Như những ngọn đèn

Theo dõi VGT trên

Cồn Phó Ba là mảnh đất nằm đơn côi giữa dòng sông Hậu (đoạn chảy dọc qua thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Cồn được người ta gọi bằng cái tên rất lạ: “Cồn 3 không” – Không đường, không trạm y tế, không nước sạch. Khó khăn là vậy song ngày ngày các cô giáo vẫn vượt sông gieo mầm con chữ. Tiếng ê, a học bài của lũ trẻ vang lên xóa tan bao muộn phiền và đem theo ước vọng tương lai.

Như những ngọn đèn - Hình 1

Vượt sông gieo con chữ.

Ghé thăm xứ cồn lở, đất trôi

Người dân trên cồn giải thích rằng, nơi đây có tên Phó Ba bởi xưa kia có người điền chủ làm chức Phó ký, là con thứ ba trong gia đình. Ông sang cồn khai hoang lập làng, dân làng quen gọi là ông Phó Ba và lấy tên ông đặt cho tên cồn. Tuy nhiên theo tên gọi hành chính, cồn Phó Ba là ấp Mỹ Thạnh (thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên).

Toàn ấp hiện có 298 hộ, với 1.243 nhân khẩu; trong đó có 47 hộ thuộc dạng nghèo và cận nghèo. Mỗi năm ấp có khoảng 20 học sinh học hết lớp 5 chuyển qua Long Xuyên học tiếp. Nhưng con số ấy lại giảm dần theo từng năm một. Và số cử nhân trên cồn, hàng trăm năm qua, đếm vẫn chưa đầy một chục.

Những người lớn tuổi sống trên cồn cho biết: Từ thời các cụ, đã có người sinh sống ở trên rẻo đất cồn bốn bề sóng bủa này. Những năm 50 của thế kỷ trước, cồn Phó Ba có diện tích hơn 80 ha với dân số trên 2.000 người. Đất cồn hằng năm cứ lở dần, cho đến nay cồn chỉ còn gần 30 ha.Cồn lở đến đâu, người ta dọn đi đến đó, có người khuyên hay là sang phố tìm phương án an cư lập nghiệp, hay vào thành phố bán vé số.

Nhưng những cuộc di dời nhiều năm nay vẫn cứ quẩn quanh trong cái xóm cồn nhỏ này. Dường như cuộc sống có đến nỗi nào đi nữa, họ cũng không nỡ bỏ cái xứ “cồn lở, đất trôi; không đường, không trạm y tế, không nước sạch” này đi. Ắt cũng có nguyên do nào đó…

Khi biết trên mảnh đất cồn cheo leo giữa sông Hậu vẫn có một ngôi trường, nhiều người có vẻ bất ngờ, như nghe phải một điều rất khó tin. Nhưng càng khó tin hơn nữa khi biết được 5 lớp học dưới mái trường nhỏ ấy được duy trì “lửa ấm” bằng nhiệt huyết và tấm lòng của 5 cô giáo.

Tất cả đều ở nhiều nơi khác nhau đến đây công tác. Hằng ngày, những bóng “áo dài” thầm lặng qua đò ngang sông Hậu để đến lớp. Thế là sau gần hai mươi năm sang sông, quen mặt con sóng, có hơn nghìn chuyến đi đò qua lại, một cô giáo tình nguyện cất ngôi nhà nhỏ ở đầu cồn để hằng ngày cùng lũ trẻ đến trường.

Như những ngọn đèn - Hình 2

Cô trò tham gia hoạt động trải nghiệm.

Cô tiên giữa đời thường

Cô Nguyễn Thị Nguyệt, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Cảnh (điểm phụ trên cồn Phó Ba) là nhân vật được nhắc đến như một cô tiên trong câu chuyện cổ tích giữa đời thường của đám trẻ xóm cồn. Câu chuyện cổ tích bắt đầu từ năm 1990, khi cô Nguyệt được điều động sang cồn Phó Ba nhận lớp dạy học. Cô kể, lúc bấy giờ đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, bên cồn khó khăn còn gấp bội.

Nghe Phòng Giáo dục sắp điều động giáo viên sang cồn, ai cũng nơm nớp, vừa sợ vừa lo. Bản thân cô cũng từng nghĩ mình sẽ thôi dạy, khi nhận được quyết định sang cồn. Nhưng rồi cũng vì mến lớp, thương trò, cô ráng sang dạy, nghĩ là sang chừng một hai năm thôi, rồi xin về lại thành phố cho gần gia đình. Nhưng rồi năm tháng qua, cơ duyên và tiếng lòng thốt lên hai chữ “không nỡ nào” lại gắn bó cô sâu đậm hơn với mảnh đất cồn đơn côi giữa dòng sông Hậu.

