Nhu cầu tiếp cận chương trình giáo dục quốc tế của phụ huynh, học sinh tăng
UBND TP Cần Thơ vừa báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương từ ngày 16-12-2019 đến ngày 15-12-2020.
Một góc của Trường Phổ thông Việt Mỹ ở quận Cái Răng, một trong số cơ sở giáo dục có giảng dạy một số môn theo chương trình giáo dục nước ngoài.
Trong năm 2020, thành phố cấp mới 2 dự án FDI trong lĩnh vực giáo dục, với tổng vốn đầu tư là 142.693 USD, gồm: Trung tâm Ngoại ngữ và Toán KUMON Ninh Kiều (Singapore) và Trung tâm Đào tạo Anh ngữ ILA số 2 tại Cần Thơ (British Virgin Islands).
Video đang HOT
Thành phố hiện có 4 dự án FDI trong lĩnh vực giáo dục đang hoạt động, tổng vốn đầu tư 267.193 USD. Có 4 cơ sở giáo dục ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, với lĩnh vực đăng ký hoạt động là giảng dạy ngoại ngữ.
Trong thời gian trên, thành phố không có cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn; chỉ có các cơ sở giáo dục của Việt Nam có giảng dạy chương trình của nước ngoài, chương trình tích hợp, gồm: 6 cơ sở giáo dục tư thục cấp tiểu học, THCS và THPT giảng dạy chương trình của nước ngoài; 3 cơ sở giáo dục tư thục cấp tiểu học, THCS, THPT giảng dạy chương trình tích hợp.
Qua đánh giá, các trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và thành phố về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, thực hiện báo cáo thường xuyên và đột xuất kịp thời gửi về các cơ quan quản lý.
Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông thực hiện chương trình giảng dạy bắt buộc theo quy định của Bộ GD&ĐT; thực hiện giảng dạy chương trình nước ngoài theo danh mục của Bộ GD&ĐT quy định và thực hiện đúng quy định về số tiết giảng dạy chương trình nước ngoài.
Theo UBND thành phố, nhu cầu của phụ huynh mong muốn học sinh được tiếp cận chương trình giáo dục quốc tế ngày càng tăng. Việc hợp tác, đầu tư với các đối tác nước ngoài nhằm xây dựng cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng về chương trình giảng dạy (chương trình được các nước trên toàn thế giới công nhận) và môi trường học tập hiện đại, giúp học sinh phát triển toàn diện trên địa bàn thành phố là cần thiết.
TP Cần Thơ chuẩn bị đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học năm học 2022-2023
UBND TP Cần Thơ vừa có chỉ đạo về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học, bắt đầu từ năm học 2022-2023.
Thực hiện Công văn số 371/BGDT-NGCBQLGD ngày 26-1-2021 của Bộ Giáo dục và ào tạo (GD&T) về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học bắt đầu từ năm học 2022-2023, Chủ tịch UBND thành phố giao Sở GD&T chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND quận, huyện và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu của Bộ; báo cáo kết quả rà soát giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học và các giải pháp cụ thể để bố trí đủ giáo viên cho những trường còn thiếu, gửi về Bộ GD&T, UBND thành phố theo thời gian quy định.
Giờ học Tiếng Anh của học sinh Trường Tiểu học Mỹ Khánh 1 (trước khi học sinh tạm nghỉ học phòng tránh dịch bệnh).
Công văn 371 của Bộ GD&T đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát giáo viên dạy 2 môn học trên theo từng trường tiểu học để xác định số giáo viên đã có, còn thiếu; được tuyển dụng (biên chế) và hợp đồng; trình độ đào tạo, năng lực... để có căn cứ giao số lượng người làm việc và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ.
Từ nay đến năm học 2022-2023, UBND các tỉnh, thành cần có lộ trình cụ thể để bố trí đủ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học cho những trường còn thiếu (tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng thỉnh giảng, biệt phái giáo viên); không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Chủ động nguồn tuyển dụng, liên kết với cơ sở đào tạo để đào tạo mới giáo viên, đào tạo liên thông lên trình độ đại học Sư phạm đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Tiếng Anh, Tin học...
Triển khai thực hiện Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT UBND TP Cần Thơ vừa có công văn về việc triển khai thực hiện Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT ngày 24-11-2020 ban hành Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố có ý kiến giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với...