Nhóm nhảy các trường đại học thời nay, học hết mình mà nhảy giỏi cũng hết phần thiên hạ
Không chỉ khép kín trong giới hạn của những phòng tập nhảy, sức ảnh hưởng của các nhóm nhảy (dance club) trường đại học ngày càng vươn mình đến gần với công chúng hơn thông qua các hoạt động chuyên nghiệp và thành tích nổi bật.
Việt Nam ngày càng có nhiều nhóm nhảy sinh viên tài năng
Dạo một vòng trên YouTube hay TikTok, sẽ không khó để bắt gặp những video tập nhảy do các bạn trẻ tự biên đạo hoặc cover lại của Kpop. Hầu hết các sản phẩm này đều được dàn dựng công phu, đầu tư trang phục, các góc quay chuẩn chỉnh và hiệu ứng chuyển cảnh “mượt”, ai không biết nhìn vào hẳn sẽ nghĩ là sản phẩm của một ekip chuyên nghiệp nào đó.
Sự thật là chủ nhân của những chiếc video “xịn xò” đó đa số đều có xuất phát điểm từ những hội nhóm nhảy sinh viên các trường đại học. Chính niềm đam mê to lớn với giai điệu và các bước nhảy, cùng mong muốn được chia sẻ và kết nối đã khai sinh ra những cái tên “đình đám” trong giới trẻ ngày nay khi nói đến dance club như: C.A.C (được thành lập bởi các bạn trẻ đam mê vũ đạo ở ĐH Thương mại tại Hà Nội), B-Wild (xuất thân từ các bạn sinh viên đến từ ĐH Luật Hà Nội), hay BUV Dance Club (ĐH Anh Quốc Việt Nam)…
Ngày càng có nhiều nhóm nhảy sinh viên ở khắp các trường ĐH tại Việt Nam
Nói về động lực khiến các bạn sẵn sàng bỏ ra hàng giờ tập luyện ghép đội hình, hàng tuần chuẩn bị về nhân lực và hậu cần, nhiều bạn không ngần ngại chọn đam mê, sau đó là mong muốn thể hiện bản thân. Ngoài ra, nhảy cũng giúp các bạn giải trí sau giờ học căng thẳng, trở nên năng động hơn, rèn luyện khả năng làm việc nhóm, đồng thời có thêm những người bạn mới, mở rộng mối quan hệ… Hơn hết, qua những cuộc thi giao lưu trong cộng đồng nhảy, hay những giải đấu liên trường như VUG, các bạn còn học thêm được tinh thần đoàn kết và niềm tự hào đại diện cho ngôi trường mình đang theo học.
Văn hoá nhảy như than hồng cháy âm ỉ trong giới trẻ, phải đến khi trào lưu Public Dance Challenge nổ ra cùng với “sự tiếp tay” của mạng xã hội khoảng vài năm đổ lại đây, các nhóm nhảy Việt mới thực sự bước ra khỏi vương quốc “tiểu văn hoá” và khẳng định mình trong ngành giải trí đại chúng.
Có thể thấy rõ điều này qua những giải thưởng top đầu được các bạn xuất sắc giành về từ các cuộc thi Kpop Dance Cover quốc tế, các kênh YouTube với những video triệu view và vài ngàn comment bao gồm cả bạn bè quốc tế bày tỏ sự thích thú. Không chỉ vậy, một số thành viên nhóm nhảy còn tham gia biên đạo cho các ca sĩ Việt, và có lẽ không thể quên anh chàng Hanbin trưởng nhóm C.A.C trở thành thực tập sinh của show thực tế do Big Hit tổ chức – một tiền lệ chưa từng xảy ra trong Kpop.
Đây chỉ là thành quả khởi đầu minh chứng cho việc nghiêm túc với đam mê của mình, dám nghĩ dám làm sẽ đưa các bạn tiến xa như thế nào. Không chỉ dừng ở việc thoả mãn sở thích nhảy hay cái tôi cá nhân, các nhóm nhảy Việt cũng đang góp phần lan toả đi những thông điệp, năng lượng tích cực tới cộng đồng.
BUV Dance Club (BDC) – nhóm nhảy tài năng trưởng thành từ một môi trường năng động
Là một trong những câu lạc bộ hoạt động thuộc diện năng nổ nhất trường, BUV Dance Club chính là “sân chơi” của những sinh viên đam mê vũ đạo tại trường ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV).
BUV Dance Club (BDC):
- Thời gian thành lập: năm 2012;
- Số thành viên: 50;
- Slogan: We dance, We share, We have fun;
Video đang HOT
- Facebook: https://www.facebook.com/BUVDanceClub;
- YouTube: https://www.youtube.com/buvdanceclub.