Những cô giáo trên cồn này như những ngọn đèn bão trên sông ban tối. Ngọn đèn nhỏ nhưng gió có lớn cũng không thổi tắt được. Những ngọn đèn cùng nhau soi sáng nẻo đường phía trước, cùng nhau đem lại hơi ấm, niềm tin cho xóm cồn sóng bủa quanh năm giữa dòng sông Hậu.

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Nguyệt hồ hởi kể lại những năm đầu sang cồn đi dạy. Hằng ngày phải đi sớm đến bến sông gửi xe, chờ đò. Rồi lại lênh đênh hơn mười lăm phút đò chèo để đến lớp. Cô cười: “Dù dạy ở đất liền hay sang cồn, mình cũng phải gương mẫu giờ giấc, đến trễ tụi nhỏ phải chờ. Mà đi đúng giờ riết rồi thành thói quen cho cả mình và tụi nhỏ. Cứ sáu giờ năm mươi phút, bước vào lớp đã thấy các em có mặt đông đủ”.

Rồi những mùa nước lớn về. Cả đoạn đường mòn ngập trong nước. Đám trẻ đi học lội từ đầu cồn đến lớp còn một nửa. Một nửa còn lại “bỏ cuộc” vì con nước hung hăng, cái nghèo lại đeo bám vào tấm thân, thì con chữ còn đâu chỗ để. Trước cảnh như vậy, cô Nguyệt bàn với gia đình, dựng một ngôi nhà nhỏ ở đầu cồn. Mỗi ngày cô dắt lũ trẻ từ đầu cồn đến lớp.

Đi đến đâu, gọi học sinh đi học đến đó. Có giáo viên dắt đi học, đến tận nhà gọi, các em sao nỡ lòng bỏ học được. Cô Nguyệt kể: Nhiều khi trời tối, có em đem vở đến nhà cô gõ cửa hỏi, cô ơi bài tập này giải sao vậy cô? Vậy là cô lật đật đốt đèn ngồi dậy, giảng bài cho học sinh đến khi nào hiểu mới thôi. Rồi lại đốt đèn đưa học trò về đến nhà mới yên tâm được.

Ngồi nói chuyện với các cô giáo trong giờ chơi, chúng tôi nhìn ra sân, đám trẻ đang nô đùa rất đỗi hồn nhiên, nhưng có điều hơi khác lạ. Học sinh trên cồn không có đồng phục. Mỗi em một bộ đồ thể dục khác nhau, khác màu và khác cả tên trường. Biết chúng tôi thắc mắc, cô Huỳnh Lương Thị Ngọc Dung, giáo viên phụ trách lớp 5 của trường nói: Trên cồn, đa phần phụ huynh học sinh làm nghề giăng câu bắt cá, đưa đò thuê hoặc đi sang chợ làm bốc vác.

Cuộc sống còn nhiều chật vật. Ngày ba bữa cơm là cả một nỗi lo, lấy đâu ra tiền mua quần áo đồng phục cho con. Vậy là cô Nguyệt và các cô giáo trong trường sang thành phố Long Xuyên, đến từng trường học xin lại quần áo cũ của học sinh trên phố; rồi mang về cồn cho các em. Thế nên quần áo các em học sinh trên cồn mới mỗi đứa một kiểu như vậy.

Quần áo của các em do các cô xin về cho, sách vở cũng vậy. Các cô xin từ các trường trên thành phố những quyển sách đã dùng rồi về cho học sinh trên cồn. Các em trên cồn học xong tặng lại cho các cô để dành cho lớp kế tiếp lên có sách mà học. Cứ như vậy, bộ sách giáo khoa có khi học đến mười mấy năm trời, qua mười mấy lượt học sinh.

