Nhu cầu nhân lực kỹ thuật, công nghệ tăng cao
Dựa vào nhu cầu của thị trường lao động có thể thấy 2014 sẽ là năm có sự đột phá lớn của khối ngành kỹ thuật, công nghệ.
Sinh viên Khoa Cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bất ngờ khởi sắc
Năm 2013, rất nhiều trường có đào tạo khối ngành kỹ thuật, công nghệ cũng cảm thấy bất ngờ trước lượng thí sinh đăng ký dự thi và xét tuyển tăng đột biến.
Video đang HOT
Sau khi kết thúc xét nguyện vọng 1, lần đầu tiên sau nhiều năm, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM thông báo chỉ xét tuyển nguyện vọng bổ sung bậc CĐ. Lượng hồ sơ nộp về trường của khối ngành này cũng trở nên quá tải. Theo thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo, lúc đó chỉ riêng ngành cơ khí ô tô, có đến gần 900 hồ sơ gửi về trường trong khi trường chỉ tuyển 55 chỉ tiêu.
Bất ngờ nhất là Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn. Năm 2013 lần đầu tiên trường thông báo không xét tuyển các ngành công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh, kỹ thuật công trình xây dựng và thiết kế công nghiệp vì đã đủ chỉ tiêu. Ở một số ngành còn lại, trường xét tuyển nhưng chỉ chưa đến 5 ngày, trường cũng đã tuyển đủ chỉ tiêu và thông báo không nhận đơn.
Cũng vì thí sinh nộp hồ sơ quá nhiều nên điểm trúng tuyển NV bổ sung năm 2013 các ngành bậc CĐ như công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền thông của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã tăng 5 – 6 điểm so với điểm xét tuyển. Tình hình tương tự ở Trường ĐH Lạc Hồng. Theo thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng, so với những năm trước đó, thí sinh khối kỹ thuật, công nghệ của trường đã tăng lên nhanh chóng. Ông Hiển cho biết trước đây tỷ lệ thí sinh thi vô khối kinh tế nhiều hơn nhưng trong năm 2013, thí sinh thi vào khối kỹ thuật, công nghệ đã xấp xỉ thí sinh vào kinh tế.
Doanh nghiệp quan tâm
Tháng 10.2013, Mercer và Talentnet, hai công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự đã công bố báo cáo khảo sát lương tại Việt Nam năm 2013. Bảng khảo sát từ 418 doanh nghiệp cho thấy việc đầu tư vào công nghệ bắt đầu quay trở lại mạnh mẽ. Theo bà Hoa Nguyễn, Trưởng bộ phận Khảo sát lương và tư vấn nhân sự Talentnet, 2013 là năm đầu tiên các công ty trong lĩnh vực công nghệ tham gia khảo sát đông đảo nhất. Điều đó chứng tỏ các công ty có sự chuyển hướng đầu tư và tập trung về nhân sự của lĩnh vực này bên cạnh việc mở rộng kinh doanh trong những năm gần đây.
Số liệu từ các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng cho thấy nhu cầu nhân lực các ngành khối kỹ thuật, công nghệ đang gia tăng nhanh chóng.
Theo thống kê từ Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai, năm 2013 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
Theo TNO
Quá thiếu nhân lực về vi mạch
Mục tiêu chương trình đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch của TP HCM đến năm 2020 là sẽ đào tạo khoảng 2.000 kỹ sư và kỹ thuật viên thiết kế vi mạch. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực vi mạch của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cao hơn rất nhiều con số đó.
Cụ thể: Renesas cần 200 người, Esilicon 100 người, Applied Micro 100 người/năm... Tính ra mỗi năm, các công ty này cần tìm khoảng 1.000 kỹ sư thiết kế vi mạch.
Hiện nay, việc đào tạo nhân lực ngành vi mạch chỉ tập trung tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc ĐHQG TP HCM. Mới đây, 21 học viên phần lớn đã tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ, là giảng viên ĐH ngành điện - điện tử, điện tử - viễn thông vừa trúng tuyển khóa đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1) sau khi trải qua kỳ thi kiểm tra kiến thức rất nghiêm ngặt.
Khóa đào tạo đầu tiên này đã được khai giảng vào ngày 17-12 vừa qua, nằm trong chương trình phát triển công nghiệp vi mạch của TP HCM giai đoạn 2013-2020. Chương trình đào tạo được Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM hỗ trợ 50%, học viên chỉ đóng học phí 50%.
Theo ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc ICDREC, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển vi mạch TP HCM - kinh phí đào tạo nhân lực cho ngành vi mạch rất cao vì lệ thuộc cơ sở hạ tầng đào tạo: phần mềm thiết kế trị giá hàng triệu USD. TP HCM đã đầu tư ngôi nhà thiết kế để dùng chung phục vụ đào tạo và thương mại. Tuy nhiên, TP vẫn tính vào chi phí đào tạo để thu hồi vốn và tính hiệu quả của nó. Do đó, việc TP đầu tư kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực vi mạch là một nỗ lực lớn với quyết tâm đào tạo những hạt giống đầu tiên cho lĩnh vực quan trọng này, từ đó nhân rộng ra các địa phương, đóng góp vào nền công nghiệp vi mạch còn non trẻ.
Theo tính toán của ICDREC, mỗi năm, trung tâm đào tạo khoảng 105 người cho lĩnh vực vi mạch, trong đó chọn ra 5 người để tiếp tục đào tạo các kỹ năng mềm phục vụ công tác quản lý. Từ năm 2013-2020, ICDREC dự kiến đào tạo khoảng 700 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35 cán bộ quản lý.
TP Đà Nẵng cũng vừa liên kết với TP HCM để đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đào tạo 300 kỹ sư thiết kế vi mạch. Tính chung, TP HCM và Đà Nẵng từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo khoảng 1.000 kỹ sư thiết kế vi mạch.
Theo ông Ngô Đức Hoàng, để giải bài toán nguồn nhân lực vi mạch đang thiếu hụt trầm trọng, cần phải có hàng trăm trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch. Từ đó mới có thể nhân rộng mô hình này để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch.
Theo TTVN
Lãng phí cử tuyển Dù được chọn lựa và cử tuyển đi học đàng hoàng nhưng hàng loạt sinh viên (SV) ra trường lại không được bố trí việc làm, gây lãng phí lớn nguồn nhân lực và ngân sách... Ảnh minh họa Sự việc nói trên đang xảy ra tại Lâm Đồng khiến nhiều cử tri ở địa phương này quan tâm, bức xúc. Số liệu...