Những ai cần tránh xa xôi lạc vào buổi sáng?
Xôi lạc vốn không cầu kỳ nhưng lại đầy đủ chất dinh dưỡng khiến nhiều người sử dụng cho bữa sáng, thế nhưng với nhiều người, xôi lạc không phải là thức ăn an toàn.
Xôi là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn sáng của nhiều gia đình, thậm chí có nhiều người trở thành “tín đồ” của món xôi đặc biệt là xôi lạc. Xôi lạc thường được làm từ gạo nếp bởi trong gạo nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên xôi thường rất dẻo, dính vào nhau.
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất oxy hóa, omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe và là nguồn cung cấp protein tốt nhất trong giới thực vật. Hơn nữa, trong lạc chứa 567 calories và 49,2 gram chất béo nên lạc là sản phẩm giúp no lâu góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân của các chị em ăn kiêng. Thế nhưng, sự kết hợp giữa xôi và lạc có thực sự chiều lòng mọi người hay không?
Tuy nhiên, bổ dưỡng là vậy, nhưng có một số người tuyệt đối không được ăn xôi lạc vào buổi sáng.
Xôi lạc ngon nhưng kén người ăn. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thừa cân béo phì
Hiển nhiên, với những người đã béo, hoặc muốn giảm cân thì nên tránh món xôi lạc bởi xôi lạc cung cấp nguồn tinh bột và đạm béo dồi dào sẽ khiến chị em tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra, nếp là một thành phần “ nóng” nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến bạn bị nóng trong, nóng gan và nổi mụn.
Người có tiền sử bệnh dạ dày
Những người đau dạ dày không thích hợp ăn xôi lạc vào bữa sáng. Bởi lượng tinh bột cao có trong xôi là yếu tố chính gây ra tình trạng này. Ở người bình thường, lượng men tiêu hóa tinh bột khá ổn định, có thể giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi không gặp trục trặc. Tuy nhiên ở bệnh nhân đau dạ dày, lượng enzym tiêu hóa cũng như acid dạ dày thường không ổn định.
Là một trong những loại hạt được nhiều người ưa thích, nhưng tại Bắc Mỹ, trong nhiều trung tâm giữ trẻ và nhà ăn trường học, các cây họ đậu lại bị nghiêm cấm, bởi trẻ bị dị ứng lạc đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1997 (khoảng 1,4% trẻ em ở Mỹ bị dị ứng lạc). Mặc dù, học viện Nhi khoa Mỹ đã hủy bỏ khuyến cáo cho phụ nữ mang thai không nên ăn lạc, nhưng các bà bầu vẫn tránh ăn lạc, đặc biệt là xôi lạc.
Tỷ lệ sốc phản vệ vì dị ứng lạ ở trẻ nhỏ tương đối cao. (Ảnh minh họa)
Có một sự thật không vui rằng, việc ăn lạc trong quá trình mang thai và cho con bú làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo người tiêu dùng phải thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.
Ngoài ra, trong thành phần gạo nếp có chứa nhiều chất béo, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp no lâu. Tuy nhiên, mẹ bầu trong quá trình mang thai thường dễ bị táo bón, nóng trong nên nếu ăn xôi lạc sẽ dễ làm cho hệ tiêu hóa quá tải dẫn đến khó tiêu. Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai ăn nhiều xôi dễ bị tiểu dường thai kỳ không tốt cho mẹ và bé.
Chọn tư thế ngủ phù hợp
Bình thường mỗi người có một phần ba thời gian của cuộc đời để dành cho việc ngủ. Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.
Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên có thể khiến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu giận, mất tập trung, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày, các chứng đau cổ, đau lưng...
Ảnh minh họa
Để có được giấc ngủ ngon, ngoài xây dựng thói quen ngủ - thức khoa học, đúng giờ thì việc hiểu để điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp cũng hết sức quan trọng.
Nằm ngửa: Là tư thế ngủ tốt nhất bởi các bộ phận trên cơ thể được duỗi thẳng, giúp cột sống được thăng bằng, không bị cong, ngăn ngừa đau lưng, đau cổ, giảm đau hông và đầu gối. Khuyết điểm lớn nhất của tư thế nằm ngửa là do không khí qua mũi và miệng bị hạn chế khiến thở khó hơn, dẫn đến hiện tượng ngáy. Do đó, dù nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất song những người hay ngủ ngáy, có vấn đề về mũi hoặc mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không nên lựa chọn.
Nằm nghiêng một bên: Nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng về bên trái giúp cột sống thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, giảm chứng ợ nóng và trào ngược axit. Tuy nhiên, nằm nghiêng thường xuyên cũng dễ gây tê cứng ở vai, dẫn đến căng cứng hàm bên bị tì đè, có thể làm tăng nếp nhăn trên da, đặc biệt là vùng da mặt.
Nằm sấp: Là thư thế ngủ bất lợi nhất bởi có thể dẫn đến đau mỏi cơ thể, các hoạt động của tim, phổi không được thuận lợi. Với trẻ em, nằm sấp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương khớp.
Dựa vào sức khỏe cơ thể để lựa chọn tư thế ngủ phù hợp sẽ góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao sức khỏe.
Mắc nhiều bệnh thuộc 'top tử thần' nếu thường xuyên thức khuya, ngủ muộn Thức khuya đã là một thói quen gây hại sức khỏe, và nếu thường xuyên thức quá 11 giờ thì bạn có thể gặp phải những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Béo phì Việc thức khuya thường sẽ khiến bạn ngủ không đủ giấc. Việc ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm sẽ làm quá trình...