Những ảnh hưởng đối với não có thể gây ra hội chứng COVID kéo dài

Theo dõi VGT trên

COVID-19 được xem là bệnh về đường hô hấp nhưng tác động của căn bệnh này vượt quá sự tác động đối với phổi.

Những ảnh hưởng đối với não có thể gây ra hội chứng COVID kéo dài - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Tarzana, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Biến chứng rất đa dạng

Kể từ khi đại dịch bùng phát, các nhà thần kinh học đã hiểu rõ rằng căn bệnh lây lan có thể ảnh hưởng đến ngay cả cơ quan quý giá nhất của con người là não bộ. Các biến chứng thần kinh và tâm thần của COVID-19 rất đa dạng và đôi khi vẫn tồn tại rất lâu sau khi bệnh nhân hồi phục. Đây là nhận định của nhà khoa học Serena Spudich được đưa ra trong bài viết mang tên “Perspective” đăng trên tạp chí Science mới đây.

Bà Spudich cho biết nhiều bệnh nhân cảm thấy tuyệt vọng khi không thể quay lại cuộc sống bình thường và việc thiếu hụt những liệu pháp điều trị cho triệu chứng COVID kéo dài khiến họ nản lòng.

Trong 2 thập kỷ qua, bà Spudich đã nghiên cứu sự tác động của virus HIV đối với não bộ và cách thức virus này có thể gây ra hậu quả về lâu dài đối với người mắc bệnh. Sau đó, năm 2020 đã chứng kiến sự bùng phát của dịch COVID-19 và ngày càng có nhiều báo cáo lâm sàng về các bệnh nhân có vấn đề liên quan đến não. Do vậy, nhà khoa học Spudich cũng các cộng sự tại Trường y khoa Yale đã tập trung nghiên cứu về sự tác động của virus SARS-CoV-2 đối với thần kinh.
Ảnh hưởng tới thần kinh

Điều đáng ngạc nhiên là tính không đồng nhất của các triệu chứng mà virus SARS-CoV-2 gây ra. Ngay cả với những trường hợp có triệu chứng nhẹ, COVID-19 có thể gây chứng nhầm lẫn, mê sảng, buồn ngủ, chức năng nhận thức kém, nhức đầu dữ dội và cảm giác khó chịu trên da. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân bị các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ

Các nhà nghiên cứu ban đầu tập trung vào các biến chứng trong giai đoạn cấp tính của bệnh và sau đó họ nhận thấy rằng nhiều biến chứng có thể kéo dài. Theo bà Spudich, hiện có nhiều báo cáo về những người có triệu chứng dai dẳng trong nhiều tháng. Thông thường, người mắc COVID-19 cắt sốt, không còn vấn đề về phổi, song họ lại gặp vấn đề về suy nghĩ, sự tập trung, trí nhớ hoặc gặp khó khăn với những cảm giác lạ và đau đầu.

Video đang HOT

Tổn thương khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức

Vào thời gian đầu của đại dịch, các nhà nghiên cứu lo ngại rằng các triệu chứng thần kinh có thể là do virus SARS-CoV-2 có khả năng xâm nhập và tái tạo trong các tế bào não và trực tiếp làm tổn thương não. Tuy nhiên, phần lớn các bằng chứng hiện tại cho thấy rằng không phải như vậy. Các nhà khoa học đã tập hợp bằng chứng về cách thức bộ não bị ảnh hưởng trong giai đoạn bệnh COVID-19 cấp tính. Bà Spudich cho hay các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra người bệnh bị tổn thương khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức hơn là do virus xâm nhập vào não và giết chết các tế bào ở đó.

Các nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm sự xuất hiện của mầm bệnh trong hệ thần kinh thông qua việc nghiên cứu dịch não tủy (CSF) – chất lỏng xung quanh não và cột sống. Trong số nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên toàn thế giới, rất ít nghiên cứu đã phát hiện ra dấu vết còn sót lại của virus SARS-CoV-2 trong CSF. Hơn nữa, các nghiên cứu khám nghiệm tử thi cũng không tìm thấy virus còn sót lại.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có trường hợp virus tái tạo, COVID-19 vẫn có thể góp phần vào những thay đổi về miễn dịch. Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng các dấu hiệu kích hoạt miễn dịch và tình trạng viêm trong CSF và não có thể dẫn tới các triệu chứng về thần kinh ở bệnh nhân COVID-19. Ví dụ, các tế bào miễn dịch giải phóng một số protein để chống lại sự nhiễm trùng, song những protein đó cũng có thể gây ra các tác động ngoài mục tiêu gây cản trở chức năng thần kinh.

