Nhóm người “đặc biệt” không nên ăn dứa
Là loại quả có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nếu bạn thuộc nhóm người “đặc biệt” sau có lẽ dứa sẽ không phải thực phẩm tốt.
Quả dứa có hương vị thơm ngon, nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp là lựa chọn của nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn.
Dứa là trái cây nhiệt đới, giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Dứa có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, tác dụng của dứa còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu và giúp xương luôn chắc khỏe.
Thời điểm lớn nhất của dứa chín là giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Ngoài ra, trái cây này cũng là một nguồn dồi dào canxi, kali, vitamin A, folate… rất tốt cho sức khỏe.
Dứa đặc biệt giàu vitamin C và mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Do đó, sử dụng dứa thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và chống lại nhiều bệnh lý.
Bromelain trong dứa có thể giúp làm giảm đông máu quá mức. Các nhà khoa học khuyến cáo những người thường xuyên sử dụng máy bay, tiếp viên hàng không và người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông, nên thường xuyên sử dụng dứa.
Video đang HOT
Quả dứa bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn tùy thích.
Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.
Người đang đói bụng
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Người hen phế quản, viêm mũi họng, có bệnh chảy máu
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Người bị bệnh dạ dày
Người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.
Người đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, vì vậy nếu có tiền sử bị đái tháo đường, béo phì cao huyết áp nếu ăn nhiều dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng và tăng huyết áp. Với những người này, nếu muốn ăn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng
Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau.
Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn có thể gây khó thở…
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
Người đang uống thuốc điều trị bệnh
Bromelain có trong dứa là một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Các bác sĩ của Trung tâm y tế thuộc đại học Maryland khuyến cáo bạn không nên ăn dứa khi đang uống thuốc kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ.
Người cao tuổi và bệnh hô hấp thời tiết
Vào mùa lạnh, trời rét về đêm và sáng sớm. Người già nên hạn chế ra ngoài vào hai thời điểm này, nên tập thể dục trong nhà thay vì ngoài trời.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị, Trưởng Khoa Hô hấp - Dị ứng cho biết, thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, kích ứng đường hô hấp, khiến người cao tuổi nhập viện. Trong tháng 11, tăng 15-20% so với bình thường.
Theo đó, người bệnh nhập viện do mắc các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản và những người có bệnh đường hô hấp mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế quản... Đa số người nhập viện cao tuổi, có bệnh nền nên sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khi chuyển mùa.
Theo bác sĩ Sơn, người cao tuổi cần dự phòng các bệnh đường hô hấp mạn tính, tim mạch và nội tiết. Cách tốt nhất là sử dụng thuốc dự phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm vaccine đầy đủ. Trong mùa lạnh, người cao tuổi cần luôn giữ ấm chân, tay như đi tất và găng tay, ở trong nhà phải giữ ấm. Nhiệt độ phòng luôn trên 20 độ C. Khi ra ngoài để tránh hít phải khí lạnh, khí độc, vi sinh vật bằng cách đeo khẩu trang.
Vào mùa lạnh, trời rét về đêm và sáng sớm. Người già nên hạn chế ra ngoài vào hai thời điểm này, nên tập thể dục trong nhà thay vì ngoài trời.
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên trời rét, vùng núi có nơi dưới 5 độ Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C và có băng giá và sương muối. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ,...