tôi không thống nhất với Bộ Tài chính về cách giải quyết. Nếu chưa có trong luật, thì hãy tổng kết đ.ánh giá và đưa vào trong luật. Bây giờ chúng ta phải cho nó một cơ sở pháp lý, bởi mục tiêu cao nhất của chúng ta là phục vụ người bệnh..

- Trong giai đoạn này theo bà thì Bộ Y tế cũng như Bộ Tài chính cần có hướng giải quyết như thế nào để không ảnh hưởng tới quyền lợi của người bệnh bởi trên thực tế thì sự ảnh hưởng này đã và đang xảy ra ở nhiều cơ sở y tế?

Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ Tài chính thử đặt mình vào vị trí người bệnh đi đến khám chữa bệnh và nhận được thông báo bây giờ muốn xét nghiệm phải đi ra ngoài mà làm; phải tự bỏ t.iền túi, thậm chí trả t.iền cao gấp mấy lần. Đây chính là hệ lụy nếu chúng ta tiến hành theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Thêm nữa các bệnh viện từ trước tới giờ vẫn phải chạy đua với quá tải, nếu bây giờ bị ngưng trệ vì những quy định của Bộ Tài chính, Bảo hiểm y tế thì tôi nghĩ sau này chúng ta sẽ phải trả giá.

Tôi nhớ cách đây nhiều năm, tại kỳ họp Quốc hội khóa 13, các đồng chí trong Ban kinh tế Trung ương cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này nhưng tới bây giờ vẫn trôi về đâu rồi.

Ngân sách phân bổ cho y tế đã nâng từ 6,3% lên gần 7,2% (tính đến năm 2020) nhưng nhiều cơ sở y tế còn lạc hậu, thiếu thốn… và phải chi cho y tế dự phòng hơn 20%, ưu tiên cho các vùng sâu vùng xa, cũng như dàn trải cho hơn 60 tỉnh thành. Để “chia lửa” cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện do thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thì việc xã hội hóa, liên doanh liên kết, đặt máy và mượn máy là một giải pháp

- Theo bà nếu duy trì cơ chế máy đặt, máy mượn trong bệnh viện thì mô hình này nên thực hiện theo hình thức nào cho phù hợp?

Thực ra, các hình thức nào đấy chỉ là cái tên gọi thôi. Nhưng chúng ta cần chính thức hóa trong luật để có những ràng buộc nhất định.

Tôi khẳng định, với tình hình ngân sách chúng ta chưa thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm trang thiết bị của các bệnh viện và dù cho có đáp ứng được thì cũng phải mất thời gian cho tất cả thủ tục đấu thầu, lập dự án chưa kể khi chúng ta mua một cái máy sẽ kèm theo chi phí bảo trì, bảo dưỡng rồi thì khấu hao…. một hồi thì nó cũng giống như một doanh nghiệp thôi. Ta hãy tính toán xem là con đường nào có lợi nhất, số t.iền chúng ta chi ra thấp nhất nhưng lo được cho bệnh nhân nhiều nhất.

- Có cần một cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò trung gian để giám sát mối quan hệ này giữa tư nhân vào bệnh viện công không, thưa bà?

Tôi không có ý định là đặt thêm một cơ quan gì nữa. Tôi nghĩ chúng ta có quá đủ rồi là khác. Vấn đề có chịu làm hay không thôi.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tạo động lực tăng trưởng cho vùng, 'cởi trói' cho doanh nghiệp

Ngày 5/12, Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tạo động lực tăng trưởng cho vùng, cởi trói cho doanh nghiệp - Hình 1
Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu, chuyên gia và doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đ.ánh giá cao chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" của Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 cũng như đề xuất nhiều giải pháp cụ thể trong việc khôi phục và phát triển kinh tế thời gian tới.

Trao đổi bên lề Diễn đàn, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Diễn đàn được tổ chức là cơ hội, điều kiện để các đại biểu lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức tài chính trong các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế, thể chế, gói hỗ trợ phục hồi - phát triển kinh tế dự kiến sẽ được thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội tới.

