Nhức nhối tình trạng sinh viên “chạy” điểm
Một trong những nguyên nhân khiến giáo dục suy thoái chính là tình trạng tiêu cực trong thi cử, đánh giá. Mặc dù cuộc vận động “hai không” do Bộ GD – ĐT phát động đã đi qua một chặng đường 5 năm, song tình trạng tiêu cực trong thi cử vẫn tồn tại, gây nhiều hệ luỵ khó lường.
Sinh viên trường ĐHSPKT Vinh (ảnh minh hoạ)
1001 kiểu “chạy” điểm
NTL, sinh viên (SV) khoa Lịch sử một trường ĐH lớn trên địa bàn TP Vinh trả lời câu hỏi của tôi về tình trạng tiêu cực trong thi cử một cách hồn nhiên: “Tiêu cực trong khoa bọn em nhiều lắm, từ “chạy” điểm cho đến quay cóp, giở tài liệu trong khi thi, thậm chí cả giám thị cũng “giúp” sinh viên làm bài”.
Tôi nửa tin nửa ngờ, tiếp tục tìm hiểu thì được LTM, trường ĐHCN TPHCM (chi nhánh tại TP Vinh) cho biết: “Không thể tránh khỏi việc “chạy” điểm, có nhiều trường hợp học yếu, nhờ “đi” thầy cô nên không phải thi lại, học lại. Chuyện đó bây giờ bình thường mà”. Rất nhiều SV chúng tôi tiếp xúc đều khẳng định có hiện tượng “chạy” điểm, với rất nhiều “chiêu thức” khác nhau.
NTB, SV khoa Ngữ văn một trường ĐH lớn trên địa bàn TP Vinh tỏ ra nắm rất chắc những “mánh khoé” “chạy” điểm của SV. B. kể: Có nhiều cách để xin điểm. Cách thứ nhất là đến nhà giảng viên đưa quà cáp, phong bì nhờ giúp đỡ; nếu giảng viên chấp nhận thì trong quá trình làm bài thi, SV làm dấu hiệu riêng trong bài, hôm sau thi xong sẽ đưa dấu hiệu đến, giảng viên trong quá trình chấm sẽ tìm bài có đánh dấu và nâng điểm.
Cách thứ hai là tìm cách xin được làm bài tập lớn. Đối với những SV học tập tích cực, trong quá trình thảo luận hay phát biểu sẽ được chỉ định làm bài tập lớn (tiểu luận) thay cho thi. Quy định trong một lớp có khoảng 10% SV được làm bài tập lớn. Hầu hết những ai muốn làm bài tập lớn đều phải “chạy” (ngoại trừ những SV xuất sắc). Sau khi đã nhận quà, giảng viên sẽ tìm cách để cho SV được làm bài tập (chỉ định câu hỏi, hoặc “gà” câu hỏi trước trong giờ thảo luận).
Sau đó, SV được giảng viên gợi ý đề tài, và giúp đỡ trong quá trình làm bài tập lớn. Các bài tập lớn này đều do giảng viên tự chấm, nên cho điểm bao nhiêu là tuỳ ở quyền giảng viên. Khác với bài thi là rọc phách, chấm tập trung nên việc chỉnh sửa điểm khó khăn hơn. S kể trong tâm trạng bức xúc: “Em học khá nên buộc giảng viên phải cho em làm bài tập lớn, nhưng vì em không “chạy” nên chỉ được điểm khá, trong khi đó các bạn khác yếu hơn đều được điểm giỏi”.
Video đang HOT
LNC, SV trường Cao đẳng kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An cho biết: “Nếu thi cử nghiêm túc, lớp em sẽ có khoảng 50% thiếu điểm. Nhưng nhờ biết “quan hệ” với thầy cô nên cũng ổn cả”. C. cho biết: “Nói chung ai cảm thấy thi xong làm bài yếu thì lo mà đi thầy trước đi, chứ để công bố điểm rồi thì không sửa được nữa”.
Các SV mà chúng tôi tiếp xúc đều cho biết: “Nói chung, thường các môn tự luận dễ xin điểm hơn, còn môn thi trắc nghiệm thì khó hơn nhiều vì nhiều câu hỏi, chấm bằng máy”.
Tôi hỏi: “Vậy thi trắc nghiệm thì không có tiêu cực à”, NTB “bật mí”: “Cái khó ló cái khôn” anh ạ. SV có thể đến quan hệ để nhờ giảng viên cho một vài bộ đề (mỗi giảng viên có trách nhiệm ra một số bộ đề để làm ngân hàng câu hỏi), hoặc em còn nghe nói họ “chạy” thẳng ở phòng Khảo thí của nhà trường (nơi quản lý ngân hàng câu hỏi)”.
Hiện nay, trong cơ cấu điểm cho một môn học của SV bao gồm điểm kiến thức, kĩ năng và điểm chuyên cần. Thường các giảng viên muốn “ưu ái” SV thì sẽ nâng điểm chuyên cần.