Bà Spudich nhấn mạnh ở một số người mắc COVID-19 và bị các triệu chứng thần kinh, hệ thống miễn dịch đang gây ra những thay đổi trong hệ thần kinh. Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng một số triệu chứng có thể do sự tự miễn dịch gây ra – trong đó hệ thống miễn dịch được kích hoạt để chống lại mầm bệnh xâm nhập, nhưng lại nhầm lẫn các tế bào lành của cơ thể là mục tiêu. Bà Spudich lý giải rằng trong những trường hợp này, hệ miễn dịch hoạt động không như ý muốn và tấn công các tế bào não hoặc tế bào thần kinh ngoại vi, gây ra các hậu quả về thần kinh hoặc tâm thần.

Vẫn còn nhiều ẩn số về cơ chế COVID kéo dài

Sự tồn tại của các vấn đề sau khi bệnh nhân mắc COVID-19 cấp tính rõ ràng là một hiện tượng thậm chí còn khó hiểu hơn. Do biểu hiện của COVID kéo dài không đồng nhất và các thử nghiệm lâm sàng mà bệnh nhân trải qua thường trở lại bình thường nên các nhà nghiên cứu gặp khó khăn. Theo bà Spudich, hầu hết các bệnh nhân đều được bác sĩ tư vấn rằng họ không có vấn đề gì về sức khỏe. Do đó, nghiên cứu của bà và các cộng sự tập trung vào một số nguyên nhân gây ra hội chứng COVID kéo dài.

COVID kéo dài có thể là kết quả của tình trạng viêm thần kinh dai dẳng được kích hoạt trong quá trình mắc COVID-19 cấp tính hoặc do nhiều loại thay đổi khác liên quan đến khả năng tự miễn dịch. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng củng cố cho một trong hai giả thuyết. Do COVID kéo dài biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, nên cần nhiều chuyên gia khác nhau làm việc cùng nhau để hiểu sinh lý bệnh của nó.

Đối với những người bị COVID kéo dài, họ bị giảm khả năng làm việc, chất lượng cuộc sống của họ giảm sút. Số người người đã xin nghỉ việc vì tình trạng này là “đáng kinh ngạc”, do vậy, cần nghiên cứu thêm về hội chứng này. Ví dụ, nếu nghiên cứu phát hiện ra rằng chứng viêm quá mức hoặc sự tự miễn trong não là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng thần kinh lâu dài, thì điều này sẽ giúp các nhà khoa học phát triển các liệu pháp điều trị.

Tìm cách làm sáng tỏ những bí ẩn của virus SARS-CoV-2

Trong phòng thí nghiệm của mình, nhà khoa học Spudich đang tiếp tục sử dụng các công cụ đã được phát triển trong nhiều năm để hiểu rõ hơn về cách thức HIV ảnh hưởng đến não bộ để làm sáng tỏ những bí ẩn của virus SARS-CoV-2.

Thông qua việc xem xét các tế bào và protein khác nhau bao quanh não và có thể đo được trong CSF, nhóm khoa học đang nghiên cứu cách chúng hoạt động khác nhau ở những người bị COVID kéo dài so với những người không bị mắc hội chứng này. Họ cũng sử dụng hình ảnh chụp MRI để nghiên cứu sự khác biệt về cấu trúc và chức năng của não giữa hai nhóm bệnh nhân này. Bà Spudich hy vọng rằng công trình của họ sẽ không chỉ cung cấp câu trả lời cho những người đang phải vật lộn với tác động của COVID-19, mà còn làm sáng tỏ các bệnh truyền nhiễm do virus chưa được hiểu rõ khác như bệnh Lyme do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi gây ra.

Cảnh báo nguy cơ đông máu và chảy máu sau khi nhiễm COVID-19

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nguy cơ hình thành cục máu đông ở phổi tăng lên trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm COVID-19.

Tờ Thời báo Ireland ngày 7/4 đưa tin, một nghiên cứu mới cho thấy những bệnh nhân bị COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ đông máu nghiêm trọng lên đến 6 tháng sau khi nhiễm bệnh.

Cảnh báo nguy cơ đông máu và chảy máu sau khi nhiễm COVID-19 - Hình 1
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nguy cơ đông máu ở những người nhiễm COVID-19. Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển chỉ ra rằng nguy cơ tắc phổi - do cục máu đông trong phổi - tăng lên sau khi bị nhiễm COVID-19.

Đối với huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT - Deep Vein Thrombosis - tình trạng hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu ở chân hoặc các khu vực khác của cơ thể) có nguy cơ tăng lên đến ba tháng và đối với các trường hợp chảy máu lên đến hai tháng.