Ông Trần Hoàng Ngân nhận định: Đại dịch COVID-19 đã tác động hết sức nặng nề, nghiêm trọng đến toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng trên nhiều mặt, cả kinh tế, xã hội, sức khỏe và tính mạng con người. Về kinh tế, dịch COVID-19 đã gây ra tổn thất chưa từng có, khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang đặt mức bình quân 7% năm (2018 -2019) giảm xuống 2,91% trong năm 2020 và năm 2021 có thể chỉ tăng trưởng khoảng 2%. Nhưng nặng nề nhất là dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của người dân Việt Nam với con số t.ử v.ong hàng chục nghìn người, trong đó 70% là tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Diễn biến của dịch vẫn sẽ tiếp tục phức tạp, khi trong tuần qua, số ca nhiễm tiếp tục tăng, đặc biệt là số ca t.ử v.ong vẫn cao, đe dọa đến khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian tới. Chính vì vậy, rất cần gói hỗ trợ phục hồi - phát triển kinh tế có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tạo động lực tăng trưởng cho vùng, cởi trói cho doanh nghiệp - Hình 2
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân. Ảnh: Viết Tôn/Báo Tin tức

Theo ông Trần Hoàng Ngân, cuộc khủng hoảng hiện nay xuất phát từ vấn đề y tế, do đó gói hỗ trợ phục hồi - phát triển mới phải đủ lớn để nâng cao được năng lực y tế từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vaccine, thuốc điều trị... và cả cơ chế tài chính, thu nhập của lực lượng y bác sỹ phục vụ tuyến đầu. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ phải đủ rộng để tất cả các đối tượng yếu thế, người bị ảnh hưởng đều tiếp cận được.

Đối với kinh tế, Nhà nước cần gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có nhiều đối tượng được thụ hưởng như giao thông, hạ tầng số, hạ tầng viễn thông, kinh tế số và có tác động dài hạn như các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất lao động trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, không có nghĩa là đầu tư dàn trải mà phải chú ý đến động lực tăng trưởng. Đông Nam Bộ vốn chiếm tới 40% tổng thu ngân sách, riêng Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 27% lại chính là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất và cần có gói hỗ trợ để khôi phục lại động lực tăng trưởng. Cụ thể, cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư đường Vành đai 3 kết nối Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực tăng trưởng cho vùng, khôi phục sự đứt gãy chuỗi hàng hóa, giảm chi phí logistics.

Ngoài ra, cần tính đến gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi "cơn bão COVID-19" như hỗ trợ lãi suất, tiếp cận vốn, về bảo lãnh tín dụng, giúp hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ đến các "vườn ươm" sáng tạo, khởi nghiệp để tạo nên đà phát triển toàn diện hơn cho đời sống kinh tế.

Trao đổi về các nội dung liên quan đến chủ đề của diễn đàn, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phân tích: Năm 2021, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế so với năm 2020. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại các tỉnh thành phía Nam mà Thành phố Hồ Chí Minh là "điểm nóng" nhất đã "vô hiệu hóa" hầu hết các cơ hội tăng trưởng mà doanh nghiệp đang có.
Việc bắt buộc phải áp dụng chính sách chống dịch nghiêm ngặt như cách ly tập trung, phong tỏa vùng đỏ, chốt chặn bảo vệ vùng xanh... gây nhiều khó khăn cho sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước. Các nguồn lực của doanh nghiệp bị đóng băng, không thể lưu thông, thậm chí bị bào mòn do chi phí cố định vẫn phải chi, thậm chí tăng thêm để đáp ứng quy định phòng, chống dịch trong khi doanh thu giảm mạnh hoặc bằng không. Những doanh nghiệp có chi phí cố định lớn và vay ngân hàng càng nhiều thì rủi ro càng cao.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, việc "lệch pha" trong chiến lược "Zero COVID-19" khi thế giới đã chuyển sang thích ứng để phục hồi khiến kinh tế Việt Nam trong quý III/2021 suy giảm nghiêm trọng chưa từng có. Rất may, Chính phủ và các Bộ, ngành đã điều chỉnh chiến lược ứng phó với dịch COVID-19 theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Ngay khi được "cởi trói", các doanh nghiệp đã nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa trong nước cũng như tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu dịp cuối năm. Nhờ đó, kinh tế quý IV/2021 sẽ khởi sắc và bù đắp phần nào những tổn thất trước đó.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, việc khôi phục kinh tế phụ thuộc vào chính sách ứng phó với dịch bệnh. Khi Nhà nước đã xác định thích ứng, chung sống an toàn, tạo điều kiện để các nguồn lực, dòng vốn của doanh nghiệp được lưu thông thì kinh tế sẽ nhanh chóng phát triển theo quy luật thị trường. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn thời gian qua đã đi đúng hướng và từng bước phát huy được hiệu quả. Điển hình như chính sách giãn nợ, khoanh nợ, không để doanh nghiệp rơi vào nhóm "nợ xấu"; hỗ trợ về chi trả t.iền lương, bảo hiểm xã hội giúp doanh nghiệp giảm bớt phần nào áp lực về tài chính.