Chạy điểm, nguyên nhân và hệ luỵ
Ông Lê Thái Sơn, Trưởng Phòng Công tác HSSV trường ĐHSPKT Vinh thẳng thắn: “Hiện nay, một bộ phận SV thiếu lòng đam mê học tập, nghiên cứu, thường tìm đủ mọi cách để được lên lớp. Những em này thường tiếp cận giảng viên để “xin” điểm. Nhưng nếu giảng viên nghiêm túc thì sẽ không có tiêu cực xẩy ra. Tôi cũng đã gặp những SV đến nhà, đưa phong bì nhờ vả. Hôm sau, tôi mang đến trả trước lớp. Từ đó, không có SV nào đến xin xỏ nữa”.
Như vậy, nguyên nhân của tình trạng “chạy” điểm đến từ hai phía, cả SV và giảng viên. Hiện nay, với kiểu tuyển sinh “vơ bèo vạt tép” chạy theo số lượng, tất yếu sẽ có một bộ phận lớn SV học lực yếu kém. Chương trình đào tạo ĐH nặng và khó, năng lực lại rất có hạn, buộc SV muốn trụ lại phải chạy điểm. Một bộ phận SV lại thiếu ý thức phấn đấu, rèn luyện, hoặc mong có con điểm đẹp cho dễ xin việc…Những SV này nếu gặp những giảng viên thoái hoá, biến chất thì hiện tượng “chạy” điểm sẽ diễn ra, và nhà trường cũng khó mà kiểm soát hết được.
Hậu quả của việc “chạy” điểm trong các trường ĐH – CĐ thật khôn lường. Không chỉ tạo ra một thế hệ SV bằng thật, điểm giả hay bằng thật, chất lượng giả sẽ gây hại cho xã hội sau khi ra trường mà còn phá hoại nền tảng đạo đức của giáo dục, triệt tiêu ý thức phấn đấu của những SV tích cực. Một số SV tâm sự đối với những người thầy trong sạch, họ vô cùng kính trọng, còn đối với những giảng viên có thể mua chuộc được thì SV rất coi thường. Hình ảnh người giảng viên bị tầm thường hoá, và tạo ra một thế hệ dối trá trong tương lai.
Giải pháp chống tiêu cực trong thi cử của các trường
Ông Nguyễn Hồng Soa, Bí thư Đoàn trường ĐH Vinh cho biết: “Chúng tôi có nhận được một số phản ánh của SV về việc điểm thi không đúng với kết quả bài làm, hoặc hai SV làm bài tương tự nhau mà kết quả khác nhau và một số thắc mắc khác. Những ý kiến này đều được ghi nhận và xử lý kịp thời, tuy nhiên, chưa phát hiện được tiêu cực trong khâu đánh giá của giảng viên”.
PGS.TS Phạm Minh Hùng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Vinh cho biết: “Nhà trường đã có nhiều giải pháp để chống tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá. Giải pháp cơ bản là tách riêng khâu thi cử ra khỏi khâu giảng dạy. Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục sẽ phụ trách khâu thi cử, với ngân hàng đề thi được bảo mật, độc lập với giảng viên trực tiếp giảng dạy, kể cả hệ đào tạo tại chức. Các khâu coi thi, chấm thi tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc.
Mọi yêu cầu phúc khảo của SV đều được đáp ứng, mặc dù mất rất nhiều thời gian. Những vi phạm bị phát hiện đều bị xử lý nghiêm khắc, không phân biệt là giảng viên hay sinh viên”. Ông Hà Văn Sơn, trưởng phòng Thanh tra nhà trường cho biết: “Năm 2010, chúng tôi nhận được 6 đơn phản ánh tiêu cực, nhưng qua kiểm tra cho thấy một số đơn phản ánh không đúng sự thực”.
Trường ĐHSPKT Vinh cũng đã có nhiều giải pháp để siết chặt kỉ cương thi cử, bảo đảm chất lượng đào tạo. Bà Hoàng Thị Minh Phương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Bên cạnh các giải pháp như thành lập trung tâm khảo thí, khâu kiểm tra đánh giá tiến hành độc lập so với khâu giảng dạy, tăng cường các môn thi trắc nghiệm, thực hiện nghiêm túc khâu coi thi, chấm thi, chúng tôi còn quản lý giờ giấc học tập của SV nội trú, phối hợp với các địa phương để động viên sinh viên ngoại trú học tập, hạn chế sa vào các thói hư tật xấu”.
Mặc dù các trường đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong thi cử, nhưng việc “chạy” điểm vẫn diễn biến phức tạp. Để ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đại học, thiết nghĩ cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, bắt đầu từ khâu tuyển sinh và kiểm định chặt chẽ chuẩn đầu ra của các trường.
Theo Tầm Nhìn
Kiều nữ nhậu thuê
Không biết từ bao giờ, nhậu thuê đã trở thành một "nghề" không giấy phép. "Nhân viên" của nghề này đủ hạng người, nhưng quan trọng nhất là phải biết uống rượu, bia, uống càng nhiều càng tốt.
Nhiều người nghĩ thầm công việc nhậu thuê thật nhàn hạ, nhưng "có ở trong chăn mới biết chăn có rận". Bên cạnh những điều tưởng như dễ kiếm tiền ấy lại là cạm bẫy khôn lường.
