Những ai cần thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt?
Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng paracetamol để giảm đau đầu sau khi uống đồ uống có cồn. Vì sao vậy?
Nguyên nhân thường nhất của sốt là nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng thân nhiệt nhằm thúc đẩy các phản ứng bảo vệ để loại trừ mầm bệnh. Như vậy, sốt không phải là một bệnh, mà là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể của bé đang tích cực chống lại tác nhân gây bệnh.
Thuốc hạ sốt an toàn là Acetaminophen (Paracetamol), tên biệt dược là Hapacol, Efferalgan… Dược chất Ibuprofen (biệt dược Ibrafen, Nurofen, Advil,…) có sẵn trên thị trường cũng có thể giúp hạ sốt; tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Đặc biệt, Ibuprofen cũng không được sử dụng trong sốt xuất huyết vì khiến tình trạng rối loạn đông máu sẵn có trầm trọng thêm, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
Paracetamol có thể dùng cho trẻ nhỏ, người lớn. Nhưng ai là đối tượng thận trọng khi sử dụng?
Những đối tượng này cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng paracetamol để giảm đau đầu sau khi uống đồ uống có cồn. Đó là bởi đồ uống có cồn chuyển hoá qua gan, uống paracetamol cũng chuyển hoá qua gan, nếu uống paracetamol sau khi uống đồ uống có cồn sẽ làm tăng gấp đôi sức làm việc của gan.
T.Nguyên
Theo giadinh.net
Loại thuốc nào gây biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân sốt xuất huyết?
Nhiều người bị sốt xuất huyết nhưng không biết nên tự đi mua thuốc không đúng về uống, gây xuất huyết nặng, thậm chí dẫn tới tử vong.
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có triệu chứng: Sốt cao; nhức đầu; đau cơ, khớp... rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, sốt phát ban nên người bệnh thường tự mua thuốc về uống. Việc dùng không đúng thuốc sẽ gây xuất huyết nặng và có thể dẫn tới tử vong.
Chỉ dùng paracetamol
Khi có dấu hiệu sốt, người bệnh có thể tự uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt được khuyến cáo chỉ sử dụng paracetamol. Đặc biệt, trong thời điểm dịch sốt xuất huyết xuất hiện nếu có dấu hiệu sốt cao cũng chú ý chỉ dùng loại thuốc hạ sốt này.
Bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ được uống paracemol theo đúng chỉ định.
Cách 4-6 giờ mới được dùng thuốc một lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc (vì trong sốt xuất huyết sốt cao thường khó hạ, nhất là những ngày đầu, người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn) dẫn đến quá liều.
Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị nhưng khi quá liều sẽ gây hại gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan). Khi bị suy giảm chức năng gan sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu, càng làm cho xuất huyết thêm trầm trọng.
Không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol. Ngoài uống thuốc cần nới lỏng quần áo và lau mát cơ thể bằng nước ấm.
Tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen
Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, nhưng lại là thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Chính vì tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên thuốc không được dùng cho người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết.
Tuyệt đối cấm dùng aspirin cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Nếu dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh mà người bệnh còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột...
Đối với trẻ em, khi dùng thuốc này còn gây hội chứng Reye ở trẻ. Hội chứng Reye là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan... sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan... Bệnh bắt đầu với triệu chứng thở nhanh và lượng đường trong máu thấp, nôn mửa, thậm chí co giật hoặc hôn mê.
Ngoài aspirin thì tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi trong bệnh sốt xuất huyết. Trên thị trường có một số sản phẩm phối hợp chữa cảm cúm, làm giảm đau có chứa kháng viêm không steroid như là ibuprofen, diclofenac... Vì vậy, người bệnh cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ để tránh dùng phải các thuốc trên.
Hãy đưa người bệnh đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời thì điều trị sốt xuất huyết sẽ đạt kết quả tốt nhất.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết cần tránh Sốt xuất huyết đang diễn biến khó lường với số ca mắc và tử vong tăng cao. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế hiện có tình trạng người bệnh đến cơ sở y tế khi đã muộn hoặc tự ý điều trị bệnh dẫn đến tác hại khôn lường. Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do...