Về chiến lược phục hồi và phát triển bền vững kinh tế thời gian tới, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền khuyến nghị cần đẩy mạnh đầu tư công bởi việc thực hiện các dự án đầu tư công sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các gói thầu phụ. Đầu tư công cũng kích cầu, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp vào các lĩnh vực khác, thúc đẩy chi tiêu của xã hội.

Song song đó, Nhà nước cần mở rộng nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp tiếp cận phục vụ sản xuất. Tuy nhiên cần có giải pháp để hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất thay vì đầu tư chứng khoán hay bất động sản dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tăng trưởng nóng nhưng không tạo ra hàng hóa cho xã hội. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, để đảm bảo môi trường cho kinh tế khôi phục, cần tiếp tục phủ nhanh vaccine cho toàn bộ người dân, duy trì và phát huy hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân của hệ thống y tế lưu động để giảm số ca t.ử v.ong xuống mức tối thiểu; nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân để có thể sống chung an toàn.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hiện nay tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố cơ bản phục hồi khá tốt. Riêng các doanh nghiệp trong ngành cơ khí - điện đã phục hồi trên 90% công suất hoạt động; thậm chí, có doanh nghiệp đạt trên 100% để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của khách hàng trong dịp cuối năm. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được ban hành trong thời gian qua cũng đã phần nào trợ giúp các doanh nghiệp hồi phục nhanh hơn, nhưng thực sự vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

"Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hiện nay có rất nhiều rồi, vấn đề nằm ở chỗ hiệu quả thực thi chính sách. Doanh nghiệp mong muốn thời gian tới các Bộ, ngành liên quan có giải pháp hiệu quả hơn trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận chính sách dễ hơn, phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng doanh nghiệp", ông Đỗ Phước Tống chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ ngộ độc bánh mì gần 600 người nhập viện ở Đồng Nai: B.é t.rai 5 t.uổi t.ử v.ong
12:45:45 03/06/2024
Dấu hiệu nhận biết nốt ruồi ác tính
13:46:48 03/06/2024
Nước chè có tốt không? có nên uống nước chè hàng ngày?
16:36:27 04/06/2024
Căn bệnh khiến cột sống uốn cong như con rồng
10:28:00 04/06/2024
Loại thực phẩm đàn ông cần bổ sung để tránh rụng tóc, rối loạn chức năng sinh lý
13:15:24 03/06/2024
Ăn 1 mớ rau ở quê mọc um tùm này tốt ngang 'vị thuốc quý'
13:32:46 03/06/2024
Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?
13:38:51 03/06/2024
Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết
06:11:53 04/06/2024