Như những ngọn đèn - Hình 3

Vượt sông gieo chữ

Cô Võ Thị Cẩm Cuốn, người nhiều năm từ phố sang sông dạy học nói với chúng tôi: “Chưa đâu!” Chưa đâu, là chưa khó khăn bằng vào những mùa nước nổi. Mùa nước nổi dâng cao, phòng học lé đé nước. Có năm nước ngập gần đến mặt ghế ngồi. Cô trò phải kê ghế lên cao, hoặc có lúc học trò phải ngồi chồm hổm mà học. Đó là chưa kể đến việc đến trường. Hằng ngày, các cô và phụ huynh học sinh góp tiền lại thuê đò, đến từng nhà đưa rước học sinh. Chúng tôi tò mò hỏi, “vậy tiền qua đò hằng ngày thì sao cô?”. Cô Cuốn cười: “Mình sang sông dạy còn được, thì chịu tốn chút phí qua đò đâu có sao đâu em”.

Cuộc sống các cô cũng như các em học sinh quanh năm gắn bó với đò và sông nước. Nên, “bài học đầu tiên của đám trẻ trên cồn không phải là bài học chữ, mà là học nhận biết dòng sông nước rong, nước kém; nhận biết con sóng hung, sóng dữ, sóng dồn… Được vậy, giáo viên phải đi học hỏi nhiều người và tích góp kinh nghiệm với nhau thành bài dạy không có trong chương trình giáo khoa” – cô Nguyệt vừa nói vừa chỉ chúng tôi nhìn hướng dòng sông, nơi có những con đò nhấp nhô trong sóng nước.

Cũng như cô Nguyệt, những cô giáo khác trên cồn này đều yêu nghề, thương trẻ nên mới bám trụ lại nơi này. Cô Trần Thị Bích Tuyền, giáo viên trẻ nhất của ngôi trường, từ đất liền được điều động sang trường và nhận vào dạy lớp 1. Cô kể: Các em học sinh ở trên cồn học chữ chậm hơn học sinh trên phố, vì các em ít có điều kiện học trước nên khi vào dạy đọc, viết, giáo viên phải kèm từng em một rất vất vả.

Lớp 1 là lớp học đầu đời nên giáo viên phải tạo mọi điều kiện để các em không chán học, và phải đọc, viết được trong chín tháng học ở trường. Có những em chậm đọc, chậm viết, cô Tuyền phải tiếp tục sang trường dạy kèm cho các em trong ba tháng hè, để khi lên lớp 2, các em có thể theo kịp chương trình.

Khi được hỏi về các khoản phí học sinh có đóng đủ hay không? Cô Nguyễn Thị Kim Cương, giáo viên dạy lớp 4 của trường cười nói: “Đủ cả chứ”. Nhưng đó là đủ trên mặt sổ sách. Cứ đầu mỗi năm học, khoảng 1/3 lớp học có phụ huynh đóng tiền bảo hiểm theo từng tháng, còn số còn lại các cô sẽ ứng lương, rồi thu lại hằng ngày, mỗi ngày 2 – 5 nghìn đồng.

Hoàn cảnh nào khó khăn quá, các cô cho luôn. “Tụi nhỏ khổ quá, mình dạy lâu ngày thì thương mến như con em, đâu nỡ để chúng đau bệnh không có thuốc uống”. Cô Kim Cương nói vui: “Mình thương tụi nhỏ, tổ nghề thương mình nên phù hộ hằng ngày sang sông mấy lần, sóng gió bão bùng có lớn cỡ nào cũng bình an vô sự”…

Như những ngọn đèn - Hình 4

Một buổi hoạt động trải nghiệm của cô và trò

Cái khó ló cái khôn

Cô Ngọc Dung, dạy lớp 5 trên cồn nói: Điểm phụ cách xa điểm chính, ngăn sông và ngăn cách đường bộ, việc tập trung học sinh về điểm chính là rất khó. Các em trên cồn hoàn toàn không biết ngày lễ khai giảng và tổng kết ra sao. Nhiều lúc dạy các em làm bài tập làm văn miêu tả buổi lễ khai giảng hoặc miêu tả bảo tàng, công viên… vô cùng khó khăn đối với giáo viên.

Vậy là “trong cái khó ló cái khôn”, các cô phải dùng nhiều biện pháp để miêu tả, in nhiều hình ảnh trực quan… có khi phải tổ chức diễn mô phỏng lại cảnh một buổi khai giảng để các em có thể nắm được bài. “Không được cách này thì mình tìm cách khác” – Nhìn vào những sáng kiến kinh nghiệm vừa đặc thù vừa thực tế ấy của các cô, đủ cho chúng tôi thấy được tình yêu trẻ và yêu nghề ở các cô rộng lớn biết dường nào.