Từ hồ sơ của hơn một triệu người mắc bệnh COVID-19 và bốn triệu người không bị nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu đã xác định được 401 bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị huyết khối tĩnh mạch sâu, trong khi chỉ có 267 trường hợp trong nhóm kiểm soát (nhóm không bị nhiễm bệnh).

Có 1.761 trường hợp tắc mạch phổi ở nhóm nhiễm COVID-19 và 171 trường hợp ở nhóm kiểm soát, cũng như 1.002 trường hợp chảy máu ở nhóm nhiễm COVID-19 so với 1.292 trường hợp ở nhóm kiểm soát.

Nguy cơ chảy máu

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng gấp 5 lần, nguy cơ tắc phổi tăng gấp 33 lần và nguy cơ chảy máu tăng gần gấp đôi trong 30 ngày sau khi bị nhiễm COVID-19.

Ngay cả trong số những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ, không phải nhập viện, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc phổi cũng tăng lên. Không có nguy cơ chảy máu tăng lên trong các trường hợp nhẹ, nhưng có nguy cơ chảy máu tăng lên trong các trường hợp nặng hơn.

Nghiên cứu trên chỉ dựa trên sự quan sát và theo dõi, vì vậy không thể xác định nguyên nhân.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
01:27:46 16/01/2025
Cảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại họcCảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại học
15:33:26 14/01/2025
Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng việnỨng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng viện
22:37:27 15/01/2025
SEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoánSEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoán
16:57:56 15/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Ông Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữÔng Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữ
16:27:26 15/01/2025
Ứng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân PhápỨng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân Pháp
13:08:50 14/01/2025

Tin đang nóng

Sốc: Triệu Vy là chủ mưu đứng sau đường dây buôn người sang Thái Lan - Myanmar?Sốc: Triệu Vy là chủ mưu đứng sau đường dây buôn người sang Thái Lan - Myanmar?
08:23:54 16/01/2025
Thiếu gia Vingroup - Chồng Á hậu Phương Nhi: Tổng tài 2K hiếm hoi lộ mặt, zoom cận góc nghiêng ngày đi hỏi vợ khiến nhiều người trầm trồThiếu gia Vingroup - Chồng Á hậu Phương Nhi: Tổng tài 2K hiếm hoi lộ mặt, zoom cận góc nghiêng ngày đi hỏi vợ khiến nhiều người trầm trồ
07:29:41 16/01/2025
Soi ảnh cận nhan sắc của mẹ Phương Nhi, hóa ra Á hậu được thừa hưởng visual "đỉnh nóc" từ đây!Soi ảnh cận nhan sắc của mẹ Phương Nhi, hóa ra Á hậu được thừa hưởng visual "đỉnh nóc" từ đây!
07:25:35 16/01/2025
Bắt giữ nghi phạm đâm gục người đàn ông giữa đường ở Hà NộiBắt giữ nghi phạm đâm gục người đàn ông giữa đường ở Hà Nội
08:21:51 16/01/2025
Chuyện gì đã xảy ra với Á hậu Phương Nhi và Hoa hậu Lương Thùy Linh?Chuyện gì đã xảy ra với Á hậu Phương Nhi và Hoa hậu Lương Thùy Linh?
07:35:47 16/01/2025
Sau chuối chiên, Xuân Son lại mê tít một món ăn "quốc dân" của Việt Nam, vừa xuất hiện đã viral khắp MXHSau chuối chiên, Xuân Son lại mê tít một món ăn "quốc dân" của Việt Nam, vừa xuất hiện đã viral khắp MXH
07:55:55 16/01/2025
Mỹ nhân 18+ diễn đỉnh đến mức khiến khán giả ớn lạnh, nhan sắc trời sinh để đóng cổ trangMỹ nhân 18+ diễn đỉnh đến mức khiến khán giả ớn lạnh, nhan sắc trời sinh để đóng cổ trang
06:18:43 16/01/2025
Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"
08:32:11 16/01/2025

Tin mới nhất

Iran thừa nhận từng mua phải bệ đặt máy ly tâm bị Israel gài chất nổ

Iran thừa nhận từng mua phải bệ đặt máy ly tâm bị Israel gài chất nổ

11:26:32 16/01/2025
Ông Zarif dường như đưa ra thông tin này để giải thích cho công chúng Iran về những thách thức mà chính phủ phải đối mặt dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận đường ống khí đốt TurkStream bị tấn công

Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận đường ống khí đốt TurkStream bị tấn công