Tin đang nóng

Trấn Thành lại bị phốt vì muốn "riêng tư" khi đi ăn nhà hàng, ép khách xoá ảnh?
16:58:40 04/06/2024
Bạn Đức Tiến hé lộ số t.iền phúng điếu, có phong bì 300 triệu, mẹ ruột được an ủi
18:03:37 04/06/2024
Ai chịu trách nhiệm vụ gạch rơi vào đầu cháu bé ở chung cư FLC Garden City?
20:41:21 04/06/2024
Dàn tượng sáp sao Việt đang gây choáng MXH: Trấn Thành mặt đơ cứng, 1 mỹ nam nổi tiếng nhìn rất "khó hiểu"
17:05:50 04/06/2024
Angela Phương Trinh có hành động thách thức, không hối lỗi dù bị CĐM "tế sống"
21:41:38 04/06/2024
Ninh Dương Story từ chối tham gia sự kiện LGBT vì không phải "mã gen normal"?
17:14:12 04/06/2024
NSND Trọng Trinh lần đầu khoe con trai cả và kể lại mối tình với vợ kém 16 t.uổi
17:15:58 04/06/2024
Bright Vachirawit hát dở khó chấp nhận, xin lỗi khán giả nhưng vẫn muốn hát tiếp
17:27:26 04/06/2024

Tin mới nhất

Ăn gia vị này, giảm mỡ m.áu và đường huyết

22:57:01 04/06/2024
Còn đường huyết cao bất thường có thể tạo nên tình trạng gọi là t.iền tiểu đường, rất dễ tiến triển thành tiểu được type 2, một bệnh mạn tín gây t.ử v.ong sớm và rất nhiều biến chứng.

Cách đơn giản giúp cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh

22:50:05 04/06/2024
Điều đáng sợ nhất trong thời kỳ mãn kinh ở nhiều phụ nữ là phải đối mặt với những tác dụng phụ do lượng hormone sinh sản trong cơ thể suy giảm.

Điểm danh 8 loại trái cây gây chướng bụng mà bạn không nên ăn quá nhiều

22:46:36 04/06/2024
Trái cây tươi nên là một phần trong chế độ ăn uống của bạn bởi chúng rất tốt cho sức khỏe nhưng một số loại cũng là nguyên nhân gây đầy hơi.

Tắm nắng đúng cách để dự phòng thiếu vitamin D

22:43:02 04/06/2024
Việc tắm nắng có thể giúp cho da tổng hợp 90% nhu cầu vitamin D của cơ thể. Mọi người đều nên tắm nắng hằng ngày, đặc biệt là phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.

Uống quá nhiều sữa, chuyện gì sẽ xảy ra với sức khỏe?

22:37:01 04/06/2024
Sữa là thành phần chủ yếu trong nhiều chế độ ăn kiêng, nhưng uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau từ bệnh tim đến tăng nguy cơ gãy xương.

Nguy cơ đột quỵ não từ các động tác 'bẻ' cổ, gập ưỡn cổ, giác hơi trị liệu không đúng cách

22:27:25 04/06/2024
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân có thói quen nhờ người thân giác hơi tại nhà mỗi khi đau lưng, đau vai gáy. Buổi chiều trước khi bị đột quỵ, bệnh nhân đã nhờ người nhà giác hơi.

Một số lợi ích từ chocolate đen với sức khỏe

22:21:10 04/06/2024
Với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như vậy nên từ nay bạn hãy cân nhắc việc thêm chocolate đen vào chế độ ăn hàng ngày của mình và bạn sẽ thấy nhiều điều bất ngờ mà nó đem lại đối với sức khỏe của bạn.

Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở 10 phút do điện giật

22:05:37 04/06/2024
Sau khi cấp cứu ban đầu, các bác sĩ nhận định bệnh nhân cần can thiệp những biện pháp chuyên sâu, ê kíp trực đã nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để tiếp tục điều trị.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng thế nào cho an toàn?

16:31:30 04/06/2024
Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng, đó là tình trạng suy dinh dưỡng đồng thời cùng tồn tại với thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì.

