Nhu cầu tư vấn tâm lý gia tăng đáng lo ngại ở Trung Quốc
Trong những năm qua, cố vấn tâm lý Huang Jing đã chứng kiến công việc kinh doanh ngày càng phát triển. Đối với các ngành nghề khác, đây là tín hiệu đáng mừng, song nhu cầu cao hơn về các dịch vụ sức khỏe tâm thần lại kéo theo những hệ lụy khác đáng lo ngại hơn.
Bệnh nhân trầm cảm chờ gặp bác sĩ tại bệnh viện ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Tháng 2/2022, cô Huang thành lập công ty tư vấn tâm lý đầu tiên, Better Family, tại Thượng Hải, không lâu trước khi lệnh phong tỏa dịch do COVID-19 kéo dài hai tháng của thành phố được thực thi. Công việc kinh doanh phục hồi nhanh chóng khi lệnh phong toả được dỡ bỏ vào tháng 6. Ba tháng sau, hoạt động kinh doanh của Huang dần ổn định. Sáu tháng sau, cô Huang mở thêm hai văn phòng nữa tại Thượng Hải.
Giờ đây, cô đã mở rộng kinh doanh tại Hàng Châu, điều hành ba văn phòng tại trung tâm công nghệ đồng bằng sông Dương Tử.
Sự gia tăng nhanh chóng các cơ sở tư vấn tâm lý như của cô Huang, mặc dù có thể đem lại lợi nhuận cao, song lại phản ánh sự thực trạng đáng lo ngại của các tình trạng như lo âu và trầm cảm trong công chúng – bao gồm cả tầng lớp trung lưu, vốn được nhiều người coi là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của Trung Quốc.
“Mọi người luôn thắc mắc tại sao nền kinh tế Trung Quốc lại bị đình trệ. Chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong thị trường bất động sản, sự vỡ mộng của giới trẻ và đặc biệt là hàng núi áp lực từ các bậc cha mẹ: kiếm tiền, tiết kiệm tiền, các tiêu chuẩn giáo dục cứng nhắc và những quan điểm mờ mịt về tương lai của con cái họ”, cô Huang nói.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 54 triệu người ở Trung Quốc bị trầm cảm và 41 triệu người mắc chứng rối loạn lo âu. Trong những năm gần đây, các cơ quan y tế cũng đã nỗ lực giải quyết thực trạng này.
Những hiện tượng này đang thúc đẩy mọi người tìm kiếm liệu pháp tâm lý ngày càng nhiều hơn. Theo dữ liệu từ Qcc.com, nhà cung cấp thông tin tín dụng doanh nghiệp, số lượng cơ sở tư vấn tăng gấp 10 lần từ năm 2011 đến năm 2020. Con số này tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 30.700.
Video đang HOT
“Tôi học tâm lý học vào năm 2001 khi thị trường này còn rất nhỏ”, Huang nói và cho biết trung tâm của cô tính phí khách hàng 600 nhân dân tệ/giờ hoặc cao hơn. “Bởi tư vấn tâm lý rất tốn kém và những người làm công ăn lương bình thường không đủ khả năng chi trả. Chỉ người giàu mới có thể sử dụng dịch vụ này”.
Huang cho biết giải quyết căng thẳng tâm lý là nhu cầu trước mắt của khách hàng. Khách hàng của cô chủ yếu đến từ những gia đình gặp khó khăn trong hôn nhân và các vấn đề trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái.
Theo vị chuyên gia này, khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế có thể là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến tư vấn tâm lý.
“Cha mẹ của nhiều thanh thiếu niên được nuôi dạy sau khi Trung Quốc khởi động cải cách và mở cửa vào những năm 1980 đặt nhiều hy vọng rằng con cái họ sẽ lặp lại thành công như họ. Họ rất phản đối ý tưởng con cái có thể không phát huy hết tiềm năng ở trường hoặc không tìm được một công việc lý tưởng”, Huang giải thích.
Giới chuyên gia dự đoán 2 năm tới có thể là thời kỳ đỉnh cao của tình trạng lo âu trong các gia đình Trung Quốc, với sự bi quan chưa từng thấy về sự nghiệp và thu nhập trong nền kinh tế gập ghềnh sau đại dịch.
Theo báo cáo về sức khỏe tâm thần dựa trên kết quả khảo sát 40.000 người, lo lắng, cảm giác vô định và trầm cảm là những vấn đề tâm lý được báo cáo phổ biến nhất ở Trung Quốc vào năm ngoái.
Lu Fang, dịch giả cấp cao 40 tuổi, sống ở Quảng Châu, đang phải đối mặt với căng thẳng vì lo sợ bị sa thải và thua lỗ trong các khoản đầu tư. Một đòn giáng mạnh hơn nữa vào sức khỏe tinh thần của cô đó là áp lực tiền bạc. Lu cho biết 300.000 USD mà cô đã tiết kiệm để hỗ trợ con gái 12 tuổi đi du học dường như không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cao ở Mỹ hoặc châu Âu.
