“Nhu nhược” ở Libya, phương Tây sắp thua “song tấu” Nga-Thổ vì chính chiến lược cũ ở Syria?
Sự thay đổi đáng ngại nhất đối với phương Tây đó là cuộc xung đột ở Libya có thể giúp Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tác nguy hiểm, sử dụng lại chiến lược ở Syria và chia chiến lợi phẩm cho nhau.
Ván cờ mới Libya
Tổng thống Vladimir Putin đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của Nga ở Libya sau khi vượt mặt phương Tây ở Syria, mở đường cho Tổng thống Bashar al-Assad ghi một chiến thắng quyết định trong cuộc chiến kéo dài 8 năm.
Đây sẽ là vòng đấu mới của ván cờ Trung Đông, nơi Washington dường như một lần nữa lại lui về phòng thủ mà không dám lên tấn công, cây bút Ahmed Aboudouh viết trên tờ Independent.
Một số báo cáo và tuyên bố từ các quan chức Mỹ gần đây tiết lộ rằng người Nga đang sắp xếp lại quân đội, vũ khí và lính đánh thuê để có các bước đi mới ở Libya, gióng lên hồi chuông báo động đối với châu Âu và Mỹ.
Đặc biệt hơn cả, Nga dường như đang thiết lập các quy tắc cho một sự kết hợp chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ như những gì cả hai đã thể hiện rất hiệu quả trong việc phân chia ảnh hưởng ở Syria. Một tình huống biến Mỹ giống như thể một người chơi ngoài cuộc.
Sự hỗn loạn ở Libya kéo dài hơn một năm qua đã tạo thành một môi trường hoàn hảo để Nga bước vào. Sau Syria, Libya là bằng chứng nữa cho thấy chính sách không hành động mà chính quyền Donald Trump đang sử dụng là tài sản chiến lược lớn nhất mà ông Putin có.
Nhà lãnh đạo Nga đang đảm bảo Moscow lấp đầy những khoảng trống mà các cường quốc lớn bỏ lại phía sau.
Video đang HOT
Theo cây bút Aboudouh, sau bốn năm ủng hộ lực lượng của tướng Khalifa Haftar thông qua cả phương tiện ngoại giao và phương tiện khác, Nga đã bắt đầu thúc đẩy lực lượng của mình để định hình kết quả cuối cùng của cuộc chiến Libya.
Trước khi tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào, Nga trước mắt đang cố gắng tạo thành sườn đe dọa NATO từ phía Nam. Động thái chiến lược này chắc chắn sẽ tạo ra tranh cãi ở châu Âu.
Trong nỗ lực thiết lập chỗ đứng ở Libya, Nga được cho là đang tìm kiếm quyền truy cập vào các cảng chiến lược của Libya trên biển Địa Trung Hải để mở đường cho việc mở rộng thêm ảnh hưởng ở châu Phi.
Giới quan sát tin rằng, về lâu dài, người Nga muốn thấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya, nơi vũ khí do Nga khá phổ biến. Libya có thể khôi phục vị thế trước đây như dưới thời chính quyền Gaddafi với tư cách là khách hàng giàu có đối với ngành công nghiệp quân sự của Nga.
Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng mục tiêu của Nga ở Libya là củng cố Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Haftar. Trên thực tế, Nga vẫn đang chơi một trò chơi trung lập với cả hai bên, bước đi cẩn thận và chờ đợi phe chiến thắng cuối cùng (nếu có) để sát cánh.
Nga-Thổ chia đôi quyền lực
Tình hình hỗn loạn ở Libya sẽ tạo điều kiện cho Nga bước vào tăng cường hiện diện.
Sự thay đổi đáng ngại nhất đối với phương Tây đó là cuộc xung đột ở Libya có thể giúp Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tác nguy hiểm, sao chép chính xác chiến lược kết hợp ở Syria trên tất cả các phương diện và chia chiến lợi phẩm cho nhau.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ Chính phủ được Liên Hợp Quốc công nhận ở Tripoli chống lại cuộc tấn công của tướng Haftar, một canh bạc toàn diện mang tầm nhìn sắc sảo của Tổng thống Putin có thể sẽ mang lại điều gì đó cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip hồi đầu năm nay tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ huy động mọi nguồn lực sẵn có để làm thất vọng những ai muốn biến Libya thành một “Syria mới”. Nhưng cây bút Aboudouh cho rằng, ông Erdogan dường như hy vọng về một kết quả tương tự mà Nga-Thổ thực hiện ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phe đối lập Syria được phương Tây hậu thuẫn chống lại chính quyền Tổng thống Assad, trong khi nước này cũng đứng sau ủng hộ một chính phủ Libya được phương Tây hậu thuẫn chống lại một thế lực mạnh mẽ khác của tướng Haftar.