11:24:06 16/01/2025
Bộ Quốc phòng Nga trước đó cho biết, Ukraine đã nhắm mục tiêu vào trạm nén khí ở vùng Krasnodar của Nga, nơi cung cấp khí đốt cho đường ống TurkStream.
Nga quyền kiểm soát các mỏ lithium chiến lược của Ukraine và tác động với châu Âu

Nga quyền kiểm soát các mỏ lithium chiến lược của Ukraine và tác động với châu Âu

11:21:41 16/01/2025
Hôm 11/1, Nga tuyên bố kiểm soát khu định cư Shevchenko thuộc vùng Donetsk, nơi có một trong những mỏ lithium lớn nhất của Ukraine. Đây là mỏ thứ hai rơi vào tay Nga kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào năm 2022.
Tranh cãi xung quanh việc coi béo phì là một căn bệnh

Tranh cãi xung quanh việc coi béo phì là một căn bệnh

09:36:20 16/01/2025
Các khuyến nghị này hy vọng sẽ giúp xóa bỏ tình trạng đổ lỗi và phân biệt đối xử thường xảy ra xung quanh bệnh béo phì, căn bệnh ước tính ảnh hưởng đến hơn một tỷ người trên toàn thế giới.
7 giờ bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc "nghẹt thở như đi tàu lượn"

7 giờ bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc "nghẹt thở như đi tàu lượn"

09:11:33 16/01/2025
Khác với lần trước, lần này không xảy ra vụ đụng độ nào. Tuy nhiên, theo mô tả của hãng tin Yonhap, chiến dịch bắt giữ nghẹt thở như đi một chuyến tàu lượn siêu tốc .
Chuyện gì xảy ra tiếp theo với Tổng thống Hàn Quốc sau vụ bắt giữ lịch sử?

Chuyện gì xảy ra tiếp theo với Tổng thống Hàn Quốc sau vụ bắt giữ lịch sử?

09:06:28 16/01/2025
Tổng thống Yoon Suk-yeol dự kiến sẽ bị thẩm vấn trong phòng thẩm vấn, với sự có mặt của các công tố viên và điều tra viên.
Tham vọng "thâu tóm" Greenland, ông Trump đánh canh bạc chiến lược

Tham vọng "thâu tóm" Greenland, ông Trump đánh canh bạc chiến lược

09:03:01 16/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đánh canh bạc lớn khi tuyên bố sẽ tìm cách mua hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland.
Vũ khí năng lượng của Trung Quốc phát xung điện từ như vụ nổ hạt nhân

Vũ khí năng lượng của Trung Quốc phát xung điện từ như vụ nổ hạt nhân

08:55:34 16/01/2025
Các nhà khoa học Trung Quốc đã vượt qua những rào cản kỹ thuật trong việc phát triển vũ khí vi sóng nhỏ gọn, mạnh mẽ, có thể tạo ra xung điện từ như vụ nổ bom hạt nhân.
Iran tuyên bố không bao giờ có kế hoạch ám sát ông Trump

Iran tuyên bố không bao giờ có kế hoạch ám sát ông Trump

08:48:03 16/01/2025
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, Tehran chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ có kế hoạch ám sát bất kỳ ai.
Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump?

Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump?

07:38:08 16/01/2025
Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thừa nhận mức độ khó khăn trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Người đàn ông tự thiêu gần nơi Tổng thống Hàn Quốc bị thẩm vấn

Người đàn ông tự thiêu gần nơi Tổng thống Hàn Quốc bị thẩm vấn

07:36:38 16/01/2025
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, nhiều người biểu tình vẫn tập trung bên ngoài trụ sở CIO để phản đối vụ bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Bài toán Trung Đông đầy khó khăn của ông Trump

Bài toán Trung Đông đầy khó khăn của ông Trump

07:36:05 16/01/2025
Trong một Trung Đông luôn nóng và căng thẳng, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phải đối mặt nhiều khác biệt mới với những đồng minh cũ.

Có thể bạn quan tâm

2 hình ảnh hiếm hoi thiếu gia Vingroup tự đăng lên mạng trước khi gây sốt với diện mạo điển trai khi đi hỏi vợ

2 hình ảnh hiếm hoi thiếu gia Vingroup tự đăng lên mạng trước khi gây sốt với diện mạo điển trai khi đi hỏi vợ

Netizen

11:53:06 16/01/2025
Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi (sinh năm 2002) và doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng (sinh năm 2000), con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhận được rất nhiều sự chú ý.
Sao Hàn 16/1: Song Joong Ki nức nở vì phim thua lỗ, Hyun Bin ghen tị với bà xã