SƯỚNG, KHỔ VỚI "NGHỀ"
Trong số những tiếng dzô hào hứng phát ra từ một bàn nhậu tại một nhà hàng khá bề thế trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, chúng tôi thấy có khá nhiều bóng hồng. Nhìn những gương mặt đỏ lựng vì bia rượu của những kiều nữ này cùng những cái ôm, vuốt suồng sã của những người đàn ông chung bàn khiến nhiều người trong quán cảm thấy ái ngại. Trong số đó có không ít người đang làm "nghề" nhậu thuê. K.T.H (ngụ Q5) chia sẻ: "Quê em ở Tiền Giang, nhà nghèo lại đông anh em nên em xuống thành phố phụ dì bán quán cơm. Sau một thời gian, cứ đêm xuống nhớ nhà là em và các bạn lại rủ nhau ra bờ kè uống rượu giải sầu, uống riết thành quen. Sau đó trong nhóm có một người biết nghề nhậu thuê này đã rủ em tham gia. Trung bình một ngày em có thể uống 2 lít rượu đế còn bia thì bao nhiêu cũng được".
Đã quá 12 giờ đêm, nhưng những quán nhậu trên đường Nguyễn Tri Phương, Q10 khách vẫn ra vào nườm nượp. Ngồi sát chúng tôi là bàn của ba thanh niên còn khá trẻ, một trong ba người nói: "Nhậu mà không có đào chán quá, để tao kêu thêm tụi con L. qua ngồi cho vui, mất có vài xị (vài trăm ngàn) chứ mấy". Chỉ chừng 20 phút sau, bàn bên cạnh đã "bổ sung" thêm hai cô gái khá xinh xắn, tóc nhuộm vàng, ăn mặc sành điệu. Họ gọi hai két Sài Gòn đỏ và bắt đầu "đưa cay" túy lúy. Khi đã nhậu sương sương, một trong ba người thanh niên ghé tai cô gái nói nhỏ, chúng tôi chỉ thấy cô gái lắc đầu rồi chỉ tay về bên kia đường. Nhìn theo chúng tôi thấy một người đàn ông đang ngồi ngóng về phía quán nhậu. Người thanh niên nọ có vẻ bực mình, anh ta loạng choạng đứng lên móc trong túi ra hai tờ một trăm ngàn dúi vào tay cô gái. Lập tức hai cô đứng lên bước ra khỏi quán và đi về phía người đàn ông đang đợi, thì ra họ là những cô gái làm nghề nhậu thuê.
BIẾN TƯỚNG VÀ HỆ LỤY
Từ nhậu thuê đến việc qua đêm với khách là một vòng tròn cám dỗ mà nhiều cô gái trong nghề không vượt qua được. Bên cạnh những cám dỗ về vật chất thì những nguy hiểm, tai nạn nghề nghiệp cũng luôn rình rập họ. Hoàng Mai (ngụ Q.Tân Phú) tâm sự: "Mình làm PG cho Công ty THM trên đường CMT8, Q10, phải thường xuyên ngồi với khách trong những quán nhậu để họ có thể nói chuyện với đối tác. Quy tắc của công ty chỉ cho phép bọn mình ngồi với khách tới 11 giờ khuya, nhưng có một lần do vị khách cứ nhất quyết yêu cầu mình ngồi lại thêm 15 phút, nể lời nên mình đồng ý. Không ngờ sau khi uống hết hai chai rượu người khách đó bắt đầu mất kiểm soát và có nhiều hành động khiếm nhã khiến mình phải nhờ bảo vệ của quán can thiệp".
Còn trường hợp của bạn Kiều Thanh (ngụ Q.Bình Thạnh) thì bi hài hơn: "Tôi làm công việc nhậu thuê này đã gần một năm, có lần đi với khách qua quận 1 vào một nhà hàng khá sang trọng để tiếp đối tác. Tuy nhiên, khi mới uống hết chừng một chai rượu Tây thì bỗng cửa bật mở rồi một phụ nữ xuất hiện. Chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao bà ta đã lao vào túm tóc tát tôi tới tấp, kèm theo những câu chửi tục tĩu mặc cho nhiều ánh mắt tò mò nhìn vào. Hôm đó may nhờ có một người bạn giúp đỡ nên tôi mới thoát được".
Đã có khá nhiều vụ xâm hại đối với các trường hợp quá chén và cũng có nhiều cô gái đã phải "ngậm đắng nuốt cay" trả giá đắt cho công việc mà mình chọn lựa. Dù bất cứ lý do gì thì nhậu thuê cũng là một công việc hết sức nguy hiểm, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa mất đi vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.
Theo Pháp Luật TP
Hệ lụy phiền phức khi teen... cả nể Đừng để vì cả nể mà gánh những hệ lụy không đáng có, teen nhé! Cả nể là khi bạn làm một việc chỉ vì không muốn người khác phật lòng và cảm thấy áy náy nếu không giúp người ta mặc dù thật sự không thích làm việc ấy. Người cả nể thường vì nể nang mà không nói ra vì sợ...