Nhưng, tương tự ở miền Bắc Syria, sự do dự của phương Tây đồng nghĩa với việc Moscow và Ankara sẽ có được ảnh hưởng lớn.
Đây là cách bộ đôi Nga-Thổ Nhĩ Kỳ có thể điều phối trò chơi giành ngai vàng Trung Đông mới ở Libya, ngay cả khi không bao giờ có một hiệp ước chính thức giữa hai quốc gia.
Mới đây, Nga-Thổ đã có với nhau thỏa thuận chiến lược cung cấp hệ thống phòng không S-400 tân tiến. Thời gian trôi qua, niềm tin của Tổng thống Erdogan vào người đồng cấp Nga sẽ tăng vọt, để lại một hy vọng nhỏ bé cho các đối tác NATO trong việc lôi kéo người Thổ trở lại quỹ đạo phương Tây.
Theo nguoiduatin
Nội bộ khủng bố IS lục đục, âm thầm tìm người kế nhiệm mới?
Phản ứng hoài nghi của những phần tử ủng hộ Nhà nước Hồi giáo IS sau cái chết của thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi ngầm báo hiệu những xung đột về việc tìm kiếm người kế nhiệm trong nội bộ tổ chức này.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thủ lĩnh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của quân đội Mỹ, trên kênh chính thức của Nhà nước Hồi giáo không xuất hiện một thông báo gì về cái chết hay lễ tang của Baghdadi.
Thủ lĩnh IS Baghdadi đã bị tiêu diệt. Ảnh: Sky News
Trang web Amaq thường được IS sử dụng để công bố thông tin vẫn tiếp tục đăng bài như bình thường. Từ 26/10, trang này đã đăng tải 30 bài viết nhận trách nhiệm về những vụ tấn công ở Syria, Ai Cập, Afghanistan và Iraq.
Bên cạnh đó, so với cái chết của các thủ lĩnh khác như Osama bin Laden của Al-Quaeda, trên mạng xã hội, ít người theo phe ủng hộ thánh chiến Jihad bàn luận về vụ việc hơn. Một số tài khoản lên tiếng hoài nghi và bác bỏ sự thật mà tổng thống Trump đưa ra. Một tài khoản liên quan tới IS còn cảnh báo những người ủng hộ tổ chức này không được tin những hình ảnh về cái chết của Baghdadi.
Những nhà phân tích cho rằng, động thái này của IS nhằm ổn định tình hình nội bộ và quyết định một người kế nhiệm mới trước khi xác nhận thông tin Baghdadi đã chết.
"Có thể là bây giờ bên trong tổ chức đang có những cuộc tranh cãi xoay quay những điều còn lại của vị trí lãnh đạo. Những thành viên chủ chốt đã thiệt mạng" - Hisham al-Hashimi, nhà nghiên cứu người Iraq về các vấn đề an ninh và chiến lược nói.
Nội bộ của IS có thể đang lục đục. Ảnh: The Wall Street Journal
Việc sử dụng "caliphate" (Vương quốc Hồi giáo) mà Baghdadi ban hành năm 2014 không còn hợp lý bởi họ đã mất quyền kiểm soát ở những vùng như Iraq, Syria và Libya. Chính vì vậy, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS muốn làm mới hình ảnh của mình.
Trái ngược với phản ứng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, những người ủng hộ tổ chức Al Qaeda nhanh chóng chấp nhận cái chết của Baghdadi. "Với một số người, cái chết của Baghdadi có thể là lí do để rời khỏi IS và quay về Al Qaeda" - Elisabeth Kendall, nghiên cứu sinh cấp cao về Ả Rập và Hồi giáo tại đại học Oxford chia sẻ.
Minh Hạnh (Theo Reuters)
Theo doisongphapluat
Cường quốc Mỹ rút lui, sức mạnh đã tới hạn? Sự rút lui của Mỹ phản ánh một thực tế là sức mạnh của phương Tây đang suy giảm và "nước Mỹ đã chạm đến giới hạn cường quốc thế giới". Cây gậy tuột khỏi tay Mỹ? Tờ Tiếng vọng của Pháp mới đây có bài bình luận về những bước đi mới đây của Mỹ, trong đó cho rằng "nước Mỹ đã...