Khởi đầu với 6 thành viên vào năm 2012, đến nay, ngoài sinh viên BUV, đại gia đình BDC còn chào đón sinh viên đến từ rất nhiều trường khác, số thành viên chính thức đã lên đến 50 người. Trong suốt 10 năm hoạt động, BDC đã không ngừng tạo nên những cột mốc đáng nhớ với những sản phẩm vũ đạo và các màn biểu diễn tại các chương trình, sự kiện lớn nhỏ.
BUV Dance Club – một nhóm nhảy sinh viên gây ấn tượng với khá nhiều thành tích
Ngoài Kpop Dance Cover, BDC không ngại thử sức và đầu tư mạnh tay vào các sản phẩm biên đạo Choreography hay hiphop yêu cầu rất nhiều sự sáng tạo cũng như tâm huyết và công sức. Trong đó ấn tượng nhất là video nhảy trên nền nhạc bài “Hãy trao cho anh” (Sơn Tùng M-TP) đạt hơn 1 triệu lượt view trên kênh YouTube được quay tại ngay chính campus Ecopark triệu đô của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam. Sở hữu không gian thoáng đãng cùng kiến trúc tối giản hiện đại, đây cũng là bối cảnh quay chủ đạo cho phần lớn các video vũ đạo khác của BDC. Vào năm 2018, nhóm cũng đạt được thành công lớn khi 6 clip dance cover đã xuất hiện trên sóng truyền hình Mnet, kênh truyền hình âm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc.
Nếu những gì BDC thể hiện trong các sản phẩm video là các bước nhảy kỹ thuật và bài bản thì những màn trình diễn của các bạn trên sân khấu lại tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ và thổi bùng năng lượng cho các sự kiện lớn nhỏ do nhà trường tổ chức như Info Day, Experience Day, Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường hay các sự kiện bên ngoài như Christmas Fair do khách sạn JW Marriott tổ chức, UK Education and Technology Roadshow của Đại sứ quán Anh.
Nói về hành trình phát triển của nhóm, Đỗ Đức Mạnh (chủ tịch BDC, sinh viên năm 2 BUV) chia sẻ: “Một trong những cách dễ nhất để kết nối nhiều người chính là kết nối đam mê của họ. Và một nhóm nhảy cũng vậy”.
Tuy nhiên, khi BDC bắt đầu mở rộng và tăng nhanh về số lượng thành viên, nhóm cũng phải đối mặt với những khó khăn khi sắp xếp lịch tập cho tất cả mọi người, đảm bảo hiệu quả của dự án mà vẫn duy trì được bầu không khí tập luyện vui vẻ.
“Đặc thù của trường quốc tế với khối lượng bài tập tương đối nhiều cùng những yêu cầu thực tập tại các công ty, doanh nghiệp khiến việc cân bằng với hoạt động của nhóm cũng là một thách thức nhất định”- Mạnh nói thêm. Thế nhưng, ở môi trường cởi mở như BUV, được các thầy cô tạo điều kiện hết mình, cộng với tinh thần “cháy hết mình” như slogan của nhóm “We dance, We share, We have fun”, những vấn đề khó khăn này đều có thể vượt qua.
Hiện tại, BDC vẫn đang tiếp tục trên hành trình đóng góp những giá trị tích cực của mình thông qua các hoạt động ấn tượng. Gần đây, một số thành viên của BDC còn tham gia biên đạo và góp mặt trong MV “GPS” của Pixel Neko ft Mỹ Anh, Lostowl, Nam Ngô, đánh dấu bước tiến vào thị trường âm nhạc chuyên nghiệp của BDC.
Một trong những đóng góp ấn tượng của BDC vào sản phẩm âm nhạc chuyên nghiệp
Việc theo đuổi một đam mê nghiêm túc chẳng bao giờ là dễ cả dù với bất kỳ ai. Chỉ cần giữ được ngọn lửa nhiệt huyết đó, chắc chắn nhiều sản phẩm chất lượng sẽ ra đời để chúng ta ngày một tự hào và tự tin hơn với một thế hệ Gen Z đầy tài năng.
10 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2022
Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đứng đầu bảng xếp hạng trong top 10 trường đại học tốt nhất thế giới, theo bảng xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds).
1. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)
Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đứng đầu bảng xếp hạng trong 10 năm liên tiếp . Đây là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ.
MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý. Đây là ngôi trường đầu tiên tại Mỹ đưa bộ môn kiến trúc vào giảng dạy và cũng là ngôi trường có sinh viên nữ đầu tiên tại Mỹ theo học.
Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đứng đầu bảng xếp hạng. Ảnh: Website trường.
2. Đại học Oxford (Anh)
Đứng thứ hai là đại học Oxford (Anh). Đây là ngôi trường đại học lâu đời nhất nước Anh và là một trong những trường nổi tiếng trên thế giới.
Trường đang xếp hạng nhất tại Anh về đào tạo các ngành: Kinh tế, Kinh doanh và quản trị, Hóa học, Kỹ thuật vật liệu và khoáng chất, Tâm lý...
Hiện Đại học Oxford có khoảng 20.000 sinh viên, trong đó số sinh viên và sinh viên bậc sau đại học có số lượng tương đương. 95% sinh viên Đại học Oxford tìm được việc làm hoặc theo học bậc cao trong khoảng thời gian 6 tháng từ khi tốt nghiệp.
3. Đại học Stanford (Mỹ)
Đại học Stanford là một trong những trường đại học tư thục hàng đầu ở Stanford, Mỹ. Trường được xếp hạng thứ 3 trong Bảng xếp hạng Thế giới Toàn cầu của QS năm 2022.
Đây là ngôi trường của nhiều doanh nhân, nhà khởi nghiệp. Trong số các cựu sinh viên của trường, 17 người được trao giải Nobel.
Khuôn viên của trường bao gồm 700 khu giảng đường, bảo tàng, vườn trường và các khu giải trí. Nhà trường hiện có 7.000 sinh viên và 9.000 sinh viên bậc sau đại học.
4. Đại học Cambridge (Mỹ)
Đại học Cambridge là đại học lâu đời thứ hai tại Anh (sau đại học Oxford).
Đại học Cambridge có thế mạnh đào tạo các ngành như: Y khoa, Giáo dục, Kỹ thuật, Xây dựng và quy hoạch đô thị, Nhân văn học, Khoa học sự sống, Thú y, Luật... Trường có rất nhiều người nổi tiếng từng theo học, một số người nổi bật là nhà vật lý học Isaac Newton, nhà vật lý Stephen Hawking...
5. Đại học Harvard (Mỹ)
Đây là năm thứ 9 đại học Harvard góp mặt trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới.
Đây là một trong trong những đại học danh tiếng nhất thế giới, thuộc khối Ivy League - nhóm 8 trường đại học tư thục Mỹ. Hiện nay có khoảng 21.000 sinh viên đang theo học tại trường; có 45 cá nhân đoạt giải Nobel, 48 cá nhân đoạt giải thưởng Pulitzer từng theo học tại Đại học Harvard, 13 tổng thống Mỹ được trao giải thưởng.
Đại học Harvard thuộc khối Ivy League - nhóm 8 trường đại học tư thục Mỹ. Ảnh: Website trường.
6. Viện Công nghệ California (Mỹ)
Viện Công nghệ California (Mỹ) là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Pasadena, California, Mỹ.
99% sinh viên được nhận vào Viện Công nghệ trong các năm nằm trong 10% học sinh giỏi nhất tại trường trung học nơi sinh viên từng theo học.
7. Đại học Hoàng gia London (Anh)
Đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng là đại học Hoàng gia London (Anh). Được thành lập vào năm 1907, Đại học Hoàng gia London dẫn đầu với các thí nghiệm khoa học mang tính ứng dụng hàng đầu thế giới. Các chuyên ngành thế mạnh của ngôi trường này là: Sức khỏe toàn cầu, Biến đổi khí hậu, Năng lượng công nghệ,...
8. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ
Vị trí thứ 8 thuộc về Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ.
Được đánh giá là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới, cho đến nay trường đã có 19.800 sinh viên, bao gồm 4.000 sinh viên tiến sĩ đến từ hơn 120 quốc gia. Trong đó, 21 người đoạt giải Nobel, bao gồm cả Albert Einstein và Wolfgang Pauli, 1 huy chương Fields Medal, 2 người thắng giải Pritzker.
9. Đại học London (Anh)
Cùng ở vị trí thứ 8 là đại học London (Anh). Trường thành lập năm 1826 và là một trong ba trường đại học lâu đời nhất nước Anh.
Đây là trường đại học đầu tiên ở Anh chào đón sinh viên thuộc bất kỳ tôn giáo nào và chào đón phụ nữ đến học đại học.
Hiện nay, Đại học London có hơn 25.000 sinh viên với đa ngành đào tạo, trong đó 1/3 sinh viên quốc tế đến từ 130 nước trên thế giới.
10. Đại học Chicago (Mỹ)
Đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng là đại học Chicago (Mỹ). Được thành lập vào năm 1856, Đại học Chicago là một trường đại học nghiên cứu tư nhân có trụ sở tại trung tâm đô thị của Chicago, thành phố đông dân thứ ba ở Mỹ.
Hiện nay, Đại học Chicago có khoảng 16.000 sinh viên đang theo học, với tỷ lệ nam trên nữ là 56:44; 1/4 tổng số sinh viên đến từ nước ngoài.
Học phí mùa dịch: Chia sẻ chưa đều tay Thực hiện chủ trương của Chính phủ cùng định hướng của Bộ GD&ĐT, nhiều cơ sở giáo dục đã có hình thức hỗ trợ người học. Phụ huynh kéo đến một trường phổ thông quốc tế phản đối chuyện học phí. Tuy nhiên, việc chia sẻ chỉ mới tập trung ở những trường đại học (ĐH), trong khi các trường phổ thông tư...