Một sự trùng hợp, 5 giáo viên và 1 bảo vệ của điểm trường trên cồn Phó Ba đều là nữ. Cô bảo vệ Nguyễn Thị Hiền nói: Trước đây khi cồn còn đông dân, nơi đây là một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng. Ông xã của cô Hiền là hiệu trưởng của trường. Ban đầu, cô theo chồng sang cồn, để cất nhà sinh sống. Nhưng sau đất lở đứt đuôi cồn, phải dời nhà sang chợ. Ông xã cô Hiền được điều động về điểm trường khác, nhưng vì thương những đứa trẻ trên cồn nên cô tình nguyện ở lại nơi đây, làm bảo vệ cho trường.

Đến thăm trường vào buổi sáng, được các cô mời ở lại dùng cơm. Bữa cơm đạm bạc với mớ rau tự mọc ở sau trường, một ít cá kho tiêu. Bàn học được kê lại làm bàn ăn trưa. Bữa trưa nơi đây thật lặng lẽ, yên bình và ấm áp, cũng như sự lặng lẽ, bình yên và ấm áp của cồn Phó Ba suốt mấy chục năm qua. Con chữ – nỗi đau đáu của bao thế hệ, phần nào nhẹ đi nhờ có những cô giáo nhiệt huyết với nghề, hết lòng vì học sinh.

Nhiều bữa trời mưa to cũng phải đến lớp, hay dù có bệnh cũng ráng đến trường, không thôi tụi nhỏ mất bài học, rồi rủ nhau đi chơi, tắm sông… Nằm ở nhà nghĩ đến các em học sinh nghỉ học, tắm sông, đùa với sóng nước là đủ làm mình lo rồi.

Cô Trần Thị Bích Tuyền

Bài và ảnh Lê Quang Trạng

Theo giaoducthoidai

Khai thác cát trái phép trên sông Hậu giữa ban ngày

Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh An Giang cho biết vừa bắt quả tang hai phương tiện khai thác cát trái phép giữa ban ngày trên sông Hậu, đoạn thuộc ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Trước đó, sáng 13/9, trên đường tuần tra kiểm soát, khi đến đoạn sông Hậu, thuộc ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên (An Giang), Tổ công tác thuộc lực lượng Thủy đội, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh An Giang phát hiện và bắt quả tang hai phương tiện thủy số hiệu AG-23646 (trọng tải 40 tấn/130CV) do Lê Văn Hữu (sinh năm 1984, trú tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) điều khiển và phương tiện số hiệu AG-22602 (trọng tải 40 tấn/120CV) do Trần Văn Hiện (sinh năm 1986, trú tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) điều khiển, cùng với Dương Văn Tỵ (sinh năm 1975), Võ Minh Trí (sinh năm 1981), đều trú tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), đang vận hành máy bơm hút cát từ lòng sông Hậu lên.

Khai thác cát trái phép trên sông Hậu giữa ban ngày - Hình 1

Phương tiện khai thác cát trái phép bị bắt quả tang.

Tại thời điểm bị lực lượng chức năng phát hiện, lượng cát được bơm lên đã gần đầy các phương tiện.

Hai đối tượng Hữu và Hiện không xuất trình được giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng và tự ý hoán cải phương tiện. Cả hai phương tiện trên đều do ông Lê Thanh Tâm Em, trú tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang làm chủ.

Vụ việc đang được Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh An Giang xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Tin, ảnh: Công Mạo (TTXVN)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?
06:16:21 24/02/2025
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến bodyPhim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến body
06:53:42 24/02/2025
Ngày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngượcNgày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngược
05:47:34 24/02/2025
Đoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khócĐoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khóc
08:17:15 24/02/2025
Bố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tôngBố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tông
05:54:39 24/02/2025
Chị dâu đem giỏ bánh qua tặng các cháu, khui ra, tôi tá hỏa khi thấy túi đỏ bên trong cùng lời nhắn đầy khó hiểuChị dâu đem giỏ bánh qua tặng các cháu, khui ra, tôi tá hỏa khi thấy túi đỏ bên trong cùng lời nhắn đầy khó hiểu
06:01:48 24/02/2025
Công chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chêCông chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chê
06:48:29 24/02/2025
Đẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xaĐẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xa
05:57:43 24/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lai Châu: Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải đẹp lung linh giữa núi rừng Tây Bắc

Lai Châu: Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải đẹp lung linh giữa núi rừng Tây Bắc