Căn bệnh khiến b.é t.rai đau bụng suốt nửa năm

16:25:49 04/06/2024
Khai thác t.iền sử gia đình cho hay trẻ thường xuyên bị đau bụng khoảng 6 tháng nay. Bệnh viện địa phương chẩn đoán em bị viêm dạ dày và cho uống thuốc theo toa. Tuy nhiên, sau đó gia đình không cho trẻ đi tái khám lại.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vòm họng

16:14:44 04/06/2024
Ung thư vòm họng nếu được phát hiện và điều trị sớm có tiên lượng khá tốt. Cần lưu ý, ngoài các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Bệnh vảy nến có điều trị dứt điểm được không?

13:27:19 04/06/2024
Nguyên nhân gây bệnh là do sự trục trặc về hệ thống miễn dịch nên các tế bào da bị tấn công nhầm lẫn và tạo ra thảm họa tăng sinh, bong tróc.

Có thể bạn quan tâm

Huyền Lizzie xinh đẹp n.óng b.ỏng trong sinh nhật trên du thuyền, xôn xao tình mới lộ diện

Sao việt

22:57:37 04/06/2024
Sáng 4/6, Huyền Lizzie đã hé lộ loạt ảnh trong bữa tiệc sinh nhật sớm của cô được tổ chức trên du thuyền sang chảnh.

Lên Thất Sơn chiêm ngưỡng đồi Tà Pạ

Du lịch

22:46:50 04/06/2024
Núi Tà Pạ (thường gọi là Đồi Tà Pạ) thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh Thất Sơn huyền bí.

K.iếm t.iền rõ đỉnh nhưng Khánh Vy chỉ chuộng sắm váy áo bình dân: Đa phần là local brand Việt

Phong cách sao

22:44:42 04/06/2024
Phú bà Khánh Vy k.iếm t.iền để tậu xe, mua đất, mua nhà... Còn với tủ đồ hằng ngày của nàng lại chỉ chuộng những item đến từ thương hiệu bình dân.

Á hậu Hong Kong thất nghiệp, bị khán giả ghét bỏ vì bê bối tình tay ba

Sao châu á

22:21:07 04/06/2024
Vốn sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào và tương lai trong làng giải trí rộng mở nhưng Á hậu cuộc thi Hoa hậu Hong Kong 2022 Lương Siêu Di tự hủy hoại sự nghiệp bởi bê bối đời tư, ồn ào hậu đăng quang.

Phản ứng của Brad Pitt khi con gái bỏ họ bố

Sao âu mỹ

22:07:58 04/06/2024
Một tuần sau khi Shiloh - con gái 18 t.uổi của Angelina Jolie và Brad Pitt - nộp đơn xin bỏ họ Pitt , một nguồn tin thân cận với nam diễn viên nói với People rằng ông bố 6 con sốc và buồn về sự thay đổi này.

Bắt tạm giam cựu Phó giám đốc một chi nhánh Ngân hàng

Pháp luật

21:54:57 04/06/2024
Theo điều tra ban đầu, trong khoảng thời gian làm Phó giám đốc một Ngân hàng có chi nhánh tại tỉnh Vĩnh Long, kiêm Trưởng phòng giao dịch Nguyễn Huệ (TP Vĩnh Long), Minh đại diện ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản với khách...

Đưa ngư dân bị đứt l.ìa c.ánh t.ay về đất liền điều trị

Tin nổi bật

21:54:41 04/06/2024
Tuy nhiên, do người bệnh có biểu hiện đa chấn thương nặng, nguy cơ suy hô hấp, huyết động không ổn định, các bác sĩ đã ra chỉ định vận chuyển về đất liền điều trị bằng đường không.

Thúy Ngân kể lại cảnh bị 'chồng cũ' Trung Dũng đ.ánh bầm dập ở phim trường

Hậu trường phim

21:52:33 04/06/2024
Vì diễn quá nhập tâm nên diễn viên Trung Dũng lỡ tay đ.ánh khá mạnh vào Thúy Ngân khiến cô ngã gục trên phim trường.

Lý do phương Tây lo ngại Trung Quốc xây dựng cảng chiến lược ven Biển Đen

Thế giới

21:35:00 04/06/2024
Đây là một đòn giáng mạnh vào chiến lược tìm cách phát triển hành lang giao thông của EU sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra.