Nhóm xét tuyển phía Bắc đã sẵn sàng tuyển sinh
Tính đến thời điểm ngày 20/6, đã có 52 trường đại học đăng ký tham gia nhóm xét tuyển phía Bắc. Hiện nay, việc đăng ký tham gia nhóm đã hoàn tất.
Nhiều công việc khác cũng sẵn sàng. PGS.TS Trần Trung Kiên – Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đơn vị chủ trì nhóm xét tuyển phía Bắc – chia sẻ như vậy khi trao đổi về công tác xét tuyển ĐH, CĐ năm nay.
Ảnh minh họa/ Internet
- Năm 2018 có gần 60 trường tham gia nhóm xét tuyển phía Bắc, năm nay số trường tham gia nhóm có thay đổi nhiều không, thưa ông?
Năm nay số lượng trường tham gia cũng tương tự như năm 2018. Đến thời điểm ngày 20/6 đã có 52 trường đại học (từ Hà Tĩnh trở ra)đăng ký tham gia nhóm xét tuyển phía Bắc.
Trên địa bàn Hà Nội, hầu hết các trường đều tham gia nhóm xét tuyển. Ngoài ra còn có các trường ở những tỉnh khác như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, trong đó có các trường top đầu như: Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Y Hà Nội, ĐHQG Hà Nội.
- Ông có thể cho biết sự khác nhau giữa việc tham gia vào nhóm xét tuyển và tuyển sinh độc lập như thế nào?
Có nhiều lợi ích khi các trường tham gia nhóm xét tuyển. Có thể nói đến như: Thuận tiện khi trao đổi thông tin để điều chỉnh điểm trúng tuyển sát với thực tế. Các trường tự lọc “ảo” trong nhóm, vì vậy có thể coi như không có “ảo”. Ngoài việc xét tuyển dựa trên điểm thi THPT quốc gia, các trường tham gia nhómvẫn có thể xét tuyển theo một số phương án riêng của từng trường (đã được công bố trên Đề án tuyển sinh).
Trong khi đó, khi xét tuyển độc lập, trường sẽ chuyển dữ liệu cho Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT sẽ “lọc ảo” rồi chuyển dữ liệu về cho trường xử lý, vì vậy thời gian xét tuyển sẽ bị kéo dài.
Bên cạnh nhóm xét tuyển phía Bắc còn có nhóm xét tuyển ĐH, CĐ khu vực phía Nam. Năm 2018, có 86 trường tham gia nhóm xét tuyển này. ĐH Quốc gia TPHCM đóng vai trò đơn vị điều phối và hỗ trợ kỹ thuật nhóm xét tuyển.
Bên cạnh đó, do không có tương tác với dữ liệu thí sinh của các trường khác nên việc “lọc ảo” chỉ là một chiều. Hay nói cách khác, các trường sẽ gặp khó khăn trong việc xác định điểm xét tuyển do hiện tượng thí sinh ảo; vì vậy, có thể sẽ phải điều chỉnh điểm trúng tuyển nhiều lần.
PGS.TS Trần Trung Kiên
- Năm 2018, phần mềm xét tuyển nhóm các trường phía Bắc đã có khá nhiều cải tiến mới. Năm nay, phần mềm này có tiếp tục được cải tiến hay không?
Năm nay, phần mềm xét tuyển nhóm các trường phía Bắc có một số thay đổi nhỏ. Theo đó, phần mềm được bổ sung do Bộ GD&ĐT quy định điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các ngành sư phạm và các ngành khối sức khỏe. Bên cạnh đó, phần mềm cũng tăng tốc độ xử lý, rút ngắn được thời gian xét tuyển hơn so với trước.
- Đến nay, việc chuẩn bị cho nhóm xét tuyển phía Bắc đã hoàn tất chưa, thưa ông?
Hiện nay, việc đăng ký tham gia nhóm đã hoàn tất. Nhóm đã thống nhất đượcQuy chế làm việc, trong đó quy định rõ về nguyên tắc, quy trình xét tuyển, cũng như trách nhiệm và quyền hạn của các trường tham gia.
Video đang HOT
Việc điều chỉnh phần mềm xét tuyển nhóm cũng đã hoàn hiện. Đã thành lập các group để trao đổi thông tin thường xuyên,đặc biệt là group các cán bộ kỹ thuật. Các group này là công cụ rất hiệu quả. Sắp tới, nhóm kỹ thuật sẽ tiếp tục công tác tập huấn, đặc biệt đối với một số trường mới tham gia.
- Ông có lưu ý gì đối với thí sinh khi xét tuyển vào đại học năm nay nói chung và xét tuyển vào các trường trong nhóm xét tuyển phía Bắc nói riêng?
Các thí sinh sau khi có điểm thi THPT quốc gia cần nghiên cứu kỹ thông tin về phổ điểm, dự báo của các trườngĐH, CĐ để điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp.
Ngày 21/7/2019, Ngày hội tư vấn xét tuyển sẽ được tổ chức tại khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, dự kiến có sự tham gia của rất nhiều trường đại học. Thí sinh nên tham dự để lĩnh hội các ý kiến tư vấn của các chuyên gia từ các trường, sao cho việc lựa chọn trường, chọn ngành và đăng ký điều chỉnh phù hợp nhất với số điểm mà mình đạt được.
Bên cạnh đó, thí sinh cũng lưu ý lịch điều chỉnh đăng ký nguyện vọng. Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: Trực tuyến hoặc bằng phiếu đăng ký xét tuyển.Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến từ ngày 22 đến 29/7; thời gian điều chỉnh bằng phiếu đăng ký từ 22 đến 31/7.
- Xin cảm ơn ông!
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Học phí khối ngành Ngoại ngữ của các đại học
Phụ huynh, thí sinh có thể tham khảo số liệu về ngành ngôn ngữ Anh, Trung, Hàn, Nhật của Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội hay Sư phạm TP HCM.
1. Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Năm 2019, Đại học Ngoại ngữ tuyển sinh các ngành gồm Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Ả Rập chương trình đào tạo chuẩn và Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc chương trình chất lượng cao.
Hiện nhà trường thu 230.000 đồng/tín chỉ đối với sinh viên các ngành Ngôn ngữ nước ngoài. Năm 2019-2020, học phí sẽ tăng lên thành 265.000 đồng/tín chỉ. Tổng số tín chỉ trong bốn năm học là 134.
Với chương trình chất lượng cao, kinh phí đào tạo là 35 triệu đồng/năm, tổng số tín chỉ bốn năm học là 152.
Năm ngoái, trường lấy điểm trúng tuyển từ 27,6 đến 33 (môn Ngoại ngữ hệ số 2). Trong đó, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại điểm thi THCS Nghĩa Tân (Hà Nội). Ảnh: Dương Tâm
2. Đại học Hà Nội
Các ngành ngôn ngữ của trường gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Nhật, Hàn Quốc; cùng với đó là chương trình chất lượng cao các ngành Trung Quốc, Italy, Hàn Quốc. Tổng chỉ tiêu các ngành này là 1.575, trong đó Ngôn ngữ Anh tuyển nhiều nhất - 300.
Năm 2018, ngành Hàn Quốc lấy điểm trúng tuyển cao nhất - 31,37 (môn Ngoại ngữ hệ số 2), Anh cao thứ hai với 30,6 điểm. Ngôn ngữ Nga có đầu vào thấp nhất - 25,3 điểm.
Học phí đối với sinh viên hệ chính quy khóa 2019-2023 cho tất cả ngành ngôn ngữ là 480.000 đồng/tín chỉ. Tổng học phí chương trình đào tạo cử nhân 4 năm gần 72,5 triệu đồng. Ngành Trung Quốc và Hàn Quốc chất lượng cao dự kiến là 33 triệu đồng/năm. Ngôn ngữ Italy chất lượng cao dự kiến 27 triệu đồng/năm.
3. Đại học Ngoại thương
Trường có bốn ngành ngôn ngữ gồm Anh, Pháp, Trung và Nhật với điểm đầu vào năm ngoái từ 22,65 đến 23,7. Tất cả ngành này đều tập trung đào tạo ngôn ngữ thương mại và chỉ tuyển sinh cho cơ sở ở Hà Nội. Học phí dự kiến năm học 2019-2020 đối với chương trình đại trà là 18,5 triệu/năm.
4. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM)
Theo Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019 của trường, học phí dự kiến với sinh viên chính quy trung bình khoảng 8 triệu đồng/năm.
Trường tuyển sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Italy. Riêng tiếng Anh, trường có cả chương trình chất lượng cao và tuyển sinh cho cả phân hiệu tại Bến Tre.
Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành thuộc nhóm ngôn ngữ từ 18,1 đến 23,2. Trong đó, tiếng Anh lấy cao nhất, Nga thấp nhất.
5. Đại học Sư phạm TP HCM
Tại TP HCM, bên cạnh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sư phạm cũng đào tạo nhiều ngành ngôn ngữ, gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc. Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành này từ 16,05 (Nga) đến 21,55 (Anh).
Về học phí năm học 2019-2020, với các học phần khoa học xã hội, sinh viên phải nộp 263.000 đồng/tín chỉ. Các học phần khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng là 327.000 đồng/tín chỉ.
6. Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng)
Năm 2019, trường tuyển sinh các ngành ngôn ngữ gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan. Các ngành Anh, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc có hệ chất lượng cao.
So với Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) hay Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), điểm chuẩn vào các ngành ngôn ngữ của Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng thấp hơn. Ngành Hàn Quốc có điểm đầu vào cao nhất - 21,71 trong khi Nga chỉ lấy 16,69.
Sinh viên hệ đại học chính quy phải đóng 8,9 triệu đồng năm học 2019-2020. Năm học sau, học phí sẽ tăng lên thành 9,8 triệu đồng. Học phí chương trình chất lượng cao trình độ đại học trung bình khoảng 12,6 triệu đồng/học kỳ.
7. Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế)
Theo đề án tuyển sinh của Đại học Huế, năm học 2019-2020, sinh viên Đại học Ngoại ngữ phải nộp 255.000 đồng/tín chỉ, tăng 20.000 đồng so với năm học trước. Toàn khóa 4 năm học có 140 tín chỉ, mỗi học kỳ học trung bình 17-18 tín chỉ. Học phí những năm tiếp sau tăng 10% so với năm trước liền kề.
Năm nay, trường tuyển 1.250 chỉ tiêu các ngành tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc năm ngoái có đầu vào cao nhất - 20 điểm; sau đó đến Nhật và Trung Quốc 18,75 điểm; Anh lấy 17 điểm.
8. Đại học Thái Nguyên
Khoa Ngoại ngữ của Đại học Thái Nguyên có bốn ngành ngôn ngữ gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc. Học phí của nhóm ngành hiện tại là 810.000 đồng/tháng và được quy đổi ra học phí tín chỉ theo chương trình đào tạo.
Điểm trúng tuyển vào các ngành ngôn ngữ của khoa ở mức thấp, trong đó ngành Trung Quốc năm ngoái lấy 19 điểm (cao nhất), Anh là 17,5. Hai ngành ngôn ngữ Nga và Pháp chỉ lấy 13 điểm khi xét dựa trên điểm thi THPT quốc gia. Mức này bằng mức nhận hồ sơ xét tuyển của hầu hết trường cả nước.
9. Đại học Cần Thơ
Đại học vùng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai ngành ngôn ngữ gồm Anh và Pháp, trong đó tiếng Anh có cả hệ chất lượng cao.
Học phí các ngành học đại trà năm học 2019-2020 là 8,9 triệu đồng/năm; ngành Ngôn ngữ Anh chương trình chất lượng cao là 24 triệu đồng/năm.
Điểm chuẩn Ngôn ngữ Anh và Pháp năm ngoái lần lượt là 21,25 và 16,25.
10. Đại học Vinh
Trường đại học vùng của khu vực Bắc Trung Bộ chỉ có một ngành ngôn ngữ Anh. Học phí trung bình áp dụng cho năm học 2019-2020 là 11,9 triệu đồng/năm. Năm ngoái, ngành này lấy điểm chuẩn là 18.
Ngoài ra, nhiều đại học công lập ở Hà Nội, TP HCM cũng đào tạo ngành ngôn ngữ nhưng chủ yếu chỉ tiếng Anh, một số trường có thêm ngành tiếng Trung.
Các môc tuyển sinh đại học thí sinh cần nhớ (click vào ảnh). Đồ họa: Tạ Lư
Ở nhóm trường tư thục, Đại học Thăng Long ( Hà Nội) đào tạo nhiều ngành ngôn ngữ nhất, gồm: Anh, Nhật, Hàn, Trung Quốc. Chỉ tiêu năm 2019 cho 4 ngành này lên tới 660.
Trái ngược với nhiều đại học công lập, ngành ngôn ngữ Anh của Đại học Thăng Long có điểm trúng tuyển năm 2018 thấp nhất trong khối ngành ngoại ngữ với 17,6 điểm. Ba ngành còn lại đều trên 19. Ngôn ngữ Trung Quốc có đầu vào cao nhất với 19,6 điểm.
Học phí dự kiến cho ngành ngôn ngữ Nhật, Hàn là 24 triệu đồng/năm, thuộc nhóm ngành có học phí cao nhất trường. Tiếng Anh và Trung Quốc có học phí 23 triệu đồng/năm.
Đại học Phương Đông (Hà Nội) có ba ngành ngôn ngữ gồm Anh, Trung Quốc và Nhật. Tổng chỉ tiêu cho các ngành này năm nay là 220. Năm ngoái, các ngành này chỉ lấy 14 điểm.
Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy năm 2019-2020 là 320.000 đồng/tín chỉ, tương đương khoảng 15 triệu đồng/năm. Lộ trình tăng học phí không quá 10% cho năm tiếp theo.
Đại học Hùng Vương TP HCM đào tạo ba ngành ngôn ngữ gồm Anh (120 chỉ tiêu), Nhật (115) và Trung Quốc thương mại (110). Học phí dự kiến với sinh viên chính quy là 700.000 đồng/tín chỉ. Điểm chuẩn vào trường chỉ 14.
Đại học Nguyễn Tất Thành (TP HCM) có hai ngành Ngôn ngữ là Anh và Trung Quốc. Học phí dự kiến của hai ngành này lần lượt là 30,9 và 30,430 triệu đồng/năm, thời gian học là 3,5 năm. Điểm chuẩn hai ngành này năm ngoái là 15.
Theo VNE
Thanh tra ngành giáo dục cần vào cuộc việc tuyển sinh đầu cấp ở những trường lớn Rất mong thanh Sở, Phòng Giáo dục của các địa phương cần vào cuộc để dẹp bỏ tình trạng chạy trường, chạy lớp nhằm tạo sự công bằng trong giáo dục. Năm nào cũng vậy, việc tuyển sinh đầu cấp tiểu học và trung học cơ sở ở một số trường lớn thuộc khu vực thành thị thường rất nóng. Dù có những...