Du lịch

08:54:17 24/02/2025
Những năm gần đây, bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, bởi đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Israel mở rộng chiến sự tại Bờ Tây, lần đầu tiên điều xe tăng sau gần 20 năm

Israel mở rộng chiến sự tại Bờ Tây, lần đầu tiên điều xe tăng sau gần 20 năm

Thế giới

08:52:17 24/02/2025
Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chỉ thị quân đội tăng cường các chiến dịch tấn công ở Bờ Tây sau các vụ nổ trên xe buýt gần Tel Aviv hôm 20/2. Trong tháng qua, Israel đã tiến hành nhiều cuộc tấn công quy mô lớn tại Bờ Tây.
Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao châu á

08:50:52 24/02/2025
Uông Phong lần đầu tiết lộ sự thật về cuộc hôn nhân với Chương Tử Di; Triệu Kim Mạch bị yêu cầu rời làng giải trí khi diễn viên đóng thế cô suýt bị ô tô cán qua đầu.
Giả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồng

Giả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồng

Pháp luật

08:50:14 24/02/2025
Ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang củng cố hồ sơ để xử lý vụ trình báo "đánh thuốc mê, cướp tài sản" xảy ra tại xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết).
Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1500 ngày không ai mời đóng phim, tham tiền đến mức bị yêu cầu giải nghệ

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1500 ngày không ai mời đóng phim, tham tiền đến mức bị yêu cầu giải nghệ

Hậu trường phim

08:45:52 24/02/2025
Hiện tại, khán giả chỉ có thể gặp nam nghệ sĩ trên các chương trình giải trí, nhưng vì vậy, nhiều người hâm mộ tiếc nuối tài năng diễn xuất của anh.
Ngoại hình không ai nhận ra của "em gái quốc dân" IU

Ngoại hình không ai nhận ra của "em gái quốc dân" IU

Phim châu á

08:40:18 24/02/2025
Mới đây, nhà sản xuất bộ phim When Life Gives You Tangerines (tạm dịch: Khi cuộc đời cho bạn quả quýt) đã hé lộ loạt tạo hình của hai diễn viên chính IU và Park Bo Gum.
Nhân loại vừa 'đào trúng' kho báu gồm 300 hố đen hiếm nhất vũ trụ?

Nhân loại vừa 'đào trúng' kho báu gồm 300 hố đen hiếm nhất vũ trụ?

Lạ vui

07:40:28 24/02/2025
Các nhà thiên văn học đã sử dụng Thiết bị Quang phổ Năng lượng Tối (DESI) để phát hiện một kho báu gồm những hố đen hiếm nhất vũ trụ.
Phim Việt mới chiếu đã bị tố đạo nhái một loạt bom tấn, Son Ye Jin cũng bất ngờ thành "nạn nhân"

Phim Việt mới chiếu đã bị tố đạo nhái một loạt bom tấn, Son Ye Jin cũng bất ngờ thành "nạn nhân"

Phim việt

07:02:40 24/02/2025
Việc có cốt truyện tương tự những tác phẩm nổi tiếng của ngành phim châu Á khiến Yêu Lần Nữa đang nhận về nhiều phản ứng gay gắt.
Xuất hiện game iOS mới có giá cực "chát", nhưng game thủ không phải "muốn mua là được"

Xuất hiện game iOS mới có giá cực "chát", nhưng game thủ không phải "muốn mua là được"

Mọt game

06:52:14 24/02/2025
Nếu là fan hâm mộ của những tác phẩm kinh điển như Chrono Trigger hay Final Fantasy VI, game thủ chắc chắn không thể bỏ qua Starlight Legacy ở thời điểm hiện tại.
Hoa hậu Đỗ Hà tuyên bố ngừng hợp tác với Sen Vàng, phản ứng của vợ chồng "bà trùm hoa hậu" gây chú ý

Hoa hậu Đỗ Hà tuyên bố ngừng hợp tác với Sen Vàng, phản ứng của vợ chồng "bà trùm hoa hậu" gây chú ý

Sao việt

06:11:05 24/02/2025
Hoa hậu Đỗ Hà đã chính thức tuyên bố rời công ty Sen Vàng của vợ chồng bà trùm hoa hậu Phạm Kim Dung và đạo diễn Hoàng Nhật Nam để bước vào hành trình mới.
Những người nên uống nước chè xanh thường xuyên

Những người nên uống nước chè xanh thường xuyên

Sức khỏe

06:02:43 24/02/2025
Hoạt chất ở trong nước chè xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống nước chè xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.