Sao Hàn 16/1: Song Joong Ki nức nở vì phim thua lỗ, Hyun Bin ghen tị với bà xã

Sao châu á

11:32:12 16/01/2025
Song Joong Ki bật khóc nức nở vì phim mới thua lỗ trong lúc giao lưu với khán giả, Hyun Bin ghen tị với sự siêng năng của bà xã Son Ye Jin.
Nóng: Song Joong Ki bật khóc giữa chốn đông người

Nóng: Song Joong Ki bật khóc giữa chốn đông người

Hậu trường phim

11:27:34 16/01/2025
Trên mạng xã hội, netizen đang lan truyền khoảnh khắc Song Joong Ki rơi nước mắt trước hiện trạng khó khăn mà Bogota: City of the Lost phải đối diện.
Tết này đổi vị với món gân bò ngâm nước mắm: Mâm cỗ vừa đẹp mắt, ăn lại không hề ngán

Tết này đổi vị với món gân bò ngâm nước mắm: Mâm cỗ vừa đẹp mắt, ăn lại không hề ngán

Ẩm thực

11:23:38 16/01/2025
Khác với những món ăn nhiều dầu mỡ thường thấy trong ngày Tết, gân bò ngâm nước mắm mang đến một trải nghiệm vị giác hoàn toàn mới lạ.
Trang phục tối giản lên ngôi mùa cuối năm

Trang phục tối giản lên ngôi mùa cuối năm

Thời trang

11:14:08 16/01/2025
Sự quyến rũ tối giản quay trở lại thành xu hướng nổi bật nhất mùa thời trang cuối năm. Trang phục tối giản nhấn mạnh vào sự linh hoạt, dễ biến hóa và ứng dụng cho nhiều phong cách khác nhau.
Rút kinh nghiệm từ Tết năm ngoái, năm nay tôi đã lên danh sách "7 thứ không mua" để bảo vệ ví tiền triệt để!

Rút kinh nghiệm từ Tết năm ngoái, năm nay tôi đã lên danh sách "7 thứ không mua" để bảo vệ ví tiền triệt để!

Sáng tạo

11:09:37 16/01/2025
Năm ngoái, sau khi hết Tết, tôi đã nhìn vào chiếc ví trống rỗng của mình và thầm hứa trong lòng: Năm sau chắc chắn mình phải chi tiêu khôn ngoan!
Michelin Guide gợi ý Đà Nẵng là điểm đến ẩm thực phải tới trong năm 2025

Michelin Guide gợi ý Đà Nẵng là điểm đến ẩm thực phải tới trong năm 2025

Du lịch

10:51:36 16/01/2025
Michelin Guide công bố Đà Nẵng là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn năm 2025 cho du khách vừa mê ẩm thực vừa thích khám phá.
Cách sử dụng cà rốt làm đẹp da

Cách sử dụng cà rốt làm đẹp da

Làm đẹp

10:07:58 16/01/2025
Cà rốt là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, nhiều loại trong số đó đặc biệt tốt cho da. Cà rốt chứa rất nhiều vitamin A, C K và chất chống oxy hóa lutein, zeaxanthin cùng với beta carotene mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A rất tốt...
Đen chính thức trở lại đường đua MV Tết, lấy nước mắt khán giả khi kể về bữa cơm của những người con xa quê

Đen chính thức trở lại đường đua MV Tết, lấy nước mắt khán giả khi kể về bữa cơm của những người con xa quê

Nhạc việt

10:07:15 16/01/2025
Sau một năm 2024 làm việc hết công suất với 3 sản phẩm âm nhạc ra mắt, Đen tiếp tục mở bát năm 2025 bằng một bữa tiệc tất niên được anh bày biện mang tên Vị Nhà.
7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

Sức khỏe

09:34:17 16/01/2025
Vitamin C (acid L-ascorbic) là một trong những loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch. Vì cơ thể không tự sản xuất được chất chống oxy hóa này nên phải bổ sung từ thực phẩm giàu vitamin C.
Bố mẹ ly hôn, mỗi lần gọi điện xin bố đóng tiền học, tôi có cảm giác như mình là kẻ mang tội

Bố mẹ ly hôn, mỗi lần gọi điện xin bố đóng tiền học, tôi có cảm giác như mình là kẻ mang tội

Góc tâm tình

08:58:54 16/01/2025
Tiền? Lại tiền? Sao lúc nào cũng tiền tiền tiền thế? Đã không được cái tích sự gì rồi còn suốt ngày tiền! .Em dâu chơi trội biếu bố mẹ chồng 50 triệu đồng ăn Tết khiến tôi muối mặt Dọn phòng ngủ hộ con trai,