Nỗi lo lắng này gần như khiến cô suy sụp và buộc Lu phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia vào tháng 2. Cô đã mua một gói gồm 8 buổi tư vấn trực tiếp kéo dài 1 giờ với giá 850 nhân dân tệ/buổi.
“Tôi bắt đầu được tư vấn tâm lý mỗi tuần một lần. Dịch vụ này rất đáng tiền. Mặc dù khó có thể nói cuối cùng nó hữu ích như thế nào nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi muốn giới thiệu cho bạn bè của mình, mặc dù thực tế là nó khá tốn kém. Nó có thể giúp thay đổi quan điểm về các vấn đề cá nhân”, cô Lu nói.
Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, sự phục hồi kinh tế thất thường sau đại dịch, triển vọng việc làm không ổn định, cùng với chi phí chăm sóc y tế và giáo dục cao hơn – đã làm gia tăng áp lực tinh thần và cảm giác bất lực trong tầng lớp trung lưu Trung Quốc.
Ông Shen Jiake, một nhà văn viết tiểu thuyết tâm lý ở tỉnh miền trung Hồ Bắc, cũng nhận thấy rối loạn lo âu là một vấn đề phổ biến – một xu hướng mà ông cho là biểu hiện của sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong toàn xã hội.
“Trung Quốc đã phát triển quá nhanh trong 40 năm qua, dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong lối sống nhưng cũng làm gia tăng những lo lắng. Chúng bao gồm sự xung đột giữa lối sống phương Tây và các giá trị gia đình truyền thống của Trung Quốc, sự bùng phát đột ngột của dịch bệnh và những bất ổn kinh tế cũng như cảm giác lo lắng ngày càng tăng trong thế hệ trẻ”, ông giải thích.
Ngoài ra, ông Shen cho rằng sự gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần là do “lời nguyền tuổi 35″ – nhận thức độc hại rằng những người lao động chân tay đã quá già để có cơ hội việc làm mới. Ngoài ra, số lượng phụ nữ trẻ chọn không kết hôn ngày càng tăng, dẫn đến tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng, cũng dẫn đến sự bùng nổ các vấn đề sức khoẻ tâm thần.
“Cảm giác vô định giờ đây hiện rõ hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu và giới trẻ”, ông nói.
Người cao tuổi tập thể dục với sự giúp đỡ của nhân viên tại trung tâm phúc lợi xã hội huyện Hanshou, thành phố Trường Đức, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Sách xanh về sức khỏe tâm thần Trung Quốc năm 2023 xác định tỷ lệ phát hiện trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông là 40%, 30% đối với học sinh trung học cơ sở và chỉ 10% đối với học sinh tiểu học. Từ năm 2010 đến 2021, tỷ lệ tự tử ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi ở Trung Quốc tăng trung bình hàng năm gần 10%.
Ông Shen dự đoán dịch vụ tư vấn tâm lý sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi ngày càng có nhiều người cởi mở hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia. Đồng thời với việc sử dụng Internet ngày càng tăng, ngành tư vấn tâm lý đang bổ sung các chức năng từ xa để thúc đẩy sự phát triển trong thời đại kỹ thuật số.
Xe buýt đâm vào tường đường hầm cao tốc, 14 người thiệt mạng
Ngày 20-3, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, 1 chiếc xe buýt đã đâm vào tường đường hầm cao tốc ở tỉnh Sơn Tây, phía Bắc nước này, khiến 14 người thiệt mạng và 37 người khác bị thương.
Ảnh minh họa
Theo chính quyền địa phương, vụ tai nạn xảy ra hôm 19-3 khi chiếc xe chở theo 51 hành khách đâm vào tường tại đường hầm trên tuyến cao tốc Hồi Hột - Bắc Hải thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Vụ tai nạn đã khiến 14 người thiệt mạng và 37 người khác bị thương. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, nhiều người đã được đưa đến bệnh viện điều trị.
Cùng ngày, Tân Hoa Xã cho biết, 3 người thiệt mạng và 16 người khác bị thương sau khi 1 chiếc ô tô lao vào đám đông tại trường dạy nghề ở Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc.
Sự việc xảy ra tại trường Cao đẳng Nghề và Kỹ thuật Thái Châu. Báo cáo cho biết những người bị thương đang trong tình trạng ổn định.
Hiện nguyên nhân 2 vụ tai nạn giao thông nêu trên đang được điều tra, làm rõ.
IMF: Kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc đến năm 2028 Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc trong những năm tới, do phải vật lộn với năng suất giảm và dân số già hóa nhanh chóng. Cảng hàng hóa ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Theo báo cáo công bố ngày 2/2 của IMF, nền kinh tế lớn thứ hai thế...